Nọc chó là gì

Chỉ trong vòng 2 ngày, sau câu chuyện bé 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó xông vào cắn tử vong, tại Hoà Bình tiếp tục chứng kiến câu chuyện đau lòng khác khi 2/5 người trong cùng một gia đình bị tử vong do chó dại cắn.

Tại Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu, chiếm 96-97%, sau đó là mèo: 3- 4%.

Mỗi năm, nước ta có thêm 50-60 ca tử vong vì bệnh dại, đây thực sự là hồi chuông báo động về tình trạng nuôi chó thả rông, không rọ mõm tại Việt Nam.

Bệnh nhân tỉnh táo đến lúc chết

Bệnh dại do virus dại Rhabdovirus gây nên, thường lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn. Loại virus này dễ bị phá huỷ trong các chất dung môi của lipid và có thể bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 70 độ C. Virus dại cũng bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. 

Khi đã phát bệnh dại, hầu như 100% bệnh sẽ tử vong 


Sau khi vào cơ thể, virus dại sẽ xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ rất chậm, khoảng 12-24 mm mỗi ngày. Chỉ khi vào tới não bộ, người bị nhiễm bệnh mới có những hành vi và biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

Do di chuyển chậm, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần hoặc có thể dài trên 1 năm.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Vết thương nặng và càng gần thần kinh trung ương như ở đầu, cổ, ngón tay... thì thời gian ủ bệnh càng ngắn

Từ thực tế điều trị, BS Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, từ thời điểm chó dại cắn đến khi phát bệnh thường trong vòng 3-6 tháng, rất ít trường hợp phát bệnh sớm hơn hoặc sau vài năm mới phát bệnh.

Theo BS Cấp, hầu như 100% các trường hợp lên cơn dại đều tử vong, khi người bệnh sợ gió, sợ nước là đã không còn cách gì cứu chữa. Bản thân mỗi bác sĩ khi chứng kiến những ca lên cơn dại đều rất ám ảnh vì thấy chết mà không thể cứu, bệnh nhân thường tỉnh táo đến lúc chết do co thắt thanh quản gây suy hô hấp.

Khi phát bệnh dại có 2 thể bệnh chính. Thể viêm não và thể liệt.

Với thể viêm não, người bệnh sẽ bồn chồn, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng nên hay chui vào chỗ tối. Càng về sau, bệnh càng nặng, bệnh nhân xuất hiện những cơn co thắt hầu họng nặng, không thể uống nước. Bệnh nhân có tăng tiết nước bọt và không nuốt được nên thường xuyên khạc nhổ.

Ngoài ra đồng tử sẽ giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc. Sau đó xuất hiện co thắt hầu họng tự nhiên, có bệnh nhân lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục đến lúc chết. Ở thể viêm não, bệnh nhân thường tử vong sau 1 tuần từ khi phát bệnh.

Với thể liệt, người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu, đại tiện, lan lên liệt tay đến khi lan lên liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân tử vong.

Đến nay, trên thế giới cũng chưa có phương cách nào để điều trị cho các bệnh nhân dại. Các cơ sở y tế cũng không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và giảm lo lắng, bồn chồn.

4 bước quan trọng khi bị chó cắn

Theo BS Cấp, không phải 100% số người bị cắn đều phát bệnh dại mà có người bị, người không, tùy thuộc lượng virus trong nước bọt chó nhiều hay ít, vết thương sâu hay không làm rách da.

Tuy nhiên không thể dự đoán được người nào có thể bị phát dại hay không, do đó người dân cần thực hiện đầy đủ 4 bước quan trọng sau khi bị chó, mèo cắn.

1. Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch liên tục. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn, cào.

2. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

3. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

4. Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Bộ Y tế khuyến cáo, nếu bị chó cắn, cần theo dõi trong vòng 10 ngày, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì cần nhanh chóng đi tiêm càng sớm càng tốt, tiêm kết hợp của vắc xin và huyết thanh. Nếu con vật còn sống, cần theo dõi để không tiêm hoặc hoãn tiêm.

Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại của Ấn Độ, Pháp. Các vắc xin này đều là vắc xin thế hệ mới, không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia. Nếu tiêm sớm và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần 100%.

Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, cần tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, chủ vật nuôi cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, tiêm nhắc lại định kỳ hàng năm; Không thả rông chó, mèo, chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Thúy Hạnh

Khi đến viện, bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo nhưng bắt đầu sợ gió, sợ nước và tử vong 2 ngày sau đó.

Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý vết thương khi bị chó cắn đúng cách và được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng khi ai đó bị chó, mèo cắn.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Đa phần các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.

Bệnh dại tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng [hội chứng Landly] và thể cuồng.

  • Giai đoạn tiền triệu chứng: thường từ 1 đến 4 ngày. Người bệnh có biểu hiện sợ hãi, cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, thấy tê và đau tại vị trí vết thương nơi virus xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não: người bệnh bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, các cảm giác kích thích gia tăng như: sợ ánh sáng, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 - 6 ngày [có thể lâu hơn] và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.

Đa phần các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn

Để chẩn đoán bệnh dại, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu:

- Triệu chứng lâm sàng: quan sát xem người bệnh có chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và kiểm tra các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

- Chẩn đoán xác định: dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp [IFA] từ mô não hoặc phân lập virus trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Ngoài ra cũng có thể lấy kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy người bệnh hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng trung hoà trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của virus dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

Cách tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dạixử lý vết chó cắn, mèo cắn là làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.

Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự [nếu có].
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám tình trạng và điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với vết cắn của động vật, tuyệt đối tránh:

  • Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Xử lý vết thương khi bị chó cắn hoặc mèo cắn

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm [PEP] trong các điều kiện sau đây:

  • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
  • Nếu màng nhầy ở vùng da đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại.
  • Nếu con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường.

Thậm chí nếu bạn không chắc chắn liệu mình có bị cắn hoặc lây nhiễm hay không, bạn vẫn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng xử lý tốt nhất.

Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất. Do vậy, mọi người nên chủ động tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để tiêm phòng theo đúng lịch và đúng liều để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.

Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai, trong đó có vắc-xin phòng bệnh dại.

Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết được tham khảo từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề