Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa yên thế là gì?

4. Tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế

Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

  • Làm rõ nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế?
  • So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương [về lãnh đạo, căn cứ hoạt động, lực lượng tham gia...]
  • Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế [theo mẫu].

Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế:

  • Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kì và Yên Thế là một trong các mục tiêu bình định của chúng.
  • Phát huy tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống của mình.

=> Nông dân Yên Thế đã đoàn kết, đứng lên đấu tranh.

So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương:

Nội dungKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchChỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạoNông dân.Nông dân, sĩ phu
Phạm vi hoạt độngChủ yếu ở Yên Thế [Bắc Giang] và một số tỉnh Bắc Kì.Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Lực lượng tham giaNông dân.Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.Khởi nghĩa vũ trang.
Thời gian tồn tạiDiễn ra trong 30 năm [1884 - 1913], trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhấtDiễn ra trong 10 năm [1885 - 1896], trong thời kì Pháp bình định Việt Nam
Tính chấtPhong trào mang tính chất tự vệ, tự phátPhong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.


Cuộc khởi nghĩa Yên Thế bắt nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế

  • Giới thiệu tiểu sử Hoàng Hoa Thám
  • 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
  • 2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế
  • 3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế
  • 4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế
  • 5. Hỏi đáp về Khởi nghĩa Yên Thế

Giới thiệu tiểu sử Hoàng Hoa Thám

Theo sử sách ghi chép lại, Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau này di cư lên vùng Yên Thế. Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng; năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận, và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất [11/1873] Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 [4/1884], ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh [Hoàng Đình Kinh] ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế".

Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu lịch sử, cuộc khởi nghĩa Yên Thế xem là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913, làm cho thực dân Pháp bao phen kinh hồn bạt vía.

Có thể nói, bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của dân tộc.

Để bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ những công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân Yên Thế năm xưa, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thế lấy ngày 15-17 tháng 3 dương lịch để long trọng tổ chức lễ hội. Việc làm này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tri ân của thế hệ hôm nay với trời đất, các thần linh, các anh hùng nghĩa sỹ, nghĩa binh, dân binh, những người hi sinh cho đất nước và dân tộc đã một lòng trung thành, sống chết dưới cờ nghĩa của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám làm thủ lĩnh.

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

=> Với tinh thần yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến, gồm ba giai đoạn

Giai đoạn I: 1884 - 1892

+ Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

+ Tháng 4 - 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy

Giai đoạn II [1893- 1908]: nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp - Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai [12- 1897] Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

+ Giai đoạn III: 1909 - 1913

Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

- Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

- Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

- Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

5. Hỏi đáp về Khởi nghĩa Yên Thế

1. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

⇒ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân.

2. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Trả lời:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời [khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương].

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt [tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám]: căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động...

- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các tài liệu sau:

  • Khởi nghĩa Lam Sơn
  • Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc khởi nghĩa lâu dài nhất, oanh liệt nhất trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Người đầu tiên có công xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở vùng Yên Thế là Lương Văn Nắm [tức Đề Nắm]. Năm 1892 ông mất, sự nghiệp được giao lại cho phó tướng Hoàng Hoa Thám [tức Đề Thám] lãnh đạo. Kéo dài gần 30 năm [1884-1913], cuộc khởi nghĩa có vai trò, vị trí to lớn trong lịch sử dân tộc, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí bất khuất của dân tộc ta chống quân xâm lược.

Khởi nghĩa Yên Thế

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế nổ ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã xâm chiếm và cơ bản đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Sau khi đã chiếm được thành Tỉnh Đạo - phủ Lạng Thương, ngày 16/3/1884, một cánh quân của thực dân Pháp đã đánh lên Yên Thế để mở đường tấn công lên Thái Nguyên. Trên đường vào Yên Thế, tại Đức Lân thuộc huyện Phú Bình [tỉnh Thái Nguyên], quân Pháp đã bị nghĩa quân do Đề Nắm chỉ huy tập kích gây thiệt hại nặng buộc phải rút lui. Với 02 trận mở màn thắng lợi, Đề Nắm cùng các nghĩa binh trở về đình làng Hả [xã Tân Trung, huyện Tân Yên ngày nay], tổ chức lễ tế cờ, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân Yên Thế chống lại thực dân Pháp xâm lược và tay sai. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, Nghĩa quân đã lập nên một cụm cứ điểm gồm 07 hệ thống công sự trong vùng rừng núi dọc sông Sỏi. Với thế trận liên hoàn và lối đánh du kích, Nghĩa quân Yên Thế đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch. Tháng 3/1892, để trả thù cho các tướng lĩnh bị chết trận, thực dân Pháp đã tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn với hơn 2.200 quân do tướng Voa-rông chỉ huy vào căn cứ Yên Thế. Sau 01 tháng chiến đấu kiên cường, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc. Song do chênh lệch về tương quan lực lượng quá lớn, thủ lĩnh Đề Nắm hy sinh, nghĩa quân buộc phải rút lui khỏi căn cứ. Sau cái chết của Đề Nắm, tinh thần của cuộc khởi nghĩa tưởng như bị dập tắt thì Hoàng Hoa Thám - một vị tướng tài của nghĩa quân đã đứng lên tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa. Ông đã củng cố, tập hợp lại lực lượng, tổ chức tế cờ tại đình Đông [Bích Động - Việt Yên], chính thức tiếp tục lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Yên Thế.

