Phần tích Bài ca Xuân 68

... đồng lúa chiêm xuân chao bay liệng Xuân xuân, vui tới mông mênh Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh Thơ hát, mát lời chúc: Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh Chào ... nhỏ Đã lên xanh tóc tuổi mười lăm Xuân Xuân, em đến dăm năm Mà sống tưng bừng ngày hội Như hôm nay, công trường đỏ bụi Những đoàn xe vận tải nối Hồng Quảng, Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì Tên đất ... Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân Kế hoạch năm năm Mời đoàn quân Mời bàn chân, tiến lên phía trước Tất cờ, hát lên bước! Đi ta đi! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng ? Hỏi biển...

Trong mối giao cảm sâu sắc, mùa xuân đã trở thành một hình tượng nghệ thuật mà thi nhân gửi gắm vào trong đó nỗi niềm sâu kín. Tố Hữu là một trong số những nhà thơ đã tiếp nối truyền thống thơ xưa khi viết về mùa xuân. Có lẽ ít có ai say mê mùa xuân, dành cho mùa xuân nhiều trang thơ đặc sắc, đắm say lòng người như Tố Hữu. Chính vì vậy, hơi thở mùa xuân nồng nàn, thấm đậm trong từng trang thơ của một nhà thơ. Thơ xuân của Tố Hữu rộn ràng, nồng nàn hơi thở của gió sớm, óng ánh sương mai, long lanh nắng dọi, xào xạc lá hát, hoa cười…

Mùa xuân trong thơ Tố Hữu không chỉ là một trong bốn mùa của năm. Nhà thơ đã gửi gắm trong mùa xuân nỗi niềm sâu kín, tình cảm trong sáng, hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, phong phú. Đọc thơ Tố Hữu, một điều dễ nhận thấy mùa xuân đã trở thành một đề tài vĩnh cửu, quen thuộc gần như có mặt trong hầu hết thơ ông.

Hầu hết những tập thơ của Tố Hữu đều nhắc đến từ xuân. Và không ít những bài thơ không nói đến xuân nhưng đã có cảm xúc xuân tràn trong đó: Việt Bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Trên đường thiên lý, Đêm giao thừa, Đêm đầu năm.... Có nhiều bài thơ tiêu đề bài thơ trực tiếp nói về mùa xuân: Tập thơ Từ ấy có 4 bài: Ý xuân, Xuân đến, Xuân nhân loại. Gió lộng có 3 bài thơ mùa xuân: Trên miền Bắc mùa xuân, Bài ca mùa xuân 1961, Giữa ngày xuân. Máu và Hoa có 2 bài: Với Đảng mùa xuân, Một khúc ca xuân.

Đặc biệt hơn cả là tập thơ Ra trận với 7 bài thơ trực tiếp nói về mùa xuân: Tiếng hát sang xuân, Xuân sớm, Chào xuân 67, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bài ca xuân 71, Xtalingrat - một ngày xuân.

Mùa xuân trong thơ Tố Hữu gắn liền với khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam - Bắc:

“Anh chị em ơi! Hãy giương súng lên cao chào Xuân 68

Xuân Việt Nam, xuân của lòng dũng cảm” (Bài ca Xuân 68).

Mạch thơ cuồn cuộn chảy khi nói về xuân song hành cùng hình ảnh đẹp đẽ của anh chiến sĩ giải phóng quân:

“Ai đến kia rộn rã cùng Xuân? Hoan hô anh Giải phóng quân

Kính chào Anh con người đẹp nhất

Lịch sử hôn Anh chàng trai chân đất

Sống hiên ngàng bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỷ 20” (Bài ca Xuân 68).

Nặng lòng với mùa xuân, duyên nợ với mùa xuân, Tố Hữu lấy mùa xuân là đối tượng miêu tả, diễn đạt, thể hiện âm sắc, cung bậc tình cảm của tâm hồn. Với Tố Hữu, mùa xuân luôn mang ý nghĩa biểu trưng, biểu trưng cho cái đẹp, cho sức mạnh của tuổi trẻ, cho tương lai tương sáng của dân tộc, của đất nước, cho những con người đẹp đẽ, kiên trung, cho niềm vui ngập tràn niềm hạnh phúc. Mùa xuân trong thơ Tố Hữu rất đẹp, duyên dáng, mặn mà:

“Ôi những nàng xuân rất dịu dàng

Hát câu quan họ chuyến đò ngang

Nhẹ nhàng tay cấy bên sông ấy

Súng khoác trên lưng chẳng ngỡ ngàng” (Xuân sớm). Hay:

“Mùa đông đã hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân

Hẳn là sương giá chưa tan

Nên con én mới kết đoàn đưa xuân” (Tiếng hát sang Xuân)…

Một điều rất xúc động là khi viết về mùa xuân, Nhà thơ Tố Hữu thường liên tưởng, nhớ đến Bác Hồ. Tố Hữu luôn dành cho Bác Hồ tình yêu thương chân thành nhất, nồng ấm nhất, với sự biết ơn sâu sắc nhất. Nhà thơ luôn đặt Bác bên mùa xuân, Bác là mùa xuân của dân tộc:

“Bác ơi Tết đến giao thừa đó

Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần

Ríu rít đàn em vui pháo nổ

Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân”.

