Những hạn chế trong giao tiếp của giáo viên tiểu học

Download Khóa luận Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng miễn phí Nhưvậy, chúng ta thấy được những học sinh này khó khăn trong việc giao tiếp mắt. Dẫn đến các em thường gặp khó khăn trong giao tiếp đặc biệt việc sửdụng lời nói. Ta đã biết: “Ánh mắt cửa sổtâm hồn” Ánh mắt hỗtrợngôn ngữnói, giúp lời nói truyền cảm hơn, thuyết phục hơn. Ánh mắt còn thay thếlời nói, giúp ta đọc được suy nghĩcủa người khác. Dù ta yên lặng, đôi mắt vẫn nói lên tất cả, diễn tảmọi cung bậc cảm xúc: Yêu thương, tức giận, sợhãi, nghi ngờ nhưng những học sinh mắc rối loạn tựkỷkhông có khảnăng sửdụng giao tiếp bằng ánh mắt. Vì vậy, khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt làm cho những học sinh này không cảm nhận được người khác đang nghĩgì vềmình, hài lòng hay không hài lòng và người khác cũng cảm giác khó hiểu với chúng. /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36113/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

ả năng vẽ hình người và kết quả kiểm tra IQ <=50 Các em này thường là những em có kết quả học tập kém, một số em học khá hơn thì có thể ñọc lưu loát phân môn tiếng Việt nhưng toán thì lại không học ñược. 2.1.2.2. Giáo viên, học sinh bình thường Điều tra 20 GV dạy các lớp có học sinh trên tại các trường tiểu học trên ñịa bàn quận Liên Chiểu. Trong ñó giáo viên dạy ít kinh nghiệm nhất là 1 năm và nhiều kinh nghiệm nhất là 28 năm . 28 2.1.3. Phương pháp và công cụ khảo sát Bảng sàng lọc học sinh mắc RLTK dành cho giáo viên, Trắc nghiệm vẽ hình người kiểm tra trí tuệ học sinh mắc rối loạn tự kỷ, quan sát học sinh mắc RLTK, ñiều tra Ankét ñối với giáo viên và học sinh. - Tiến hành ñiều tra: + Phổ biến yêu cầu: Phát phiếu sàng lọc, phiếu ñiều tra cho giáo viên chủ nhiệm ñể GV tiến hành ñiền phiếu, yêu cầu học sinh vẽ tranh, ñiền vào phiếu quan sát học sinh mắc RLTK. Hướng dẫn cụ thể các cách làm cho giáo viên ñể giáo viên biết cách ñánh dấu. + Phát phiếu ñiều tra: Phát ra 20 phiếu ñiều tra giáo viên. Phát ra 200 phiếu ñiều tra học sinh bình thường. + Thu phiếu ñiều tra: Thu vào 20 phiếu ñiều tra giáo viên. Thu vào 200 phiếu ñiều tra học sinh bình thường. - Xử lý phương pháp nghiên cứu + Phiếu giáo viên: Nhận xét, ñánh giá, phân loại, tính % các câu trả lời của giáo viên. Từ ñó ñưa ra những kết luận sư phạm, những ñánh giá cụ thể của từng câu hỏi, của từng nhóm câu hỏi + Phiếu vẽ tranh: Đánh giá ñược chỉ số IQ của HS mắc RLTK. Những nhận xét ñánh giá ban ñầu về chỉ số IQ của HS mắc RLTK học hoà nhập ở các trường tiểu học trên ñịa bàn quận Liên Chiểu. + Phiếu quan sát: Đánh giá bước ñầu những khó khăn trong giao tiếp chung của HS mắc RLTK khi học hoà nhập. Những phiếu có sự chính xác cao do giáo viên chủ nhiệm của các em tích vào (giáo viên có sự quan sát từ ñầu năm học). 29 Có những phiếu ñược chúng tui ñiều tra tại trường bằng phương pháp quan sát ngay trong giờ học dựa vào phiếu của giáo viên ñã tích vào. 2.2. Phân tích kết quả khảo sát 2.2.1. Nhu cầu giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ Để ñánh giá nhu cầu giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ, chúng tui ñã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp phỏng vấn, trao ñổi với trẻ, với giáo viên, tạo các tình huống quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày….