Màng nhĩ tai nằm ở đâu

Rối loạn tai giữa có thể là thứ phát do nhiễm trùng, tắc nghẽn vòi eustachian, hoặc chấn thương. Thông tin về các vật được đặt trong tai Dị vật ống tai ngoài và các triệu chứng như chảy mủ tai Ngạt mũi và chảy mũi , tắc nghẽn mũi Dị vật mũi , đau họng Đau họng , nhiễm trùng đường hô hấp trên Cảm lạnh thông thường , dị ứng Tổng quan các rối loạn dị ứng và Atopi , đau đầu Tiếp cận bệnh nhân đau đầu , các triệu chứng toàn thân, và sốt hướng tới việc chẩn đoán. Sự xuất hiện của ống tai ngoài và màng nhĩ Màng nhĩ của tai phải [A]; hòm nhĩ với màng nhĩ đã lấy đi[B]. thường đưa ra đoán. Mũi, vòm họng và họng miệng được kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng và những bằng chứng của khối u Tổng quan về các khối u vùng đầu cổ .

Chức năng tai giữa được đánh giá bằng việc sử dụng ống soi tai có bơm hơi Weber và Rinne khám bằng âm thoa Khám lâm sàng Trên toàn thế giới, khoảng nửa tỷ người [gần 8% dân số] bị nghe kém [1]. Hơn 10% người ở Hoa Kỳ có vấn đề nghe kém làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của họ, khiến nó trở thành rối loạn cảm... đọc thêm , nhĩ lượng Thử nghiệm Trên toàn thế giới, khoảng nửa tỷ người [gần 8% dân số] bị nghe kém [1]. Hơn 10% người ở Hoa Kỳ có vấn đề nghe kém làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của họ, khiến nó trở thành rối loạn cảm... đọc thêm , và kiểm tra thính lực đồ Thử nghiệm Trên toàn thế giới, khoảng nửa tỷ người [gần 8% dân số] bị nghe kém [1]. Hơn 10% người ở Hoa Kỳ có vấn đề nghe kém làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của họ, khiến nó trở thành rối loạn cảm... đọc thêm .

[Xem thêm Khối u tai Các khối u tai .]

Màng nhĩ của tai phải [A]; hòm nhĩ với màng nhĩ đã lấy đi [B].

Thủng màng nhĩ do chấn thương có thể gây đau, chảy máu, nghe kém, ù tai và chóng mặt. Chẩn đoán dựa trên soi tai. Điều trị thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần thiết nếu nhiễm trùng. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu lỗ thủng > 2 tháng chưa liền, sự gián đoạn của chuỗi xương con, hoặc các chấn thương ảnh hưởng tới tai trong.

Các nguyên nhân gây thương tích của thủng màng nhĩ bao gồm:

  • Đưa các vật ngoáy tai vào tai [ví dụ, bông ngoáy] và vô tình bị chọc mạnh vào màng nhĩ

  • Chấn thương gây ra bởi một tiếng nổ lớn hoặc bị tát mạnh vào tai

  • Chấn thương sọ não [có hoặc không có vết nứt nền sọ]

  • Áp suất âm đột ngột [ví dụ, hút mạnh áp vào ống tai]

  • Chấn thương áp suất [ví dụ như khi đi du lịch bằng máy bay hoặc lặn biển]

  • Thủng màng nhĩ do làm thủ thuật như bơm rửa tai hoặc lấy dị vật tai

Xuyên thủng màng nhĩ có thể gây gián đoạn chuỗi xương con, gãy đế đạp, gãy xương con, chảy máu, rò ngoại dịch từ cửa sổ bầu dục hoặc tròn dẫn đến sự rò ngoại dịch vào tai giữa, hoặc chấn thương dây VII.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Thủng màng nhĩ do chấn thương gây ra đau tai nhiều đột ngột đôi khi theo sau là chảy máu từ tai, nghe kém và ù tai. Nghe kém trầm trọng hơn nếu chuỗi xương con bị gián đoạn hoặc tai trong bị thương. Chóng mặt Chóng mặt có thể nghĩ tới tổn thương tai trong. Chảy mủ tai Chảy dịch tai có thể bắt đầu trong 24 đến 48 giờ, đặc biệt nếu nước đi vào tai giữa qua lỗ thủng màng nhĩ.,

Chẩn đoán

  • Soi tai

  • Thính lực đồ

Lỗ thủng thường thấy trên soi tai. Bất kỳ vệt máu nào che khuất ống tai được hút một cách cẩn thận và làm sạch. Tuyệt đối cấm bơm nước và dùng ống soi tai có bơm hơi. Lỗ thủng cực nhỏ có thể cần phải kiểm tra bằng nội soi tai hoặc nghiên cứu trở kháng tai giữa để chẩn đoán chính xác. Nếu có thể, đo thính lực đồ trước và sau khi điều trị để tránh nhầm lẫn giữa giảm thính giác gây ra do chấn thương hay do điều trị.

Bệnh nhân có dấu nghe kém Nghe kém hoặc nghiêm trọng chóng mặt Chóng mặt được đánh giá bởi một chuyên gia về tai mũi họng càng sớm càng tốt. Có thể cần chỉnh hình tai giữa đánh giá và sửa chữa tổn thương. Bệnh nhân có thủng màng nhĩ lớn cần phải được đánh giá, bởi vì các phần màng nhĩ bị rách có thể được đặt lại.

Điều trị

  • Tai phải giữ khô tránh nước

  • Kháng sinh uống hoặc tại chỗ nếu có tổn thương bẩn

  • Đôi khi phẫu thuật

Thông thường, không cần điều trị đặc hiệu. Tai cần được giữ khô; thuốc nhỏ tai không cần thiết. Tuy nhiên, dự phòng bằng kháng sinh phổ rộng miệng hoặc thuốc nhỏ tai kháng sinh là cần thiết nếu các chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập qua lỗ thủng như xảy ra trong các thương tổn bẩn.

Nếu tai bị nhiễm trùng, amoxicillin 500 mg uống mỗi 8 giờ được cho trong 7 ngày.

Mặc dù hầu hết các lỗ thủng tự liền, phẫu thuật được chỉ định cho lỗ thủng vẫn tồn tại > 2 tháng. Nghe kém dẫn truyền kéo dài có thể nghĩ tới khả năng gián đoạn chuỗi xương con, đòi hỏi phải khám và phẫu thuật chỉnh hình lại.

Những điểm chính

  • Nhiều lỗ thủng là nhỏ và tự lành.

  • Tai nên được giữ khô trong quá trình chữa bệnh; thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân là không cần thiết trừ khi có chấn thương bẩn hoặc nếu nhiễm trùng phát triển.

  • Phẫu thuật được thực hiện để sửa chữa chấn thương chuỗi xương con và cho lỗ thủng ko liền > 2 tháng.

Video liên quan

Chủ Đề