Nhiễm giun đũa chó điều trị bao lâu

Trong thời gian qua, có nhiều bệnh nhân đến khám bệnh tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn và được phát hiện nhiễm Toxocara canis hay giun đũa chó. Có người hoang mang và thậm chí mất bình tĩnh khi cầm trên tay một xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA dương tính với giun đũa chó, trong khi đó có người biểu hiện triệu chứng hoặc không biểu hiện triệu chứng, nhưng phần lớn các triệu chứng lâm sàng này không điển hình và rất mơ hồ và một điểm chung là cảm thấy “khó chịu trong người”. Nhằm giúp cập nhật thông tin và nắm rõ về căn bệnh này, chúng tôi xin trình bày với nội dung tóm lược căn bệnh do loài ký sinh trùng này gây ra.

1. Một số chủng khác có liên quan đến giun đũa chó: Toxocara cati hay thường gọi là giun đũa mèo [do Schrank., 1788 và Brumpt., 1927 phát hiện và công bố]

2. Phân bố dịch tễ bệnh giun đũa chó: Bệnh do giun đũa chó, mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều. Do vậy, một số quốc gia có các bác sĩ chuyên chăm sóc cho con vật cảnh, vật cưng, thu nuôi trong nhà như tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Chi Lê, Na Uy,….Đây là một bệnh do ký sinh trùng gây ra: bệnh giun đũa ở chó, mèo, u hạt do ấu trùng [larval granulomatosis], ấu trùng di chuyển nội tạng ở người [Viceral larva migrans [VLM] in man], ấu trùng di chuyển ở mắt [Ocular larva migrans-OLM]. Thực tế lâm sàng đã gặp giun đũa chó trên người ở Ai Cập [David L. Belding, Textbook of Parasitology, 3rd ]

3. Hình thái học: con đực có kích thước 4-10cm và con cái 6-18cm. Hình dáng trông giống con giun đũa giai đoạn trẻ [young ascaris], các móc của giun phần cổ hẹp ở đoạn cuối. Trứng có hình bán thùy, dày, vỏ bị rỗ, kích thước 90 x 75micron.

4. Chu kỳ sinh học: chu kỳ của Toxocara canis tương tự chu kỳ sinh học của giun đũa người Ascaris lumbricoides. Một điểm khác biệt là vật chủ cuối cùng phân bố trong phạm vi rộng hơn. Vật chủ cuối cùng là những động vật ăn thịt họ chó của gia đình nuôi, trong khi đó vật chủ ăn thịt các họ khác, bao gồm người thì chưa rõ. Những điểm đặc biệt là con đường di chuyển trong cơ thể chó có khác nhau tùy thuộc độ tuổi, giới tính và khả năng dung nạp của chó.

- Chó nhiễm bệnh do ăn phải những trứng giun có phôi [embryonated eggs] hay mô động vật có chứa ấu trùng giun đũa chó. Tuy nhiên, hành vi của ấu trùng khác nhau phụ thuộc vào tuổi và giới tính của chó. Trên những con chó trẻ [< hơn 3 tháng] trứng sẽ đẻ trong tá tràng và ấu trùng vào trong hệ bạch huyết và hệ mao tĩnh mạch, từ đây sẽ mang chúng đến gan, tim và phổi- nơi đó ấu trùng sẽ phát triển và thoát vỏ /thay vỏ [moult]. Tiếp đến ấu trùng sẽ xuyên qua khí quản vào trong thực quản và đến ruột non. Những trứng đầu tiên xuất hiện trong phân là vào thời điểm 4-5 tuần sau khi nhiễm. Tuy nhiên, ở những con chó lớn tuổi hơn, ấu trùng hiếm khi xuyên qua phổi đến khí quản [theo đường di chuyển [lung-trachea migration]]. Hầu hết chúng vào trong dòng máu rồi phân tán trong toàn bộ cơ thể và mô của vật chủ chó; đặc biệt là chúng vẫn giữ nguyên ấu trùng giai đoạn nhiễm cho đến khi chúng đến mô.

- Chu kỳ sinh học của Toxocara cati gần tương tự Toxocara canis. Khi những trứng embryonated egg trưởng thành được nuốt vào, chúng phát triển đến giai đoạn trưởng thành thông qua đường di chuyển phổi-khí quản. trong những trường hợp nhiễm ở mèo trưởng thành, một vài trứng bị ăn vào sẽ phát triển theo hướng này, nhưng một số khác sẽ ký sinh trong những mô khác nhau như giai đoạn ấu trùng. Mặc dù nhiễm trùng qua con đường nhau thai không xảy ra, ấu trùng ở con mèo cái đi vào tuyến sữa, nhiễm cho mèo con qua đường sữa.

- Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 - 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tập quán ăn đất [geophagia và pica] thường được thấy ở những trẻ em bị nhiễm Toxocara canis. Sau khi tiêu hóa, ấu trùng tách ra khỏi trứng trưởng thành đi đến những cơ quan khác bằng con đường di chuyển trong cơ thể. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làmtăng bạch cầu eosin ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt

5. Phương thức lây nhiễm [mode of infestation]

6. Phương thức lây nhiễm [mode of infestation]:

- Trên chó và mèo:

a.Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất.

b.Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịt

c.Nhiễm trùng chu sinh [chỉ có T.canis]

d.Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phân

e.Lây truyền qua đường sữa

- Trên người:

a.Gián tiếp bằng cách tiếp xúc tay với các vật bị nhiễm ấu trùng

b.Gián tiếp qua cách ăn đất [geophagia], phân [coprophagia] hay các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.

c.Trực tiếp bằng cách tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh hay miệng, tả lót,…

7. Triệu chứng học

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trị trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bò đào, viêm nhãn cầu.

