Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là gì

1. TỔNG QUAN

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của bệnh viện, ngày 15 tháng 5 năm 2014. Khoa KSNK Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á đã chính thức đi vào hoạt động.

Khoa gồm có 5 tổ:

  • Tổ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa lâm sàng
  • Tổ khử khuẩn - tiệt khuẩn
  • Quản lý và cấp phát dụng cụ khoa phòng
  • Tổ đồ vải
  • Tổ giám sát và quản lý chất thải bệnh viện.

2. DỊCH VỤ

Chức năng nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi trình ban Giám Đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng các qui định,qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên cơ sở các qui định hướng dẫn chung của Bộ Y tế để trình Ban Giám Đốc phê duyệt và đưa vào triển khai tại bệnh viện.

- Phối hợp các khoa phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
  • Phát hiện, tiếp nhận báo cáo về những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa vi sinh. Qua đó khoa KSNK đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
  • Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.

- Kiểm tra, đôn đốc nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân bệnh nhân, và khách thực hiện đúng qui định về KSNK trong công tác khám chữa bệnh.

- Nghiên cứu khoa học, tuyên truyền huấn luyện chỉ đạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho từng khoa phòng.

- Quản lý giám sát các hoạt động khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải bệnh viện, cung cấp dụng cụ vô khuẩn hóa chất sát khuẩn, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.

- Theo dõi báo cáo đánh giá phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp của nhân viên y tế liên quan đến tác nhân vi sinh vật.

- Phối hợp với khoa Vi sinh, Dược và các đơn vị lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân về vệ sinh tay. Phối hợp cùng các khoa/phòng và thành viên thuộc Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Theo dõi các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Điều tra những vụ dịch trong bệnh viện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

- Chuẩn hóa các quy trình khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho phù hợp với tình hình thực tại của bệnh viện.

- Chuẩn hóa và quản lý việc xử lý chất thải trong bệnh viện.

- Kiểm tra đôn đốc vệ sinh bệnh viện ,vệ sinh khoa phòng ,vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.

- Quản lý chất lượng đồ vải.

- Quản lý môi trường bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện về chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thành quả đạt được:

- Góp phần không nhỏ trong công tác điều trị cho bệnh nhân.

- Mang lại sự an toàn cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện từ lúc vào viện cho đến khi ra viện.

- Đóng góp tích cực vào cuộc đổi mới bệnh viện về phát triển các kỹ thuật cao [đảm bảo điều kiện vô khuẩn cho phẫu thuật nội soi, hồi sức tích cực…].

- Xây dựng được qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện.

- Quản lý chất lượng đồ vải các khoa, phòng.

- Phối hợp khoa xét nghiệm [vi sinh] kiểm tra định kỳ và đột xuất về chất lượng tiệt khuẩn các dụng cụ & môi trường.

 

3. TRANG THIẾT BỊ

Khoa KSNK được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thực tế của bệnh viện:

  • Máy hấp 121oC: 03 cái
  • Máy nhiệt độ thấp: 01 cái
  • Máy giặt công nghiệp thế hệ mới: 02 cái
  • Máy sấy đồ vải: 01 cái
  • Máy phun khử khuẩn bề mặt qua đường không khí: 01 cái
  • Máy đóng ép dụng cụ: 02
  • Máy rửa dụng cụ: 01
  • Máy sấy làm khô dụng cụ: 01
  • Máy vi tính: 01

4. ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ

Khoa KSNK có nhiều thế mạnh về nhân sự:

4.1. Nhân sự:

Đội ngũ nhân lực khoa KSNK đều có trình độ chuyên môn ngành y ,tác phong nhanh nhẹn đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế của bệnh viện mang lại hiệu quả cao cho hoạt động KSNK.

4.2. Về đào tạo – Nghiên cứu khoa học:

Đào tạo:

- Đào tạo về KSNK cho bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng và các đối tượng liên quan về chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Xây dựng chương trình phối hợp tập huấn, thông tin và truyền thông, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học:

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tỷ lệ lưu hành của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tình hình đề kháng kháng sinh.

- Hiệu quả của chương trình can thiệp đối với các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Hiệu quả giảm mức độ ô nhiễm vi sinh vật trên đồ vải y tế sau khi sử dụng.

4.3. Định hướng phát triển:

- Xây dựng mô hình kiểm soát nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Đồng thời góp phần cải thiện việc sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.

- Xây dựng các qui trình, các bảng kiểm phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Xây dựng mô hình tiệt khuẩn trung tâm đạt chuẩn.

- Cập nhật nhiều kỹ thuật tiên tiến và triển khai các ứng dụng trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Xây dựng mô hình giáo dục và các qui trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn, đồ vải theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức WHO.

1 . Tên khoa: Kiểm soát nhiễm khuẩn [Infection control department ].

2 . Điện thoại

                Địa chỉ : Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện HN Việt Đức,40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

                SDT: 04.38253531 máy lẻ 346

3 . Lịch sử phát triển khoa phòng:

                Ngày 20 tháng 11 năm 2000 theo quyết định số 728/VĐ-QĐ, thành lập khoa Chống Nhiễm khuẩn. Gồm 6 thành viên kiêm nhiệm.