Những bạn cách mạng của Ðề Thám

Với chiến thuật tài tình, nhiều trận đánh do Hoàng Hoa Thám chỉ huy làm cho giặc Pháp phải kinh hồn bạt vía, đến nay vẫn còn in đậm trong tâm trí của người dân Yên Thế như các trận Hố Chuối, Đồn Hom [Yên Thế], Cao Thượng [Tân Yên],… gây thiệt hại nặng nề cho quân giặc. Không những vậy, ông đã buộc thực dân Pháp phải hai lần ký hòa hoãn vào các năm 1894 và 1901. Trong thời gian này ông đã lãnh đạo xây dựng căn cứ Yên Thế như một “Tiểu vương quốc” bình yên và tự do trước một kẻ thù lớn. Cũng chính thời gian này, nhân dân cả nước đều hướng về phong trào khởi nghĩa Yên Thế, tiêu biểu nhất là các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm đã tìm về Yên Thế gặp Đề Thám bàn kế đánh giặc, giúp phong trào tiếp tục phát triển.

Trước phong trào ngày càng lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa, Hoàng Hoa Thám đã cho lực lượng nghĩa quân đi khắp các tỉnh đồng bằng và Hà Nội gây dựng phong trào. Điển hình là, ngày 27/6/1908, nghĩa quân Yên Thế đã phối hợp với đảng Nghĩa Hưng gây ra vụ “Hà thành đầu độc” gây tiếng vang lớn trong toàn quốc, nhằm đầu độc quân Pháp ở địa bàn thủ đô Hà Nội. Vụ đầu độc bị bại lộ, nhiều nghĩa sĩ bị bắt và sát hại. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp đã tập trung một lực lượng lớn khoảng 15.000 quân ồ ạt tấn công vào Yên Thế. Suốt 4 năm sau đó, nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa di chuyển dần về Phúc Yên, Vĩnh Yên, Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh trả quyết liệt, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề. Điển hình là các trận Đồn Hom [Yên Thế], Hàm Lợn [Tam Đảo, Vĩnh Phúc], Phúc Yên [Vĩnh Phúc]. Trước cuộc tấn công vây quét gắt gao của quân Pháp, nhiều tướng lĩnh giỏi của nghĩa quân lần lượt bị sa vào tay giặc, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút. Sau khi thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám bị sát hại vào năm 1913, cuộc khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.

Người vợ thứ 3 của Ðề Thám bị bắt

Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra với gần 30 năm gian khổ, hy sinh và những chiến công lừng lẫy, được đánh giá là cuộc khởi nghĩa có vũ trang lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước khi có Đảng. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống chống giặc ngoại xâm, về lòng yêu nước, ý chí quật cường, sự mưu trí, dũng cảm và những chiến công hiển hách của các tướng lĩnh, Nghĩa quân Yên Thế, đặc biệt là hình tượng người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám. Trong khói lửa tàn khốc của kẻ xâm lược, Hoàng Hoa Thám đã trở thành một Anh hùng dân tộc, một thiên tài, người mà chính giới Pháp cũng phải thừa nhận “Mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần mà thôi”. Cuộc khởi nghĩa là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của nhân dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam, đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Lính thủy quân Pháp ở Mỏ Trạng - Tam Tiến - Yên Thế

Dưới sự chỉ huy của Đề Thám, nghĩa quân Yên Thế trong nhiều năm đã thực sự vươn lên trở thành một lực lượng kháng chiến uy lực, gây nên những tổn thất nặng nề cho thực dân Pháp và tay sai. Căn cứ Yên Thế đã trở thành một cái gai khó nhổ đối với kẻ xâm lược, mặc dù chúng đã đô hộ được hầu hết nước ta. Kẻ thù đã phải tập trung rất nhiều quân tinh nhuệ và sử dụng vô số những mưu ma chước quỷ nhằm dập tắt ngọn lửa yêu nước của Nghĩa quân. Bản thân Đề Thám cũng trở thành đối tượng tiễu trừ hàng đầu của thực dân Pháp. Trong bối cảnh cực kỳ bất lợi của thời vận lịch sử, nghĩa quân Yên Thế đã dần dà bị lâm vào thế kẹt. Đã không chỉ một lần Đề Thám gần như chuẩn bị sa chân vào những cái bẫy tinh ma mà kẻ thù đã giăng mắc. Có lúc tưởng như vận mệnh của ông cũng đã bị kết liễu bởi những trò phản bội từ chính những kẻ từng là thân cận nhất. Thế nhưng, trong nhiều năm liền, “Hùm thiêng Yên Thế” bằng những chiến thuật khôn khéo và quả cảm đã vượt qua được mọi nguy nan. 

Nghi thức tế lễ trước anh linh người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám diễn trong không khí trang trọng, linh thiêng

Anh hùng Hoàng Hoa Thám, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tên thật là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau di cư lên Sơn Tây [nay bao gồm một phần ngoại thành Hà Nội, một phần các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và toàn tỉnh Vĩnh Phúc], rồi lại lên Yên Thế [Bắc Giang]. Cha của ông là Trương Văn Thận, một nông dân nghèo. Sinh thời, bố mẹ Hoàng Hoa Thám đều là những người rất trọng nghĩa khí; cả hai ông bà đều gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Văn Nhàn [Nùng Văn Vân] ở Sơn Tây. 

Về năm sinh của người anh hùng Hoàng Hoa Thám, nhiều tài liệu viết về ông không thống nhất [các năm 1840, 1845, 1846, 1858, 1864]. Dựa trên các tư liệu mới phát hiện, đã xác định được chính xác năm sinh của Hoàng Hoa Thám là 1836. Đây là kết quả hàng chục năm nghiên cứu của Tiến sĩ Khổng Đức Thiêm về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Cuốn sách Hoàng Hoa Thám [1836-1913] của Tiến sĩ Khổng Đức Thiêm đã được Giáo sư sử học Phan Huy Lê đánh giá là "Tập đại thành về người anh hùng Hoàng Hoa Thám",...

Lễ hội diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 17/3 [dương lịch] hằng năm 

Hơn một thế kỷ đã trôi qua, hình ảnh vị thủ lĩnh kiên cường Hoàng Hoa Thám vẫn còn in sâu trong tâm trí của mỗi người dân nước Việt. Những dư âm và chiến tích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế vẫn còn hiện hữu trên nhiều trang sử, trên nhiều vùng quê. Tên tuổi Hoàng Hoa Thám và các thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế giờ đây đã gắn liền với nhiều tên đường, tên phố, địa danh, các công viên, quảng trường, trường học ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tưởng nhớ công đức Hoàng Hoa Thám, ở tất cả 23 di tích và cụm di tích lịch sử của vùng đất Bắc Giang và ngay trên quê hương của người anh hùng ở xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên, nhân dân đều lập đền thờ ông. Với những vai trò to lớn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và giá trị của hệ thống di tích có liên quan, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận "Di tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế" là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm vinh dự tự hào của cán bộ, nhân dân tỉnh Bắc Giang mà còn niềm tự hào của quê hương Hưng Yên, nơi sinh danh nhân Hoàng Hoa Thám.

Khởi nghĩa Yên Thế đã trở thành bản hùng ca đầy tự hào và khát vọng tự do của nhân dân ta. Nhớ về công lao to lớn của tướng lĩnh, nghĩa quân Yên Thế, đặc biệt là người anh hùng Hoàng Hoa Thám, nhân dân ta đã ca ngợi ông bằng những câu ca "Ba mươi năm giữ núi rừng; Danh ông Đề Thám vang lừng trời Nam"!

Tiết mục văn nghệ ôn lại cuộc khởi nghĩa Yên Thế tại Lễ kỷ niệm 134 năm khởi Nghĩa Yên Thế [1884 -2014]

Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 138 năm Cuộc khởi nghĩa Yên Thế, ngày 24/01/2022 vừa qua UBND huyện Yên Thế đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội Yên Thế năm 2022. Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta, qua đó bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện và trên phạm vi cả nước trong những ngày gần đây; nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và du khách thập phương, ngày 21/02/2022 Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Phương án tổ chức Lễ hội Yên Thế năm 2022. Trong đó, quán triệt nghiêm tinh thần chỉ đạo "các lễ hội trên địa bàn huyện trong dịp đầu Xuân năm 2022 chỉ thực hiện phần nghi lễ [gồm: Dâng hương tại đền Thề; Lễ tế - Lễ dâng hương tại Tượng đài; Lễ phóng sinh tại khu vực Hồ sinh thái], không tổ chức phần hội". Đây là điều không mong muốn nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn phải làm và được nhân dân đồng tình ủng hộ./.

Thạch Văn Chiến 

Video liên quan

Chủ Đề