Nhà vệ sinh trong tiếng anh là gì

Sẵn sàng du học – Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ những từ vựng và cách diễn đạt liên quan đến “restroom” [nhà vệ sinh].

Hôm nay vào siêu thị, mình chạy vào cái “restroom” thì có một cô gái tóc vàng xinh đẹp ngồi gần đấy bảo “somebody’s inside”. Mình nói “thank you”.

Nhớ hồi năm 2003 đi tình nguyện SeaGames 22 ở Hà Đông, khi mình đang đi bộ, một bạn vận động viên Malaysia chạy qua: “Where’s the restroom?”, giọng rất gấp gáp. Hồi đó mình không biết “restroom” là gì, nên hỏi lại “pardon me?”. Bạn kia cuống quá, “restroom, restroom”. Mặt mình thộn ra, “pardon me?”. Bạn kia chịu không nổi, hét lớn như Trương Phi: “Toilet!”. Mình như bừng tỉnh sau cơn mộng, mau mắn chạy vào cửa hàng gần đó nói giúp bạn ấy.

Con trai sang Mỹ đi học, mình cũng sợ nhất là có nhu cầu mà không biết nói thế nào, nên phải dạy đi dạy lại “Lúc nào con muốn đi vệ sinh thì nói I wanna go to restroom”. Đến hôm thứ hai thì cu cậu về nhà khoe, hôm nay con bảo cô giáo “I restroom”.

Ngày xưa, mình chỉ biết đi tè là “make water”, thực ra có từ khác thông dụng hơn là “pee”. Nếu muốn đi nhẹ, bạn nói “I wanna go pee”, còn đi nặng sẽ là “I wanna go poop”.

Nếu để ý, trên máy bay, cửa nhà vệ sinh có ký hiệu màu xanh kèm chữ “vacant” bên cạnh, có nghĩa là không có người. Còn nếu bạn nhìn thấy ký hiệu màu đỏ, “in use” hoặc “occupied” thì có người đang ở trong.

Từ vựng trong nhà vệ sinh khá nhiều. Cái mà nhà vệ sinh nào cũng có là “toilet” – bồn cầu. Giấy vệ sinh gọi là “toilet paper” [hay thỉnh thoảng nhiều người nói nhầm sang “tissue” – giấy ăn]. Xả nước sau khi đi vệ sinh là “flush toilet”. Chỗ rửa tay là “sink”. Sau khi rửa tay, bạn có thể làm khô với “hand dryer”.

Tên nhà vệ sinh cũng là điều thú vị. WC là viết tắt của “water closet”. Từ này liên quan đến sự ra đời của nhà vệ sinh xả nước như ngày nay. “Toilet xả nước” [flush toilet] xuất hiện từ năm 1596 và trở nên phổ biến từ giữa thế kỷ 19. Ở Anh, ban đầu người ta dùng thuật ngữ “wash down closet” có nghĩa là nhà vệ sinh xả nước – để phân biệt với những loại nhà vệ sinh khác. Thuật ngữ “water closet” ra đời khoảng năm 1870 ở Anh và thay thế cho tên gọi “wash down closet” – có lẽ vì nghe ngắn gọn và “vệ sinh” hơn.

Ở Mỹ, trước đây nhà tắm – “bathroom” là nơi có bồn tắm, tương đối biệt lập với nhà vệ sinh. Sau này, theo thói quen sử dụng, “bathroom” cũng có nghĩa là nhà vệ sinh.

Tên “restroom” có nhiều nguồn gốc. Một trong những câu chuyện mà mình nghe được liên quan tới những người lao động Mỹ cuối thế kỷ 19. Điều kiện làm việc hà khắc, không giờ nghỉ, nên chỗ thư giãn duy nhất của họ là ở trong “toilet” – nơi sự riêng tư gần như tuyệt đối – sau này gọi nhiều quen thì thành thuật ngữ “restroom” [rest: nghỉ ngơi, room: phòng].

