Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa là gì

Chuyển khẩu hàng hóa là một khái niệm đã được luật pháp nước ta quy định, theo quy định tại điều 30 luật thương mại 2005 thì khái niệm chuyển khẩu hàng hóa hay còn gọi là chuyển khẩu được định nghĩa như sau.

Chuyển khẩu là: Hình thức hàng hóa được mua từ một nước để bán sang một nước khác mà không phải làm các thủ tục về xuất khẩu và nhập khẩu hay các điều khoản trong thương mại quốc tế [incoterms] của Việt Nam.

Chuyển khẩu hàng hóa là gì?

1.2. Phương thức chuyển khẩu hàng hóa cần thực hiện theo các bước

Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, Hàng hóa này sẽ được đưa và kho bãi thuộc các cảng biển của Việt Nam, lưu ý là hàng hóa này không được đưa vào kho ngoại, không được đưa vào khu vực trung chuyển hàng hóa và phải có phiếu kê khai hàng hóa [packing list] nó sẽ nằm ở các kho thuộc cảng biển Việt Nam đợi thủ tục kiểm tra và giám sát hải quan, thực hiện các bước sau trước khi chuyển đi.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị và nộp cho chi cục hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu một bộ hồ sơ [pre-alert].

Bước 2: Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện những công việc và thủ tục sau đây

Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ ô hàng nhập khẩu và chuyển khẩu

Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp

Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam

Sau khi đóng gói hàng hóa [packaging] thì sẽ hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa

Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này

Việc làm chứng từ xuất nhập khẩu

Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

Xem thêm: ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC có ý nghĩa gì?

1.3. Lưu ý khi chuyển khẩu hàng hóa

Việc chuyển khẩu hàng hóa hiện nay được rất nhiều doanh nhân kinh doanh, nhưng với loại hình thức kinh doanh này thì nhà nước ta có những quy định riềng mà những doanh nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa nên tìm hiểu để không phạm vào luật pháp.

Các doanh nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, những hàng hóa mua bán theo hợp đồng chuyển khẩu không phải xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu từng chuyến hàng, Ngành hàng quy định trong phạm vi kinh doanh của giấy phép không ràng buộc đối với hàng hoá mua bán theo hợp đồng chuyển khẩu.

Phương thức chuyển khẩu có cơ sở pháp lý là hai hợp đồng riêng biệt gồm: hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng

Các hình thức thanh toán của phương thức chuyển khẩu thường là: Thanh toán bằng tiền mặt, Thanh toán theo hình thức tín dụng giáp lưng, thanh toán bằng hàng cho đơn vị kinh tế Việt Nam

Hi vọng qua bài viết Chuyển khẩu là gì bạn đã có những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa 

2. Loại hàng hóa và hình thức được phép chuyển khẩu

Với nhiều doanh nhân thì họ đã biết quá rõ về những loại hàng hóa được phép chuyển khẩu, nhưng với nhiều người thì vẫn chưa biết và nắm rõ được những hàng hóa được phép chuyển khoản. Vậy hàng chuyển khẩu là gì? Và những loại hàng hóa được phép chuyển khẩu.

2.1. Loại hàng hóa chuyển khẩu

hàng chuyển khẩu là gì: là tất cả các hàng hóa đều được phép kinh doanh chuyển khẩu theo quy định pháp luật tại Việt Nam.

Hiện nay nhà nước ta đã ra nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 thương nhân được phép kinh doanh hàng hóa theo quy định sau.

Tất cả các hàng hóa đều được pháp kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam được giải quyết tại chi cục hải quan cửa khẩu, riêng những hàng hóa quy định tại khoản 2 điều này thì không được kinh doanh.

Tất cả các hàng hóa khi chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đều phải chịu sự kiểm soát của Hải quan Việt Nam, khi hàng hóa có bất kỳ một sai phạm nào đều được xử lý theo pháp luật, Với những trường hợp chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thương nhân không cần xin giấy phép của bộ công thương.

Việc làm nhân viên xuất nhập khẩu

Với hình thức kinh doanh chuyển khẩu thì giấy tờ rất quan trọng, nó được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riềng biết, Một hợp đồng được ký là hợp đồng mua hàng được ký giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước xuất khẩu và một hợp đồng được ký giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước nhập khẩu. Hai hợp đồng này không quy định thứ tự ký trước sau, có nghĩa là doanh nhân Việt Nam có thể ký hợp đồng nào trước cũng được.

2.2. Hình thức chuyển khẩu

Hiện nay kinh doanh chuyển khẩu đang thu hút được khá đông các doanh nhân vì hình thức kinh doanh này mang lại khá nhiều lợi nhuận cho doanh nhân, người làm

Có ba hình thức chuyển khẩu hàng hóa:

Các hình thức chuyển khẩu

- Những hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu đi qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và đồng nghĩa với việc là không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

-  Hình thức chuyển khẩu hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước doanh nhân xuất khẩu đến nước nhập khẩu mà không qua cửa khẩu Việt Nam

- Những hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại, kho hàng riêng dành cho những hàng hóa chuyển khẩu, với loại hàng hóa này sẽ có khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, Các doanh nhân cũng không cần phải làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa này.

Xem thêm: FCR là gì trong các lĩnh vực khác nhau? Cùng nội dung liên quan

Tuyển dụng

3. Lợi dụng hình thức chuyển khẩu để buôn lậu

Hiện này có khá nhiều đối tượng kinh doanh lợi dụng hình thức chuyển khẩu để buôn lậu kiếm lời, với một lượng hàng hóa lớn chuyển khẩu đã bị quay lại thâm nhập vào thị trường Việt nam mà không cần phải làm thủ tục xuất khẩu hay nhập khẩu thông thường.

Với những hàng hóa bị đánh thuế cao tại các khu phi thuế quan như mặt hàng xăng dầu, thuốc lá... đặc biệt là các mặt hàng điện tử những mặt hàng này là những mặt hàng mà được đối tượng kinh doanh đã lợi dụng hình thức kinh doanh chuyển khẩu, các doanh nghiệp đã đưa hàng vào Việt Nam qua một cửa khẩu sau đó tái xuất khẩu qua một cửa khẩu khác và tìm cách khai báo gian dối trong tờ khai thực xuất nhằm găm hàng để tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Với những hình thức tinh vi nhiều doanh nghiệp đã qua mắt được tổng cục hải quan thu lợi rất nhiều từ việc buôn lậu dưới hình thức chuyển khẩu này. Chình vì vậy mà trong những năm gần đây nhà nước, bộ thương mại nghiên cứu ban hành một số quy chế mới với nội dung quản lý chặt chẽ hơn, lập lại kỷ cường, chống buôn lậu dưới mọi hình thức để việc kinh doanh chuyển khẩu mang lại nhiều hiệu quả.

Người tìm việc

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về chuyển khẩu hàng hóa là gì, biết được những hình thức chuyển khẩu để có thể tham gia vào hình thức kinh doanh này

Chủ Đề