ñể thu thập những thông tin cần thiết hoàn thành trắc nghiệm nhu cầu của trẻ mắc rối loạn tự kỷ. Sau ñó chúng tui ñã tiến hành cộng ñiểm và ñối chiếu với thang ñiểm phân các mức ñộ nhu cầu giao tiếp. Kết quả khảo sát như sau: Hình 2.1: Biểu ñồ nhu cầu giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ - 100% số trẻ khảo sát ñều có nhu cầu giao tiếp ở mức ñộ thấp nhất. Tất cả 10 trẻ khảo sát ñều có số ñiểm ≤ 20, Trong ñó chỉ có em Trần Minh Phương, Nguyễn Đình Thuận, Phan Duy Hoàng, Đoàn Anh Huy có ñiểm số cao nhất là 20 ñiểm và có 2 em có số ñiểm thấp nhất là Phan Văn Duy Bảo và Nguyễn Thành Anh Đức. Điều này có nghĩa là những trẻ nay về cơ bản có nhu cầu giao 20 15 20 10 20 10 20 15 15 15 0 5 10 15 20 25 Ng uy ên Hu y Ho àn g Tà i Lo ng 30 tiếp nhưng chỉ ở mức ñộ khởi phát. Vì vậy, nếu giáo viên và gia ñình có những tác ñộng phù hợp thì trẻ sẽ có thể phát triển khả năng giao tiếp. Qua quan sát chúng tui thấy: Có sự chênh lệch giữa nhu cầu giao tiếp và hành vi thể hiện của trẻ. Tức trẻ rất muốn ñược giao tiếp nhưng trẻ không biết cách thể hiện nhu cầu giao tiếp ra bên ngoài một cách hợp lý. Thực trạng này diễn ra do chúng ta chưa biết quan tâm, khai thác những biểu hiện của nhu cầu giao tiếp ở trẻ, việc giao tiếp với trẻ không thường xuyên, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả thực tiễn còn thấp. Qua trao ñổi với giáo viên, chúng tui ñược biết: Đa số những em này nhu cầu giao tiếp diễn ra rất ít. Điều này phụ thuộc vào ñối tượng giao tiếp với trẻ và vấn ñề tâm sinh lý của ñứa trẻ. 2.2.2. Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ 2.2.2.1. Những khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ của học sinh mắc rối loạn tự kỷ a) Hiểu lời nói Bảng 2.1: Những khó khăn khi hiểu lời nói của HS mắc RLTK Mức ñộ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Nội dung S L % S L % S L % 1 Các em không có khả năng hiểu những ý nghĩa tinh tế, trừu tượng 8 80% 2 20% 0 0% 2 Các em chỉ trả lời ñược câu hỏi tại sao trong những tình huống 7 70% 3 30% 0 0% 31 Qua hình vẽ trên ta thấy khó khăn về hiểu lời nói của HS mắc RLTK diễn ra ở mức ñộ thường xuyên chiếm tỉ lệ cao. Cụ thể, các em không hiểu những ý nghĩa trừu tượng, tinh tế trong các câu chuyện cười hay các câu nói bóng gió chiếm 80%, khó khăn trong việc chỉ trả lời các câu hỏi tại sao trong tình huống cụ thể chiếm 70% và không biết tiếp chuyện người khác và duy trì cuộc nói chuyện là 60%. Còn các mức ñộ thỉnh thoảng chỉ chiếm tỉ lệ ít từ 20% ñến 40%, không có em nào chưa xảy ra những khó khăn trên. Như vậy, các em thường xuyên khó khăn trong việc hiểu lời nói của người khác. Nguyên nhân dẫn ñến tình trạng trên là do các em khó kết nối các thông tin và thiếu khả năng khái quát, ngôn ngữ của các em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh ñó, những học sinh này thường biểu hiện ngại giao tiếp với những người xa lạ, những người xung quanh, tránh xa những nơi ñông người vì vậy giao tiếp của các em thường hạn chế. b) Diễn ñạt lời nói Bảng 2.2: Những KK trong diễn ñạt lời nói của HS mắc RLTK Mức ñộ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Nội dung S L % S L % SL % 1 Các em luôn nhắc lại lời cô giáo nhưng nhiều khi không hiểu 7 70% 3 30 % 0 0% thường gặp. 3 Các em không biết tiếp chuyện hay chờ ñợi sự phản hồi 6 60% 4 40% 0 0% 32 những lời ñó (nói vẹt). 2 Các em ít khi tham gia các trò chơi bắt chước nếu trẻ chơi bắt chước thì cách chơi thường vẫn có tính rập khuôn và lặp ñi lặp lại. Ví dụ : trò chơi ñóng vai, tưởng tượng, giả vờ… 5 50% 5 50 % 1 10 % 3 Giọng nói của các em ít nhấn giọng và không diễn cảm. 9 90% 1 10 % 0 0% 4 Lời nói có nội dung rất cùng kiệt nàn, vốn từ ít . 10 100% 0 0 0 0% 5 Thích ñộc thoại (nói chuyện một mình) 4 40% 6 60 % 0 0% 6 Các em có thể nói về ñiều các em quan tâm, nhưng một khi người lớn ñáp ứng và bắt ñầu nói chuyện với các em thì các em trẻ lại bỏ dở và rút khỏi cuộc nói chuyện ấy, trẻ vẫn thiếu khả năng tương tác qua lại. 6 60% 3 30 % 1 10 % Qua bảng trên ta thấy các HS mắc RLTK thường khó khăn trong việc diễn ñạt lời nói. Các em có giọng nói không diễn cảm, không lên không xuống, lời nói thì thường có nội dung cùng kiệt nàn, vốn từ ít ỏi chiếm tỉ lệ 90% ñến 100 % Qua quan sát, tiếp xúc, trò chuyện thì tui thấy có một số em như em Thuận có 33 những câu nói không có chủ ngữ mặc dù nói chuyện với người lớn hay nói