Đặc biệt, cuộc đời tươi đẹp, vĩ đại của Bác Hồ được Tố Hữu dệt thành những lời thơ tuyệt đẹp và bay bổng nhất:

“Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay” (Theo chân Bác),

“Xin lắng nghe... Phút giao thừa đang chuyển

Bác Hồ gọi ấy là mùa xuân đến”(Bài ca Xuân 68)…

Trong không khí rộn rã của mùa xuân, ngọt ngào của ngày Tết, đọc lại thơ Tố Hữu viết về mùa xuân càng thêm thi vị. Sức hút thơ Tố Hữu nói chung và thơ viết về mùa xuân đem đến cho người đọc cảm giác tràn đầy sức trẻ, niềm tin và hy vọng vào cuộc đời tươi đẹp. Thơ xuân của Tố Hữu mãi mãi đi cùng năm tháng, hẹn hò với mùa xuân và lan tỏa nồng nàn trong hương hoa gió sớm, hòa quyện với đất trời, tô thắm cuộc đời ngày càng rạng rỡ và hạnh phúc.

Thật sự là khi ấy, tôi còn hiểu rất hạn hẹp về những câu thơ, chỉ cảm nhận được cái phơi phới, cái hào hùng, vĩ đại của những từ đại thắng, tổng tiến công, tổng công kích, đồng khởi...; chưa biết rằng phía trước, đằng sau nó là máu và nước mắt, là sự hy sinh của hàng chục nghìn người con ưu tú của dân tộc, trong đó có những người cầm bút!

Tôi có may mắn được tham gia làm cuốn Chân dung các nhà báo liệt sĩ do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản năm 1996, biết được tên tuổi của hơn 400 nhà báo, nhà văn hy sinh trong những cuộc kháng chiến, trong đó có tới 65 anh, chị đã ngã xuống trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong đội ngũ cầm bút, phóng viên mặt trận ra đi từ mùa xuân ấy không về có những anh hùng, những tên tuổi lớn của nền văn học Cách mạng nước nhà. Các anh là những nhà văn - chiến sĩ, một nét độc đáo của văn học, văn hóa Việt Nam. Trước chiến dịch Mậu Thân 1968, theo tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến lớn”, “Vì miền nam ruột thịt”, họ đã vượt Trường Sơn hội quân ở hai chiến trường miền nam chiến đấu và công tác.

Khi còn sống, mỗi khi nhớ về một thời cầm súng và cầm bút, nhà văn Thanh Giang thường ngậm ngùi nhắc tới những người đồng chí, đồng nghiệp đã hy sinh, ông gọi đó là “Những hồn văn Quân Giải phóng” (bài đăng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, năm 2011). Trong đó ông viết: “Tháng 4-1968, Nguyễn Trọng Oánh và Thanh Giang về tới cơ quan bấy giờ mới được tin dữ từ phân khu 2 điện về: Nguyễn Ngọc Tấn hy sinh! Thế là sau Mậu Thân 1968, A6 hy sinh bốn người: Họa sĩ Thu, Bé Nghiệp, Trúc Chi và Nguyễn Ngọc Tấn! Còn Thanh Giang và Võ Trần Nhã bị thương. Biết đạn, bom sẽ hủy diệt, Oánh và Giang soạn trong hai thùng thiếc tư liệu của Tấn, chọn hàng chục tập ghi chép, trong đó có bản thảo ba chương tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa; truyện anh hùng Ước mơ của đất (phần một); hai truyện ký Cô gái đất Ba Dừa và Sen trong đồng… đóng thành hai gói to, chuyển ra Hà Nội cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội”.

Ở Nam Bộ, chiến trường miền trung, những năm kháng chiến dường như năm nào đội ngũ văn nghệ, báo chí cũng có người hy sinh. Riêng dọc hai bên bờ sông Thu Bồn, từ sườn đông dãy núi Ngọc Linh về tới Cửa Đại thời kỳ 1967-1971, đã có sáu anh em văn nghệ sĩ hy sinh. Đầu nguồn (huyện Nam Trà My) là nơi nhà thơ Nguyễn Mỹ ngã xuống. Xuôi sông Tranh, về tới đồng bằng là nơi Trần Tiến - Chu Cẩm Phong và nhà thơ Nguyễn Trọng Định hy sinh khi đang phục vụ chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 cùng rất nhiều văn nghệ sĩ khác… Nhà thơ trẻ Nguyễn Trọng Định lúc ấy là sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, sau tốt nghiệp về làm việc tại Báo Nhân Dân. Bài thơ có cái tên thật bình dị Mặt trời đã mọc của ông nói về những mơ ước, khát vọng của tuổi trẻ lúc bấy giờ, trong đó có đoạn: Ôi mai này, trên dốc núi, bến sông / Có thể nào quên những tháng năm nồng cháy / Có thể nào quên những trang đời Đảng dạy ta khi ấy / Dạy đứng thẳng người dù vai nặng gian lao / Dạy nơi đọc thơ - phải là giữa chiến hào / Nơi làm toán là sân phơi hợp tác !