Nhà vệ sinh còn có tên gọi khác là “loo” [phát âm là /lu/] với câu chuyện rất thú vị liên quan đến nó. Khoảng năm 2002-2003, ở Haryana Ấn Độ, 70% phụ nữ phải đi vệ sinh ở ngoài trời. Điều này làm gia tăng rủi ro bị tấn công cũng như khả năng bùng phát dịch bệnh. Một phong trào của phụ nữ Ấn Độ là “no loo no I do” – không có nhà vệ sinh thì không lấy được vợ. Ở vùng khác thì khẩu hiệu là “no toilet, no bride”.

Đây là chiến dịch marketing xã hội rất sáng tạo và thành công. Sau chiến dịch, số lượng gia đình có nhà vệ sinh riêng đã tăng 15%.

Cá Domino [SSDH] – Theo vnexpress.net

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà vệ sinh [tiếng Anh: toilet room] là một căn phòng nhỏ riêng tư với thiết bị vệ sinh [bồn cầu] để đi tiểu và đại tiện thường có bồn rửa [chậu rửa] với xà phòng để rửa tay, vì điều này rất quan trọng đối với vấn đề vệ sinh cá nhân.

Một nhà vệ sinh điển hình ở nước ngoài

Loại phòng này được gọi "bathroom" trong tiếng Anh-Mỹ, "loo" trong tiếng Anh-Anh, "washroom" tại Canada và nhiều tên gọi khác trên khắp thế giới.

Các địa điểm công cộng có phân chia nhà vệ sinh phi giới tính cho nam và nữ, hoặc nhà vệ sinh công cộng trung tính cho những người thuộc nhóm LGBT. Ngoài ra còn có các loại nhà vệ sinh khác nhau dành cho người khuyết tật, nhà vệ sinh bố mẹ và con cái được chia sẻ bởi cha mẹ và con cái.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Trung Quốc Đại lục[sửa | sửa mã nguồn]

Thời cổ đại Trung Quốc, chỗ đi vệ sinh hầu hết nằm bên ngoài ngôi nhà, dùng những nơi tương tự và nối với với chuồng lợn.[1] Thông thường chất thải được đào hố và che lấp bằng cỏ tranh ["mao thảo"] nên gọi là mao khanh [hố phủ bằng cây cỏ gianh], mao phòng hay mao xí.

Trong thời kỳ tiền Tần và Hán-Ngụy, nhà vệ sinh được gọi là hành thanh. Thời nhà Tống nhà sư Tuyết Đậu Tăng [雪竇曾] từng dọn nhà vệ sinh trong chùa Linh Ẩn [靈隱寺] vì vậy nhà vệ sinh được gọi là tuyết ẩn [雪隱].

Tên gọi tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở một số vùng tại Việt Nam, người dân gọi nhà vệ sinh là cầu tõm. Danh từ này xuất phát từ thói quen của một số người dân thường ngồi trên một cầu tre bắc qua con mương để đại tiện.

Tại một số vùng, người ta lại gọi là nhà tiêu, cầu tiêu, hố xí, nhà xí, chuồng xí. "Xí" [chữ Hán phồn thể: 廁; giản thể: 厕, bính âm: cè] ở đây là từ Hán-Việt, chỉ nơi người ta đại tiểu tiện, tức nhà vệ sinh. Thời hiện đại có những tên gọi vay mượn chỉ về nó như toa-lét [toilet], vê kép xê [WC].

Các kiểu nhà vệ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà tiêu tự hoại
  • Nhà tiêu hai ngăn

Tình hình vệ sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay [2007] có khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ. Liên hợp quốc hy vọng sẽ giảm con số này xuống còn một nửa vào năm 2015 như một phần Các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ đã đề ra.[2]

Tổ chức từ thiện Anh WaterAid đã lập danh sách [3] các nước có trên 10 triệu người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là Nga, România, Thổ Nhĩ Kỳ, México, Brasil, Ai Cập, Maroc và nhiều nước khác, trong đó Ấn Độ có 700 triệu người không được tiếp cận với nhà vệ sinh có hệ thống nước thải đúng quy cách.