những câu ngắn mà không có mục ñính rõ ràng. Ví dụ: Thỉnh thoảng, em nói với...

Câu hỏi: Đâu là những khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường?

Lời giải:

Đó là Khó khăn trong việc làm quen và thích ứng với môi trường học tập mới

Cuộc sống học đường rất mới mẻ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều điều lí thú nhưng cũng nhiều khó khăn đối với học sinh tiểu học. Việc hiểu rõ yêu cầu của hoạt động học tập, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay, cũng như hiểu rõ về đặc điểm tâm lí của học sinh, khả năng đáp ứng những yêu cầu đó, khó khăn các em có thể gặp phải trong cuộc sống học đường…có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm, hỗ trợ để học sinh đạt được sự phát triển cân bằng và ổn định, thực hiện tốt các dạng hoạt động khác nhau. Sau đây là các khó khăn học sinh thường gặp phải:

Có 3 khó khăn chính mà các em thường gặp phải được tóm tắt sau đây:

1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

- Khó khăn của học sinh tiểu học trong thích ứng với môi trường học tập mới

- Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong quan hệ giao tiếp

- Trong giao tiếp với người lớn (cha mẹ và giáo viên)

- Trong giao tiếp với bạn bè

3. Khó khăn của học sinh tiểu học trong phát triển bản thân

Sơ đồ Khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết thêm về những khó khăn mà các em học sinh tiểu học gặp phải trong cuộc sống học đường nhé!

1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

* Sáu tuổi, được phép và bắt buộc đi học, trẻ nhập trường và trở thành học sinh, thực hiện bước chuyển hoạt động chủ đạo quan trọng, từ vui chơi sang học tập. Quá trình chuyển hoạt động chủ đạo sẽ khiến học sinh gặp khó khăn nhất định. Nói cách khác, khó khăn trong học tập là khó khăn phổ biến mà hầu như học sinh nào cũng gặp phải với những biểu hiện và mức độ khác nhau. Trong thực tiễn giáo dục và dạy học, tùy vào biểu hiện, mức độ khó khăn cụ thể của từng học sinh mà giáo viên tư vấn, hỗ trợ cho các em một cách khác nhau.

1.1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong thích ứng với môi trường học tập mới

Đây là một trong những khó khăn phổ biến đối với học sinh đầu cấp tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Môi trường học tập của học sinh chứa đựng nhiều yếu tố mới, đòi hỏi các em phải thích ứng, bao gồm cả không gian, thời gian, nội dung, phương pháp học tập, nề nếp kỉ luật, quan hệ xã hội (giáo viên và các bạn).