Trong cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn, đã có hai nhà văn hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đó là nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi và nhà thơ Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân. Lê Anh Xuân viết Dáng đứng Việt Nam trước khi hy sinh. Mặc dù hy sinh từ khi còn rất trẻ, nhưng ông đã kịp để lại cho thơ, cho lịch sử một hình ảnh, một tượng đài “tạc vào thế kỷ”, đó là hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân bình dị mà lẫm liệt, biểu trưng của “dáng đứng Việt Nam” những năm chiến tranh giải phóng chưa xa. Với những cống hiến xuất sắc cùng tấm gương hy sinh ngời sáng, nhà giáo – chiến sĩ Ca Lê Hiến, nhà thơ - liệt sĩ Lê Anh Xuân được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Còn liệt sĩ - nhà văn Nguyễn Thi – Nguyễn Ngọc Tấn là phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng; đồng thời cũng là một nhà văn từng sống cảnh “ngày bắc, đêm nam” của Tạp chí Văn nghệ Quân đội như nhiều nhà văn quê miền nam khác. Hơn 40 năm hy sinh vẫn chưa tìm ra phần mộ, nhưng tên tuổi ông đã được đặt cho đường phố, trường học ở TP Hồ Chí Minh – nơi ông ngã xuống, gửi lại mối tình đầu xót xa cùng đứa con gái mà tận lúc hy sinh vẫn chưa được nhìn thấy mặt…

Tác phẩm của các nhà văn tham gia Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân phần lớn viết về chiến tranh và người lính trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhiều tác phẩm đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

Trong những sáng tác về năm Mậu Thân 1968, không thể không nhắc tới Thơ chúc Tết Xuân Mậu Thân 1968 của Bác Hồ với những vần thơ rất hào sảng: Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua, / Thắng trận tin vui khắp nước nhà. / Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ / Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!. Đó còn là Bài ca Xuân 68 của nhà thơ Tố Hữu, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân...; và tác phẩm được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh mới đây: tiểu thuyết Huế mùa mai đỏ của nhà văn quân đội Xuân Thiều. Huế mùa mai đỏ là cuốn tiểu thuyết viết theo lối sử thi mô tả cuộc chiến đấu ngoan cường và rất ác liệt ở một vùng đất đói nghèo đầy nắng gió là chiến trường Bình - Trị - Thiên; nhất là vùng ven thành phố Huế trong những năm tháng chiến tranh, cụ thể là trước và sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu ghi nhận: Huế trong mùa Xuân Mậu Thân năm 1968 rất oai hùng và vô cùng quyết liệt. Nhắc về giai đoạn này, tôi lại nhớ nhà văn Xuân Thiều và cuốn tiểu thuyết Huế mùa mai đỏ của ông... (Trích trong Nhà văn Xuân Thiều, Giải thưởng Hồ Chí Minh 2016 - NXB Văn học, 2017).

Thiếu tướng Tám Trần - tức nhà văn Văn Phác, nguyên Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin từng kể, cơ quan Cục Chính trị Miền của ông đón Tết đúng vào lúc toàn mặt trận náo nức và hồi hộp bước vào Cuộc Tổng tiến công. Ông viết trong nhật ký: “Ngồi ở Sở chỉ huy - Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng, thấp thỏm đợi giờ G của chiến dịch. Có mặt cùng đông đủ các đồng chí trong Bộ chỉ huy, lãnh đạo các cơ quan chính trị, tham mưu, hậu cần…, đồng chí Bảy Hồng (tức Phạm Hùng) - Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang Giải phóng miền nam, chắc cũng đang thấp thỏm đón giờ G, đón phút giao thừa. Giờ G được chọn vào đúng lúc giao thừa. Tiếng pháo Tết và tiếng súng cùng tiếng hô xung phong nhất loạt vang lên. Chuông điện thoại cũng reo lên rộn rã. Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên… và cả miền nam cùng đồng loạt làm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy”.

Để có một nền báo chí, một tủ sách văn học cách mạng đồ sộ, sáng đẹp về chiến tranh và người chiến sĩ những năm nửa sau thế kỷ 20, chúng ta đã phải đổi bằng bao hy sinh, xương máu của đồng chí, đồng bào, trong đó có các nhà văn, có những người cầm bút. Qua họ, thấy hiện lên, sâu thẳm, cả cuộc chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc. Và dẫu sinh thời không chuẩn bị cho mình một chỗ đứng, nhưng họ thật sự đã trở thành những vầng sáng còn mãi in dấu trong nền văn học và lịch sử nước nhà.