Quả bần ăn như thế nào

Bần là một trong những loại trái được người dân miền Tây xem là “của Trời cho”, với vị chua vốn có đã tạo nên nguồn cảm hứng cho ra nhiều món ăn miền Tây độc đáo.

Xem thêm: Du lịch miền Tây

Các món ăn miền Tây độc đáo được nấu từ trái bần

Quả bần ăn như thế nào

Trái bần.

Canh chua bần

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa: @arian_quynh.

Trong các món ăn miền Tây, canh chua bần được cho là món ăn thượng hạng và có tên tuổi nhất. Chính vì tính chất chua của bần mà nó luôn được người dân miền Tây thích dùng để nấu canh chua. Khác với me, dùng trái bần nấu sẽ cho ra vị chua thanh và mùi thơm rất khác biệt. Nấu canh chua quả bần rất đơn giản. Chọn những trái bần chín và to nhất đem đi rửa sạch, bỏ vỏ lấy phần thịt bên trong. Khi nước sôi, bỏ trực tiếp bần vào. Sau đó bỏ cá và nêm gia vị. Cá chín rồi thì cho thêm các loại rau vào. Bạn nên dùng rau muống, rau nhút, bông súng, bạc hà để món ăn được chuẩn vị hơn. Bên cạnh đó, thêm vào ít lát dứa và cà chua sẽ giúp nồi canh đẹp mắt hơn.

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa.

Cá kho bần

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa.

Nhắc đến canh chua bần thì phải kèm theo món cá kho bần huyền thoại, loại cá dùng để kho với bần thường là cá lóc và cá bông lau. Đây là món hao cơm nhất, đến những vị khách khó chiều cũng phải mủi lòng trước vị đậm đà mà chua nhẹ của cá kho. Cá kho bần sẽ có hương vị chua chua, thịt cá ngọt và đậm vị, ăn cùng rau luộc sẽ vô cùng bắt vị.

Lẩu bần chua

Lẩu bần chua là một trong những món ăn được lòng thực khách phương xa mỗi khi đến miền Tây sông nước. Lẩu bần thường nấu cùng với cá tra, vị cá beo béo ăn cùng nước lẩu chua chua thanh vị. Tuỳ vào mỗi mùa, bạn có thể thay cá tra bằng các loại cá khác như basa, diêu hồng hay cá ngát. Thậm chí có thể dùng ba ba hay cua đồng để nấu với bần đều có vị ngon không cưỡng nổi.

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, các loại rau ăn kèm với lẩu bần còn có bông so đũa, bắp chuối bào sợi, bông súng… Đặc biệt, bông điên điển không thể thiếu đối với món lẩu bần này. Cách nấu lẩu bần giống như cách nấu canh chua trái bần. Khác ở chỗ lẩu bần ăn ngon nhất phải dọn lên bếp, ăn tới đâu cho cá, rau vào đến đấy. Nóng hổi bừng bừng, bốc khói đến tận cuối bữa ăn. Bún ăn kèm cũng phải lựa bún sợi nhỏ mới đúng chuẩn dân miền Tây.

Gỏi bông bần

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa: baobaclieu.

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa.

Gỏi bông bần được chế biến bằng cách, người dân miền Tây hái búp bông bần hoặc bông vừa hé nở về tách ra, lấy cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong. Sau đó đem ngâm nước muối, để ráo rồi dùng trộn gỏi với thịt heo hay hải sản đều ngon. Nêm thêm chanh, đường và các gia vị khác. Vị gỏi chuẩn phải đủ vị chua, vị ngọt thì mới đủ níu lòng du khách mỗi khi về miền Tây.

Chuột đồng xào đọt bần

Quả bần ăn như thế nào

Ảnh minh họa.

Nghe tên có vẻ hơi đáng sợ nhưng đây lại là món ăn được người dân miền Tây yêu thích. Thịt chuột dai ngọt, ăn cùng với đọt bần có vị chua nhẹ chát chát, tưởng chừng khó nuốt lại hoà quyện bất ngờ, ngon đến khó cưỡng. Thịt chuột sau khi làm sạch, ướp với chút gia vị như hành tím và ớt băm nhuyễn, chút muối, đường, tiêu… cho thấm. Sau đó nấu chín lên rồi cho đọt bần vào xào đều đến khi đọt bần ngã màu nâu sẫm lại.

Bần dầm mắm

Quả bần ăn như thế nào

Bần chấm mắm. Ảnh minh họa: tomimarkets.