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Qua một nghiên cứu điều tra trong năm 2006 do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam tiến hành, chỉ có khoảng 15.6% người được phỏng vấn thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 08/2005/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành. Trong khi đó, Chương Trình Mục Tiêu Quốc gia về Cấp Nước và Vệ Sinh Môi trường Nông thôn lần II cho giai đoạn 2006-2010 đề ra mục tiêu là đến năm 2010, 100% trường học và 70% các gia đình ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh.[4]

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] về hiện trạng các công trình vệ sinh tại 966 điểm trường tại vùng nông thôn Việt Nam: trong tổng số điểm trường điều tra chỉ có 72,7% số điểm trường có nhà tiêu và chỉ có khoảng 54% nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh [trong đó chỉ có 11,7% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh]. Tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu đạt tỷ lệ thấp nhất là khối mầm non: 52,4%. Khối mầm non cũng là khối có tỷ lệ điểm trường có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh thấp nhất [39,5%][5] việc giải quyết nhu cầu sinh lý bình thường hàng ngày ở học đường luôn là nỗi bức xúc cố nén của học sinh[6], thầy cô[7], phụ huynh, đại biểu Quốc hội và các nhà báo.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cầu tõm
  • Xí bệt
  • Xí xổm
  • Bồn cầu

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 淺談廁所文化和廁所革命——我國城鄉現實衛生和初級衛生保健工作中的特大難題, "Quản lý dịch vụ y tế Trung Quốc" 1992, Số 11.
  2. ^ Hơn 40 nước tham gia Hội nghị Nhà vệ sinh ở Delhi 17:10' 31/10/2007 [GMT+7]
  3. ^ Hơn 10 triệu người Nga thiếu hố xí tự hoại 16:17' 28/11/2005 [GMT+7]
  4. ^ Vui và Học trong Ngày hội Vệ sinh Trường học
  5. ^ “Hàng triệu học sinh không dám đi... vệ sinh!22:12:00, 21/10/2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2007.
  6. ^ “Trên 27% trường học thiếu nhà vệ sinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.
  7. ^ “Khủng khiếp nhà vệ sinh trường học !07-10-2007 22:46:05 GMT +7”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hành rửa tay cần thiết cho sự sống còn của người dân nông thôn Việt Nam[liên kết hỏng]
  • Khi du lịch biển thiếu nhà vệ sinh Lưu trữ 2009-08-31 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà vệ sinh.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà vệ sinh.

Phòng vệ sinh tiếng Anh gọi là gì?

Tương tự tiếng Việt, tiếng Anh có rất nhiều từ chỉ nhà vệ sinh, chẳng hạn "toilet", "bathroom", "ladies room", "men's room" và "restroom". Trên máy bay, nhà vệ sinh thường được gọi "the lavatory".

Đi nhà vệ sinh tiếng Anh là gì?

Con trai sang Mỹ đi học, mình cũng sợ nhất có nhu cầu mà không biết nói thế nào, nên phải dạy đi dạy lại “Lúc nào con muốn đi vệ sinh thì nói I wanna go to restroom“.

Nhà tắm nhà vệ sinh tiếng Anh là gì?

Loại phòng này được gọi "bathroom" trong tiếng Anh-Mỹ, "loo" trong tiếng Anh-Anh, "washroom" tại Canada và nhiều tên gọi khác trên khắp thế giới.

Nhà vệ sinh viết tắt của từ gì?

WC có thể chỉ đến: Viết tắt trong tiếng Anh của: Water closet: tức nhà vệ sinh hay phòng vệ sinh hoặc cầu tiêu.

Chủ Đề