                Ngày 27/11/2000 theo quyết định số 729/VĐ-QĐ, về việc bổ nhiệm

                Bs Lê Văn Bình Phó trưởng khoa tạm thời phụ trách khoa

                Ts Lê Thị Thiều Hoa Phó trưởng khoa. [2000 – 2006]

                Ngày 4/5/2006 theo quyết định số 448/QĐ-VĐ, sát nhập trung tâm hấp sấy tiệt trùng về khoa Chống nhiễm khuẩn.

                Ngày 26/9/2007 theo quyết định số 753/QĐ-VĐ, bổ nhiệm Bs Lê Văn Bình làm trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn [ 2007 – 2010]

                Ngày 31/12/2009 theo quyết định số 1116/QĐ-VĐ. Đổi tên khoa Chống nhiễm khuẩn thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

                Ngày 19/5/2011 theo quyết định số 677/QĐ-VĐ, bổ nhiệm Phó trưởng khoa Thạc sĩ Hoàng Giang tạm thời phụ trách khoa.

                Ngày 28/12/2011 theo quyết định số 2005/QĐ-VĐ chuyển trung tâm Giặt là thuộc phòng Hành chính quản trị về khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn quản lý.

                Ngày 27/3/2013 theo quyết định số 245/ QĐ-VĐ đổi tên Trung tâm giặt là thành tổ giặt là thuộc khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

                Ngày 1/12/2014 BSCKII. Phạm Hải Bằng được bổ nhiệm làm trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - cho đến nay.

                Ban đầu từ 6 thành viên  làm  nhiệm vụ kiêm nhiệm cho đến nay đã phát triển gồm 43 thành viên được chia ra thành 4 tổ [ theo đúng yêu cầu của thông tư 16/2018 Bộ y tế]. Sau một chặng đường hình thành và phát triển Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được những thành tựu đáng kể đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng thời công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh.

4 . Chức năng nhiệm vụ của khoa:

                Xây dựng kế hoạch KSNK định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng KSNK thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

                Làm đầu mối xây dựng các quy định, quy trình KSNK trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc phê duyệt, tổ chức thực hiện.

                Phối hợp với các khoa, phòng có liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

                Giám sát các vụ dịch, phối hợp quản lý tai nạn rủi do nghề nghiệp.

                Cung cấp toàn bộ dụng cụ y tế và toan áo, đồ vải đã được tiệt khuẩn cho hoạt động chuyên môn của bệnh viện.

                Giám sát phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế trong toàn bệnh viện.

                Phối hợp phòng hành chính, khoa vi sinh và các khoa, phòng trong bệnh viện kiểm tra và xử lý nước trong bệnh viện.

                Phối hợp với khoa Dược, khoa Vi sinh và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

                Phối hợp với khoa Dinh dưỡng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bệnh viện.

                Đào tạo, nâng  cao kiến thức về Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện cho nhân viên y tế và cho tuyến dưới

                Nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

5. Tổ chức nhân sự của khoa:

                Ban lãnh đạo khoa đương nhiệm:

                BSCK II. Phạm Hải Bằng – Trưởng khoa

                Thạc sĩ. Hoàng Giang – Phó trưởng khoa  

                Tiến sỹ. Đỗ Trung Dũng – Phó Trưởng khoa

                Cử nhân. Nguyễn Văn Dũng – Kỹ thuật viên trưởng khoa

                Số lượng nhân viên của khoa phòng:

                Hiện tại, khoa KSNK có 43 nhân viên được chia thành 4 tổ bao gồm:

                Tổ giám sát – Hành chính [12 nhân viên] gồm: 03 bác sỹ, 01 thạc sỹ QLBV, 01 Cử nhân đại học, 07 Điều dưỡng cao đẳng.

                Tổ hấp sấy tiệt trùng [10 nhân viên] gồm: 01 kỹ sư, 05 nhân viên kỹ thuật, 04 y công.

                Tổ hậu cần [11 nhân viên] gồm 01 điều dưỡng, 10 y công

                Tổ phân loại và giao nhận đồ vải [10 nhân viên] gồm: 10 y công.

6 . Thành tựu đã đạt được:

                Bằng khen Bộ trưởng Bộ y tế : Năm 2010

                Bằng khen Bộ trưởng Bộ y tế : Năm 2017

                Tập thể lao động xuất sắc : 5 năm liên tục

7. Phương hướng phát triển :

                Tiến tới xây dựng thành một trung tâm tiệt khuẩn [CSSD] đạt tiêu chuẩn.

                Hiên tại khối nhà Hậu cần đã đi vào hoạt động, quý 3 năm 2020 sẽ triển khai làm sạch và khử khuẩn dụng cụ tập trung tại khoa.

                Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

                Tăng cường đào tạo tham gia giảng dạy,  nghiên cứu khoa học.

                Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công theo đúng chức năng, nhiệm vụ của khoa.

Video liên quan

Chủ Đề