Món bần dầm mắm quen thuộc, trong đó bần vốn có vị chua dằm cùng với mắm tạo nên món ăn vô cùng bắt cơm. Trái bần dầm mắm phải là trái chín, thêm chút nước mắm, ớt, đường… Vị chua của trái bần không ngắt như me và hắt như chanh mà nó có vị chua thanh nhẹ. Bần dầm mắm làm nước chấm khi ăn rau muống hay đọt rau lang luộc rất bắt cơm.

Chú ý: Trái bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cần tránh lạm dụng dược liệu (đặc biệt là quả bần) vì acid trong loại quả này có thể gây đau dạ dày và xót ruột.

Bần là loại cây đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là cây thủy liễu. Ở đâu có sông, có vàm, cù lao là ở đó cây bần sinh sôi nảy nở thành rừng. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Cây bần có chức năng giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt. Hoa bần màu trắng pha chút hồng phấn, trái bần có vị chua. Bần mọc ven sông, trái to tròn, hơi dẹt như cái dĩa nên người Tây Nam Bộ gọi là bần dĩa. Ngoài bần dĩa, còn có loại mọc ở vườn thì trái nhỏ hơn, cỡ chỉ như trái ổi, gọi là bần ổi.

Quả bần ăn như thế nào

Trái bần chua dùng để ăn sống, chấm với muối ớt. Ảnh: livecantho

Hàng năm, bần trổ hoa vào khoảng tháng sáu âm lịch cho đến tháng chín. Trái bần xanh ăn có vị chua và hơi chát, lúc chín tới thì vừa chua, vừa thơm, ngọt, ăn một lần sẽ nhớ mãi, vì vị của nó rất đặc biệt không giống loại trái cây nào.

Người miền Tây thường tận dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã. Hoa bần vào mùa nở rộ rất đẹp, dùng để trộn gỏi với thịt heo hoặc các loại thủy sản. Hoa bần vừa búp hoặc vừa hé nở thì được hái về, tách ra, lấy phần cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong, sau đó đem ngâm nước muối, để ráo. Tép bạc, cá sặc hoặc thịt heo thái nhỏ, luộc sơ rồi đem trộn chung với hoa bần. Thêm giấm chua, chanh, đường và các gia vị khác, nêm nếm sao cho phù hợp khẩu vị người ăn. Gỏi hoa bần có thể xem là món đặc sản ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng.

Riêng trái bần chua, dùng để ăn sống chấm kèm mắm cá sặc, mắm rô, mắm lóc, mắm tép... Vị chua, chát của bần quyện với vị mặn nồng của các loại mắm cá đồng tạo nên hương vị đặc trưng, khó tìm thấy được ở các loại trái ăn kèm khác.

Quả bần ăn như thế nào

Cá đồng làm sạch, phơi nắng cho thịt săn lại sau đó đem kho chung với trái bần chín. Ảnh: livecantho

Trái bần chín thì được dùng để nấu canh chua. Khi chín, trái bần sẽ mềm và nhiều nước hơn, đem dầm ra và cho vào nồi nước sôi, thả thêm vài con cá bông lau đã được làm sạch, ngò thơm, rau diếp là có ngay một nồi canh bần chua hấp dẫn. Hoặc có thể dùng bần chín kho chung với cá. Khi kho cá gần chín tới cho nguyên trái bần vào, đến lúc gần ăn mới dầm ra. Nếu ăn hai món này vào mùa hè sẽ có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Trái bần chín cũng được dầm với nước mắm, thêm ớt, đường, bột ngọt... dùng chấm rau muống luộc hay đọt rau lang.

Ở một số nước Đông Nam Á còn dùng lá, búp non của cây bần làm rau ăn sống. Tại Philippines, nông dân ven biển dùng trái bần ổi chín ủ thành giấm để nấu ăn trong gia đình.

Ngày nay, khi công nghệ chế biến hiện đại, ta dễ dàng bắt gặp những nước cốt bần và mứt bần đóng hộp dùng để nấu lẩu chua và chấm thịt luộc. Việc đóng hộp vừa hợp vệ sinh lại thuận tiện khi khách du lịch ghé qua mua về làm quà biếu người thân.

Ngoài việc chế biến thành thực phẩm, cây bần cũng rất hữu ích trong đông y. Trái bần chua được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch trái lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Ta dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ. Ở Malaysia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. Cây bần còn có những công dụng khác như rễ dùng làm nút chai, cành làm cần câu và làm củi đun.

Vì những công dụng đặc biệt trong ẩm thực nói riêng và các ngành sản xuất khác nói chung, bần đã trở thành loại trái đặc sản mang đậm dư vị vùng miền.