8. Chẩn đoán

-Trên chó và mèo: xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc tìm thấy giun trong mẫu phân.

- Trên người: chẩn đoán lâm sàng thường không chắc chắn bởi lẽ triệu chứng giun đũa chó và mèo không điển hình; sinh thiết gan, tìm thấy giun và test huyết thanh miễn dịch sẽ hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều.

+ Tăng BC eosine, IgE.

+ Test huyết thanh miễn dịch ELISA rất có ích trong chẩn đoán. Sử dụng ELISA đặc hiệu kháng nguyên giai đoạn ấu trùng sẽ có hiệu quả và độ nhạy hơn các tét chẩn đoán khác nếu huyết thanh được ủ /hấp phụ làn đầu tiên với kháng nguyêntrong huyết thanh Ascaris để loại bỏ những kháng thể gây ra phản ứng chéo.

+ Test trong da hay lẩy da Toxocaracó thể cho phản ứng dương tính giả do các dị nguyên chia sẽ chung [shared allergens] giữa Toxocara và Ascaris.

- Chẩn đoán xác định một bệnh hệ thống do ký sinh trùng giun đũa chó

1.Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàng đặc biệt [gan to]

2.Các xét nghiêm cận lâm sàng [tăng bạch cầu, đặc biệt tăng bạch cầu eosin tăng,hiệu giá isohemagglutinin và tăng gammaglobulin huyết thanh;

3.Tiền sử lâm sàng [có tiếp xúc hoặc thói ăn đất ở trẻ em]

4.Sự có mặt của test huyết thanh dương tính với kháng thể kháng Toxocara spp trong huyết thanh [ELISA hoặc Ouchterlony test].

9. Biện pháp phòng bệnh

- Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;

- Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;

- Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi năm và có kế hoạch điều trị cần thiết;

- Cấm chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên hoặc các họp cát tông tạm trú của chó;

- Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó;

- Kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích, hay có luật nuôi cho rõ ràng.

- Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.

- Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi.

- Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể có.

Ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara canis xâm nhập vào thành ruột của con người và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi, não và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Tuy nhiên, do người là ký chủ ngẫu nhiên nên ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, các chuyên gia không thể tìm thấy trứng trong phân của người nhiễm. Theo nhiều nghiên cứu gần đây với xét nghiệm miễn dịch ELISA tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng dân cư từ 0 - 13%. Người ta ước đoán, ở Việt Nam, tỷ lệ này nhiễm là 5%. Khi nhiễm, giun đũa chó mèo có thể gây ra rất nhiều bệnh. Với hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh nhân có thể bị xuất huyết da [bầm, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù], ho kéo dài, mắc các biểu hiện thần kinh [đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt tay chân], đau khớp, sốt ói....

Theo TS.BS Trần Thị Hồng, nhiều khảo sát về bệnh ký sinh trùng nội tạng ở bệnh nhân người lớn có biểu lộ thần kinh, tổng kết bệnh do Toxocara chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng nghiên cứu của bà ở trẻ em cho thấy, trẻ từ 4 - 12 tuổi rất thường mắc bệnh có liên quan đến thần kinh do nhiễm giun đũa chó mèo. "Đa số bệnh nhi là những trẻ có hành vi nguy cơ như tiếp xúc với chó mèo, tiếp xúc với đất... Trẻ đi mẫu giáo, hay nhà trẻ thường thích nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay. 30% trẻ ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng. Còn các trẻ lớn hơn thì lại chơi nhiều trò chơi tiếp xúc với đất như đá banh, bồng bế chó mèo...," TS. Hồng cho biết. Ở người lớn, bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trong độ tuổi lao động. Bệnh thường xảy ra ở những người không rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với đất, chơi và ẵm bồng chó mèo. Nếu có thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Người lớn phải giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Đối với các chó mèo được nuôi như vật cưng trong nhà, chúng ta cần phải xổ giun định kỳ cho chó mèo.

10. Điều trị

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có hiệu quả với bệnh giun đũa cho mèo này, song mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng riêng và có những tác dụng phụ nhất định. Phần lớn liệu trình điều trị thuốc nào cũng vậy là dài ngày nên khó tránh khỏi các cảm giác khó chịu, nhất là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số thuốc có hiệu quả và đã được nghiên cứu:

1.Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.

2. Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.

3. Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.

4. Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…

5.Trong một số trường hợp có thể phải dung phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật [Nhiễm Toxocara ở mắt].

BS. ĐẶNG SỸ ĐIỂM

Chuyên khoa Tiêu hóa – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tài liệu tham khảo [References]

- Emedicine.medscape.com

- www.cdc.gov/.../toxocariasis/ - 

- www.ykhoanet.com/.../toxocara.htm 

Video liên quan

Chủ Đề