+ Không gian, khung cảnh học tập mới: Trường học, phòng học được xây dựng, bố trí theo cấu trúc của trường học phổ thông, khác hẳn với bậc mầm non, nên khi mới vào trường tiểu học, học sinh nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, mất ít nhiều thời gian để làm quen và thông thuộc được vị trí của các phòng học và các phòng chức năng khác nhau (thư viện, phòng truyền thống, phòng tập đa chức năng…).

+ Thời gian học tập: Việc học được diễn ra thường xuyên, hàng ngày (trừ ngày nghỉ và giờ giải lao theo quy định), mỗi tiết học kéo dài liên tục 30 - 35 phút.

+ Học sinh phải tiến hành hoạt động học trong môi trường nề nếp kỉ luật tương đối “nghiêm ngặt”, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn như: đi học đúng giờ, ngồi học nghiêm túc trong thời gian tương đối dài, giơ tay nếu muốn phát biểu ý kiến, tự phục vụ tất cả các hoạt động của bản thân; không được nghỉ học nếu không có lí do chính đáng, không nói chuyện riêng, không khóc nhè, không ngủ gật, không tự do đi lại…Những nội quy này đòi hỏi học sinh cần tập trung chú ý, tự kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và điều khiển các hành động của bản thân ở mức cao hơn rất nhiều so với tuổi mẫu giáo.

Trên thực tế, đa số học sinh tiểu học có thể đã nhận thức đầy đủ các nội quy của trường, lớp nhưng khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của các em còn hạn chế. Nhiều em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái hoạt động từ chơi sang học.

Nhiều học sinh vì chưa thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường học tập này nên tiếp tục nảy sinh những khó khăn tâm lí khác, như không thích đi học, thậm chí chán học, sợ học. Biểu hiện ở việc học sinh hay lề mề, trì hoãn nhằm cố ý đi học muộn; nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài; học không đồng đều các môn; quên làm bài tập cô giáo yêu cầu; không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); giấu bố mẹ những điểm số thấp hoặc hành vi vi phạm nội quy của mình ở trường, lớp…

Nhìn chung, những ngày đầu đến trường tiểu học, học sinh có khá nhiều điều mới mẻ cần phải làm quen và thích ứng. Nguyên nhân của những khó khăn này một phần là do đặc điểm, yêu cầu khách quan của hoạt động học tập; một phần do sự phát triển tâm sinh lí của trẻ còn những hạn chế nhất định; nhưng phần khác còn do những yếu tố khách quan (cha mẹ, giáo viên chưa hoàn toàn thấu hiểu khó khăn mà trẻ tiểu học phải đối mặt; áp lực thành tích của người lớn; cách giáo dục và dạy học chưa phù hợp…). Vì vậy, cha mẹ, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên quan tâm tới những khó khăn thực sự của các em; khen ngợi, động viên kịp thời, giúp trẻ

hình dung trước và có sự chuẩn bị nhất định để dần tham gia vào môi trường học tập mới mẻ này một cách hào hứng, tuân thủ một cách tự nguyện và chung sống trong sự thích nghi.

1.2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

Hoạt động học tập là một trong những dạng hoạt động đặc thù của con người, bao gồm nhiều thành tố và yêu cầu phức tạp để cá nhân có thể lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, qua đó, phát triển trí tuệ, nhân cách. Vì vậy, việc học chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với học sinh nhỏ. Có thể mô tả những biểu hiện khó khăn phổ biến trong học tập mà học sinh thường gặp và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho các em ở bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong học tập nói chung

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Trong lớp, hay làm việc riêng (nghịch sách vở, đồ dùng học tập, ăn quà vặt…) hoặc trêu chọc các bạn do khó tập trung chú ý và không hiểu bài;

- Chưa hoặc không thực hiện được các bài tập mà giáo viên yêu cầu;

- Chưa hoặc không tiếp thu kịp bài giảng (nghe chưa kịp hiểu, không kịp ghi chép bài…) ở trên lớp dẫn đến bị hổng kiến thức ngày một lớn;

- Không thích học đi học, sợ học, lảng tránh các hoạt động liên quan đến học tập ở trên lớp.

- Chưa tự giác học ở nhà, làm bài tập không đầy đủ (do chưa hiểu hoặc chưa biết cách làm bài);

- Chưa có sự tiến bộ trong một khoảng thời gian nhất định;

- Việc rèn luyện, thực hiện một số kĩ năng cơ bản (đọc, viết, tính toán…) còn chậm hoặc chưa đạt yêu cầu;

- Chưa hình thành được động cơ học tập phù hợp (động cơ bên ngoài chiếm ưu thế, như học vì được khen, thưởng quà…) hoặc động cơ chưa bền vững.

- Theo dõi sát sao tình hình học tập của học sinh; Đánh giá kịp thời khó khăn mà học sinh gặp phải (khó khăn ở môn gì, kiến thức nào, ở mức độ nào, nguyên nhân gây ra khó khăn…);

- Giao các bài tập vừa sức để luyện tập, củng cố kiến thức;

- Động viên, khích lệ hoặc khen thưởng kịp thời khi học sinh có tiến bộ;

- Liên hệ với gia đình, trao đổi để cha mẹ nắm được tình hình học tập của con tại trường, lớp; đề nghị cha mẹ cùng phối hợp với giáo viên giúp học sinh từng bước tiến bộ trong học tập;

- Huy động học sinh khác trong lớp cùng giúp đỡ học sinh gặp khó khăn; Lập các nhóm học tập, “đôi bạn cùng tiến” để những bạn học tốt hơn hướng dẫn cho các bạn còn lại, cùng nhau thi đua học tập;

- Tìm ra thế mạnh của học sinh ở những môn học mà em yêu thích hoặc đạt kết quả cao hơn; bồi đắp thêm tính tự tin trong học tập cho em.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm về kĩ năng học tập hiệu quả (cách đọc sách, ghi nhớ, tư duy…) để học sinh lĩnh hội kiến thức.

2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong quan hệ giao tiếp

Gia nhập cuộc sống nhà trường, học sinh vận hành cùng một lúc nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau mà trước đây chưa có, hoặc có nhưng với một tính chất khác. Cụ thể là:

a. Trong giao tiếp với người lớn (cha mẹ và giáo viên)

Dù đã từng đi học mẫu giáo, được tiếp xúc với cô giáo mầm non, nhưng nội dung, cách thức giao tiếp của giáo viên tiểu học có nhiều điểm khác biệt nên hầu hết học sinh vẫn thấy bỡ ngỡ và cảm nhận rõ hơn sự nghiêm khắc của giáo viên. Trong mối quan hệ với cha mẹ, dù vẫn được yêu thương, chăm sóc nhưng trẻ cũng cảm nhận được sự khắt khe, yêu cầu cao hơn từ phía người lớn đối với mình. Cảm nhận về sự thay đổi này làm nảy sinh ở học sinh tiểu học những khó khăn nhất định trong giao tiếp với người lớn (theo hướng thu mình hoặc chống đối). Một số biểu hiện phổ biến của khó khăn này và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh được trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong quan hệ với người lớn

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Khó thiết lập mối quan hệ với giáo viên (chủ yếu thụ động tiếp nhận tác động từ giáo viên, còn chưa chủ động trong mối quan hệ này);

- Không dám hoặc không muốn thể hiện, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với cha mẹ và giáo viên;

- Chống đối, không tuân theo các yêu cầu của cha mẹ hoặc giáo viên;

- Có lời nói hoặc hành động thiếu tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường (thiếu lễ phép, nói hỗn, trêu chọc thái quá...);

- E sợ, ngại ngùng, rụt rè, nhút nhát khi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với giáo viên hoặc các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. 

- Chủ động làm thay đổi cảm nhận xa lạ ở học sinh; quan tâm, trò chuyện một cách chân thành, cởi mở, trìu mến;

- Nhận diện đặc điểm tâm lí riêng của mỗi học sinh để có cách thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp một cách phù hợp;

- Khích lệ, động viên học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân; lắng nghe và tôn trọng những cảm xúc đó;

- Nếu học sinh có hành vi giao tiếp chưa đúng mực thì giáo viên xử lí tình huống phù hợp với nguyên tắc giao tiếp sư phạm (không đánh, mắng; giải thích, hướng dẫn để thiết lập suy nghĩ và hành vi đúng; cho học sinh cơ hội khắc phục, sửa chữa việc làm sai…); không chấp nhặt, “để bụng” những lời nói, hành vi chưa đúng của học sinh mà thành ra có định kiến với các em.

- Tổ chức các trò chơi, hoạt động tập thể nhẹ nhàng nhưng lí thú, bổ ích để tạo sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh và học sinh trong lớp với nhau.

b. Trong giao tiếp với bạn bè

Quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học được thiết lập tương đối khác với giai đoạn tuổi mầm non vì đây là giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Trẻ bắt đầu được làm quen với các chức danh như “lớp trưởng”, “lớp phó”, “tổ trưởng”, “quản ca” của các bạn. Các em chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về nhau (họ tên, nơi ở, trường mẫu giáo đã từng học, bố, mẹ, anh chị em…). Mỗi bạn lại có tính cách, thói quen khác nhau nhưng các em chưa đủ lớn để hiểu và biết cách giao tiếp với nhau mà thường giao tiếp theo cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình. Vì vậy, trong quan hệ với bạn bè của học sinh tiểu học, ngoài những bạn thích chơi với nhau thì biết nhường nhịn, đoàn kết, còn không thì dễ mâu thuẫn từ những lí do nhỏ nhặt, dẫn đến hành vi nói xấu, lấy đồ dùng, trêu chọc, giật tóc…Học sinh dễ giận nhau nhưng cũng dễ làm lành nên khi được giáo viên giải thích, hướng dẫn thì mối quan hệ nhanh chóng trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu giáo viên không để ý, giám sát thường xuyên và can thiệp kịp thời thì những mâu thuẫn nhỏ lại có thể trở thành mầm mống của bắt nạt học đường.

Dù quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học chưa có nhiều điểm mới và phức  tạp như các giai đoạn tuổi sau (học sinh trung học cơ sở, tiểu học) nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tài liệu tập trung trình bày hai trường hợp khó khăn cơ bản trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, gồm học sinh bị bắt nạt và học sinh thích (hoặc bị gán ghép) là thích nhau.

Học sinh bị bắt nạt

Bắt nạt học đường có nhiều hình thức khác nhau và để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân và tập thể học sinh nên rất cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Việc nhận diện các hình thức bắt nạt và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho nhóm học sinh này được trình bày ở bảng 1.4:

Bảng 1.4: Hình thức bắt nạt và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học

Hình thức

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Bắt nạt thể chất (đánh đập bằng tay, chân hoặc các phương tiện vũ lực khác);

- Bắt nạt tinh thần (nói xấu, dọa nạt, chê bai nhược điểm cơ thể…);

- Bắt nạt kinh tế (bắt cống nộp vật chất; ngang nhiên lấy hoặc sử dụng đồ mà không được sự đồng ý của bạn);

- Bắt nạt qua mạng (nói xấu, tự ý chụp và đăng ảnh khi nạn nhân không được biết và không cho phép, chế/ghép ảnh với mục đích chế nhạo, dọa nạt…)

- Với học sinh bị bắt nạt:

+ Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với học sinh;

+ Lắng nghe để hiểu suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của học sinh;

+ Trấn an, động viên, cùng phân tích để học sinh nhận thấy điểm mạnh của mình, tăng thêm cảm nhận tự tin về bản thân.

- Với học sinh bắt nạt: phân tích để học sinh tự nhận ra, tự điều chỉnh nhận thức và hành vi ứng xử của chính mình với các bạn.

- Với cha mẹ học sinh (bắt nạt và bị bắt nạt): liên hệ, chia sẻ thông tin, đề nghị phối hợp với nhà trường và giáo viên để cùng tư vấn, hỗ trợ học sinh;

- Với tập thể lớp: Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm:

+ Giáo dục mang tính phòng ngừa cho cả cá nhân và tập thể học sinh để không tiếp tục xảy ra các hành vi tương tự trong và ngoài nhà trường;

+ Giáo dục, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến bắt nạt học đường (hình thức, biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, cách ứng phó…)

+ Giáo dục pháp luật, quy tắc ứng xử trong nhà trường

+ Giáo dục kĩ năng sống, hình thành kĩ năng giao tiếp quyết đoán, tự bảo vệ bản thân, th

Học sinh thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới

Trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, có mối quan hệ giữa các bạn khác giới. Nhìn chung, ở độ tuổi này chưa xuất hiện những rung cảm mang màu sắc giới tính như học sinh ở các giai đoạn lứa tuổi sau, nhưng có 2 trường hợp có thể xuất hiện trong mối quan hệ này:

(1) Học sinh nam thích học sinh nữ và (hoặc) ngược lại. Hiện tượng này tuy không phổ biến ở nhiều học sinh nhưng có thể diễn ra ở một vài em trong lớp, nhất là những em phát triển sớm hơn so với tuổi (hiện nay, do gia tốc phát triển mà nhiều học sinh nữ ở tuổi tiểu học đã có hiện tượng dậy thì). Những học sinh này cần được tư vấn, hỗ trợ để hiểu rằng rung cảm đó là bình thường, hoàn toàn có thể thay đổi và quan trọng nhất là các em cần biết cách thể hiện sự quý mến bạn một cách đúng mực, phù hợp.

(2) Hai em không thích nhau, cũng không có tình cảm gì đặc biệt nhưng do các bạn trong lớp tự gán ghép cho các em và lôi kéo các bạn khác hùa vào trêu chọc, dẫn đến hai em này phủ nhận thì bị coi là “nói dối”, mà im lặng thì bị coi là “đồng ý”. Nếu giáo viên cho rằng chuyện này là “không có gì”, “chỉ là trò trẻ con”, sẽ“tự kết thúc” mà thành ra sao nhãng, để tình trạng kéo dài thì những học sinh bị gán ghép có thể sẽ cảm thấy xấu hổ, thu mình, hoặc khó chịu và trở nên hung tính vì các em đang là nạn nhân của một kiểu “bắt nạt tinh thần”.

Do đó, dù là trường hợp nào thì những học sinh gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn khác giới cũng cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện biểu hiện của học sinh thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh này được trình bày ở bảng 1.5:

Bảng 1.5: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học thích (hoặc bị gán ghép là thích) bạn khác giới

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Học sinh thích trêu nhau, thường tìm nhiều lí do để được ngồi cạnh hoặc chơi với nhau (đọc sách, chơi chung trong nhóm bạn…);

- Hai bạn thích chơi với nhau hơn là chơi với cả nhóm bạn khác trong lớp;

- Có bạn còn cố ý “để nhầm” đồ dùng học tập (bút, tẩy, thước kẻ…) ở bàn học hoặc cặp sách của bạn kia, với hàm ý là “quà tặng/ quà lưu niệm”;

- Thường bị các bạn trong lớp gán ghép, trêu chọc bằng nhiều hình thức khác nhau (ghép tên, xô đẩy hai bạn vào nhau, bắt phải làm việc cùng nhau…).

- Với hai học sinh thích nhau:

+ Chuyển chỗ ngồi để 2 học sinh không tiếp tục ngồi gần nhau, mà gần các bạn khác, có điều kiện giao tiếp và chơi thêm với nhiều bạn khác;

+ Không nên phán xét (là đúng hay sai, xấu hay tốt); hoặc quy chụp là học sinh yêu đương sớm; hoặc dọa dẫm, cấm đoán một cách gay gắt. Giáo viên nên tìm cách trò chuyện, tìm hiểu thông tin; thể hiện sự tôn trọng, lắng nghe để học sinh nói rõ hơn về mối quan hệ giữa các em; nhẹ nhàng phân tích để các em hiểu ra và biết cách thể hiện tình cảm quý mến giữa bạn bè với nhau.

- Với những học sinh bị gán ghép là thích nhau: Giáo viên nên quan tâm trò chuyện, giải thích để các em hiểu đó là trò đùa của các bạn; Trấn an các em không phải ngại ngùng hay xấu hổ; Hướng dẫn các em cách giao tiếp quyết đoán để thể hiện rõ ý kiến, tránh để các bạn khác đùa dai, quá trớn; Hướng dẫn và khuyến khích các em tích cực giao lưu và hòa đồng với các bạn để cùng nhau học tập, vui chơi vô tư, thoải mái.

- Với tập thể lớp:

+ Tổ chức nhiều hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn để tất cả học sinh trong lớp tham gia cùng nhau;

+ Tổ chức các chuyên đề tư vấn tâm lí và chuyên đề giáo dục kĩ năng sống liên quan đến các chủ đề về tình bạn; kĩ năng giao tiếp trong quan hệ bạn bè; kĩ năng kiểm soát cảm xúc…

- Giữ mối liên hệ với gia đình, phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng tư vấn, hỗ trợ cho các em.

Khó khăn của học sinh tiểu học trong phát triển bản thân

Ở giai đoạn tuổi tiểu học, học sinh đã hình thành và phát triển tự ý thức ở mức độ nhất định nhưng còn chưa hoàn toàn tự lập, tự giác trong sinh hoạt cá nhân; khả năng tự nhận thức, điều chỉnh mình trong các mối quan hệ cũng chưa tốt nên học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện, phát triển bản thân và cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện các biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn này được trình bày ở bảng 6:

Bảng 1.6: Biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh tiểu học gặp khó khăn trong phát triển bản thân

Biểu hiện

Định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh

- Chưa hình thành được thói quen và nề nếp học tập cần thiết (còn đi học muộn; quên hoặc làm rơi/ mất, sách, vở, đồ dùng học tập; chưa tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập…);

- Kĩ năng tự phục vụ chưa tốt (chưa biết tự chuẩn bị quần áo, sách vở trước khi đến trường; giữ vệ sinh cá nhân chưa tốt; trang phục chưa đúng với quy định của nhà trường; chưa tự bảo quản đồ dùng, tài sản của cá nhân…);

- Trong sinh hoạt tập thể, còn ỷ lại, dựa dẫm vào giáo viên  và các bạn; hoặc chưa biết cách tham gia một cách phù  hợp (chưa phối hợp, hợp tác với các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ nào đó; hoặc đã được phân công nhưng lại chưa hoàn thành tốt phần việc của mình…);

- Chưa biết cách đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân; còn rụt rè, e ngại hoặc thể hiện mình thái quá trong giao tiếp với giáo viên và các bạn.

- Quan tâm, trò chuyện với học sinh và cha mẹ học   sinh để hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập, nắm được những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, học tập…của học sinh.

- Từng bước một, đưa ra những yêu cầu cụ thể, giới hạn thời gian và điều kiện cho học sinh thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của học sinh; dần dần nâng cao yêu cầu và để học sinh tự kiểm soát việc thực hiện của chính mình.

- Rèn những kĩ năng và thói quen tốt cho học sinh bằng chính những việc trên lớp học (phân công và yêu cầu học sinh phải tự phối hợp với nhau để kê bàn ghế, trực nhật, trang trí lớp, ăn, nghỉ bán trú; tự bảo quản đồ dùng học tập, tư trang cá nhân gọn gàng…);

- Tổ chức các hoạt động cá nhân hoặc tập thể học sinh để các em thực hiện, qua đó, học sinh hiểu được điểm mạnh, hạn chế của mình, tìm những cách thức khác nhau thay đổi, điều chỉnh mình theo hướng tích cực hơn.

- Tổ chức các phong trào thi đua giữ vở sạch-chữ đẹp, thói quen ngăn nắp gọn gàng, đi học đúng giờ, chăm ngoan học giỏi…và có những hình thức khen thưởng phù hợp để khích lệ học sinh, tạo ra không khí thi đua, cố gắng sôi nổi trong tập thể lớp.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, nâng cao giá trị vàkĩ năng sống cho học sinh như: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, giá trị trách nhiệm, giá trị yêu thương…

Những phân tích trên cho thấy, học sinh tiểu học có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống học đường do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Giáo viên, cha mẹ và các lực lượng giáo dục nên tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện, động viên học sinh học tập, xây dựng bầu không khí tâm lí thoải mái, giúp nâng cao năng lực thích ứng cho học sinh trong giai đoạn học tiểu học.

Loạt bài Tài liệu hay nhất