Vì sao nên tẩy giun

Tại sao cần tẩy giun cho trẻ và những điều cần lưu ý

Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ, có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Ngoài ra trong một số trường hợp nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Khi nào cần tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?

Đối với trẻ em, chỉ nên bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên và tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần cho trẻ. Trong trường hợp trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát, đến khi đã có bằng chứng chính xác của việc nhiễm giun sán thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường dùng để tẩy giun cho trẻ như:

  • Albendazol: Có tác dụng ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lượng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg [1V]. Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp.
  • Mebendazol: Cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.
  • Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg, tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên.

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của trẻ để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

  • Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sĩ.
  • Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc như trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.
  • Trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun, bố mẹ nên cho trẻ ăn no. Thuốc tẩy giun hoạt động với cơ chế ngăn không cho giun hấp thụ glucose từ thức ăn. Sau khi uống thuốc, nếu trẻ cảm thấy mệt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, nước đường, sữa,... Trường hợp trẻ ngày càng mệt hơn, kèm theo nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Một điều quan trọng là mẹ phải tránh tình trạng tái nhiễm giun cho trẻ. Cố gắng giữ gìn vệ sinh nhà cửa, cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm ăn chín, uống sôi…Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ Khi tẩy giun nên làm đồng loạt với tất cả các thành viên trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa cha mẹ với con cái, anh em trong nhà, khi đó hiệu quả của tẩy giun sẽ bị mất và trẻ dễ dàng tái nhiễm trở lại

Đỗ Hương

ad syt ad

Hậu quả khi không tẩy giun định kỳ

Ngày 28/9/2019, Trung Tâm y tế huyện Đoan Hùng [Phú Thọ] vừa tiếp nhận một bệnh nhân tên V.M.V [11 tuổi], ở xã Văn Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, nhập viện do đau bụng vùng hố chậu phải, kèm buồn nôn, nôn khan, với thể trạng còi cọc suy dinh dưỡng.

Sau khi được các bác sĩ khoa Ngoại TH trực tiếp thăm khám và làm các chỉ định cận lâm sàng cho kết quả chụp Xquang thấy nhiều hình cản quang dạng ống khu trú hố chậu phải và vùng bụng dưới, siêu âm thấy hình ảnh giun ký sinh trong các quai ruột. Kết luận bệnh nhân bị tắc ruột do búi giun/viêm ruột thừa. Sau khoảng 2 giờ mổ cấp cứu, các bác sĩ lấy ra khỏi bụng bệnh nhi búi giun khoảng 100 con. Hiện tình trạng người bệnh đã ổn định, tỉnh táo, sức khỏe dần hồi phục, nhưng vẫn tiếp tục được theo dõi thêm.

Sau khi liên tục xuất hiện những vụ tắc ruột vì giun, rất nhiều người đã nhận ra rằng, mình cũng rất lâu quên vệ sinh đường ruột, khiến những kẻ khí sinh phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân.

“Thực sự qua sự việc của bé V mình thực sự giật mình và nhớ ra mình đã gần 3 năm mình quên không xổ giun. Trước thời còn là học sinh, năm nào nhà trường cũng tổ chức cho học sinh uống thuốc tẩy giun, nhưng giờ là sinh viên rồi bản thân mình quên béng đi công việc đấy. Mình không nghĩ rằng nó lại cần thiết và quan trọng đến thế. Qua sự việc này mình sẽ chủ động nhắc nhở gia đình, bạn bè tẩy giun định kỳ để tránh gặp phải việc đáng tiếc trên,..”, bạn Quang Mạnh, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội bày tỏ.

Chị H.T.L [37 tuổi, Đống Đa, Hà Nội] chia sẻ: “Tôi cũng biết việc tẩy giun là cần thiết đối với sức khoẻ của mỗi người. Tuy nhiên cũng mấy năm rồi tôi chưa tẩy giun, nên cũng sợ gặp phải trường hợp giờ mà uống thuốc, do giun quá nhiều thuốc sẽ không thể tự tiêu hết, rồi đi ra ngoài bằng các con đường khác trong tình trạng nguyên cả con. Nhưng giờ chắc tôi phải bỏ ngay suy nghĩ này và thực hiện nó một cách thường xuyên hơn,...”.

Các biện pháp phòng tránh các bệnh do giun

Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Do tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém nên rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn,… Người lớn nhiễm giun thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín -  rau sống, thịt tái, tiết canh, ăn gỏi, thủy hải sản tươi sống, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián...

Việc nhiễm giun đường ruột gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm, khi số lượng giun đường ruột càng nhiều thì khả năng chiếm đoạt chất dinh dưỡng ở ruột non của người bệnh càng lớn. Nhiễm giun lâu ngày gây thiếu vitamin và dưỡng chất, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Theo Hướng dẫn tẩy giun của Bộ Y tế, trẻ 1 tuổi trở lên có thể uống thuốc tẩy giun. Đối với các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun trên 20% sẽ tiến hành tẩy giun 02 lần/năm. Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 10% đến dưới 20% sẽ tiến hành tẩy giun 01 lần/năm.

Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun dưới 10% sẽ tiến hành tẩy giun 01 lần/2 năm. Ngoài ra mỗi cá nhân cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Các địa phương cần tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông phòng chống giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh giun sán cho cá nhân và cộng đồng.

Thảo Anh

Sử dụng thuốc tẩy giun, xổ giun [hay thuốc xổ lãi] là một cách phổ biến được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Dù vậy, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc dùng nhóm thuốc này.

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam, các loại giun đường ruột thường gặp ở người là giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ. Ở trẻ em còn hay nhiễm phải giun kim. Người bị nhiễm giun thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán, thuốc xổ giun, xổ lãi bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

  • Mebendazole, albendazole, thiabendazole: ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.
  • Praziquantel, pyratel, ivermectin: gây tê liệt giun sán trong đường ruột. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, hai thuốc tẩy giun được sử dụng là albendazole hoặc mebendazole.Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC
  • Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Khuyến cáo tẩy giun cho từng nhóm đối tượng

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã có bản hướng dẫn điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho từng nhóm đối tượng như sau:

Dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Sử dụng thuốc tẩy giun albendazole hoặc mebendazole dùng một liều duy nhất với tần suất 1–2 lần/ năm [tùy theo vùng dịch tễ] được khuyến cáo thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ và trẻ em. Liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: dùng albendazole 200mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.

Dùng thuốc tẩy giun cho người lớn

Người trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm tùy theo vùng dịch tễ.

Dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ [thuốc nhuận tràng] như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề