Bệnh thiểu năng tuyến giáp là gì

Bạn có gặp phải tình trạng trao đổi chất bất thường, thay đổi tâm trạng và tóc rụng không? Những triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Bạn nên đi khám và điều trị ngay để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm sắp xảy ra.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người, nó nằm ở phía trước cổ dưới quả táo của Adam. Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm, nó sản xuất hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất, thần kinh, nhiệt độ cơ thể và tâm trạng. Bên cạnh những điều đã đề cập, nó cũng liên quan đến chức năng của tim, xương và cơ.

Tiến sĩ Aroon Kongchoo, chuyên gia nội tiết và chuyển hóa của Bệnh viện Vejthani giải thích rằng bệnh tuyến giáp có thể được chia thành 2 loại là Cường giáp hay còn gọi là Nhiễm độc giáp hoặc Tuyến giáp hoạt động quá mức và Suy giáp hay còn gọi là Tuyến giáp kém hoạt động. Cường giáp tạo ra lượng hormone tuyến giáp dư thừa dẫn đến một số bất thường, chẳng hạn như đổ mồ hôi nhiều, ủ rũ, sụt cân, đau tim và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Suy giáp sản xuất ít hormone tuyến giáp hơn nhu cầu của cơ thể, dẫn đến bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, khiến bạn dễ bị kiệt sức, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, dễ tăng cân và tóc rụng.

 “Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp là không rõ ràng, nhưng nó liên quan đến di truyền và thường phát hiện ở nữ hơn là nam. Bệnh tuyến giáp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ bắt đầu từ việc lấy bệnh sử, khám cơ thể, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nội tiết tố tuyến giáp. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội khoa bằng thuốc uống, nhưng đối với những bệnh nhân bị cường giáp, có thể cần dùng iốt phóng xạ để điều trị bổ sung nhằm làm teo tuyến giáp vĩnh viễn trong trường hợp thuốc thông thường không có tác dụng hoặc bệnh nhân dị ứng với thuốc. Bên cạnh cường giáp và suy giáp, có một bệnh khác liên quan đến bệnh tuyến giáp, đó là bệnh Phì đại tuyến giáp hay còn gọi là Bướu cổ. Mặc dù bướu cổ thường không đau nhưng nó có thể gây khó khăn khi nuốt và thở. Nếu có khối u trong tuyến giáp, có 4 – 5% khả năng khối u đó là ung thư, do đó, bác sĩ có thể xem xét điều trị phẫu thuật trong đó có 3 lựa chọn, đó là phẫu thuật mở, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật nội soi qua khoang miệng. Nhưng nếu nó không phải là ung thư thì không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào kích thước khối u, triệu chứng và sự cân nhắc của bác sĩ ”. cho biết, Tiến sĩ Aroon.

Bạn có thể tự quan sát bằng cách kiểm tra xem mình có bất kỳ triệu chứng nào sau đây không:

  • Dễ dàng bị kiệt sức
  • Tim đập nhanh
  • Xoay tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mồ hôi ra nhiều
  • Tóc rụng
  • Thuốc tê
  • Thường xuyên cảm thấy đói hoặc chán ăn
  • Bài tiết bất thường
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Giảm cân cấp tính hoặc tăng cân
  • Kinh nguyệt bất thường

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng nó có thể được phát hiện bằng cách làm xét nghiệm máu hoặc kiểm tra sức khỏe hàng năm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thích hợp ngay lập tức.

Bệnh tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến gây ra do tình trạng bất thường về mặt cấu trúc, chức năng của tuyến giáp.

Phân loại bệnh lý tuyến giáp:

- Bướu giáp đơn thuần: bướu giáp đơn thuần là một bướu giáp lan tỏa, không thay đổi về nồng độ hormone giáp, không có triệu chứng của viêm giáp hay ung thư giáp.

- Viêm tuyến giáp : Viêm giáp thường xảy ra trên một tuyến giáp bình thường trước đó hoặc có thể trên một bướu giáp đã có sẵn gọi là viêm bướu giáp. Tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đổi trong chức năng tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp tùy theo từng giai đoạn bệnh.

- Bệnh Basedow: hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh bướu giáp có lồi mắt. Bệnh này gồm các biểu hiện đặc trưng như tình trạng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, các biểu hiện ở mắt mà lồi mắt là đặc hiệu nhất.

- U tuyến giáp: gồm có u tuyến giáp lành tính [adenoma] và u tuyến giáp ác tính [carcinoma].

2Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp thường phổ biến thuộc ba nhóm chính là cường giáp, bình giáp và suy giáp. Mặt khác bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám tuyến giáp và các hệ cơ quan khác để chẩn đoán chính xác bệnh.

Cường giáp là tình trạng bệnh lý gây ra do bất cứ bất thường nào về cấu trúc và chức năng có thể dẫn đến sự tổng hợp quá mức hormon giáp trạng. Những biểu hiện của tình trạng cường giáp gồm:

- Có cảm giác sợ nóng, thích tắm nước lạnh, hay đỏ mặt từng lục, toát mồ hôi. Khi thời tiết lạnh, ít cảm thấy lạnh như những người xung quanh. Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.

- Than hồi hộp đánh trống ngực, khó thở khi gắng sức. Huyết áp cao.

- Gầy sút nhanh dù ăn nhiều hơn bình thường.

- Thay đổi tính tình như dễ cáu gắt, dễ xúc động, bồn chồn, nói nhiều, khó tập trung, mất ngủ, đôi khi rối loạn tâm thần.

- Run đầu ngón tay. Yếu cơ đặc biệt là hai chân làm nhấc chân đi lên cầu thang khó khăn và không thể đứng dậy từ một ghế thấp mà không chống tay.

- Tiêu chảy không kèm đau quặn bụng.

- Nữ thiểu kinh, tắt kinh. Nam vú to, giảm khả năng tình dục.

- Tóc dễ rụng, móng dễ gãy.

Suy giáp là tình trạng bệnh lý gây ra do bất cứ bất thường nào về cấu trúc và chức năng có thể dẫn đến sự tổng hợp không đủ hormone giáp trạng. . Những biểu hiện của tình trạng suy giáp gồm:

- Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, mặc áo ấm ngay cả mùa hè. Uống ít, tiểu ít. Giảm tiết mồ hôi.

- Nhịp tim chậm, huyết áp thấp.

- Cân nặng tăng dù là ăn uống ít.

- Thường thờ ơ, chậm chạp, trạng thái vô cảm. Mặt tròn như mặt trăng, trán có nhiều nếp nhăn trông già trước tuổi.

- Teo cơ, giả phì đại cơ. Cảm giác duỗi cứng cơ, giảm phản xạ gân xương.

- Táo bón kéo dài.

- Thiểu kinh hay vô kinh, kèm chảy sữa hoặc mất kinh – chảy sữa, cả nam giới và nữ giới đều giảm ham muốn tình dục.

- Da tay chân lạnh, thô nhám, khô bong vảy, móng tay móng chân mủn dễ gãy. Lưỡi to dày có dấu ấn răng. Tiếng nói khàn.

3Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp

Nguyên nhân của bệnh lý tuyến giáp tương ứng với từng phân loại của bệnh lý tuyến giáp:

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu giáp đơn thuần gồm:

- Thiếu hụt hormone tuyến giáp :

- Thiếu bổ sung iod cho cơ thể.

- Rối loạn bẩm sinh trong tổng hợp hormone giáp.

- Ô nhiễm các vi khuẩn.

- Do thuốc và thức ăn: khoai mì, măng, su su, bông cải, củ cải, hạt kê, tảo biển, đậu nành lượng lớn.

- Yếu tố vi lượng: Calci, Flor, Mangan, Carbon Oxit, Selenium, kẽm.

- Suy dinh dưỡng.

- Thừa iod do ăn quá nhiều sản phẩm có chứa iod, muối lithium.

- Yếu tố miễn dịch: thường có tính chất gia đình.

- Một số yếu tố và hormone.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm giáp gồm:

- Do vi khuẩn, virus.

- Do xạ trị.

- Do yếu tố miễn dịch.

Nguyên nhân gây ra bệnh basedow:

- Bệnh có tính gia đình và gây ra chủ yếu bởi yếu tố tự miễn dịch trong cơ thể.

4Điều trị bệnh lý về tuyến giáp

- Bướu giáp đơn thuần: có thể điều trị bằng hormone tuyến giáp [LT4], phẫu thuật hoặc xạ trị tùy từng trường hợp sau:

Điều trị hormone tuyến giáp khi bướu giáp lan tỏa và mới hoặc bướu giáp lan tỏa và lâu ngày hoặc bướu giáp đa nhân khi điều trị hormone sẽ ít làm giảm kích thước mà chỉ không làm bướu nặng hơn. Liều LT4 tùy theo trọng lượng cơ thể và thay đổi sinh lý.

Phẫu thuật khi bướu to quá, lớn nhanh hoặc bướu có chèn ép hoặc bướu giáp chìm hoặc bướu giáp nghi ung thư hóa.

Xạ trị khi bướu giáp ở người già quá lớn không thể phẫu thuật.

- Viêm giáp: Tùy theo từng loại viêm giáp mà sẽ có các điều trị tương ứng.

Viêm giáp cấp do vi khuẩn cần rạch tháo mủ, điều trị kháng sinh, giảm đau.

Viêm giáp bán cấp do virus thường bệnh tự khỏi, chỉ cần điều trị triệu chứng.

Viêm giáp do xạ trị điều trị tùy theo tình trạng cường giáp hay suy giáp.

Viêm giáp Hashimoto là nguyên nhân thường gặp nhất của suy giáp, điều trị chủ yếu bằng hormon tuyến giáp kéo dài. Phẫu thuật chỉ khi tuyến giáp lớn chèn ép, kết hợp u lymphoma hoặc lý do thẩm mỹ.

Viêm giáp lympho bào bán cấp điều trị tùy theo từng giai đoạn, giai đoạn cường giáp sẽ điều trị bằng ức chế beta, giai đoạn suy giáp phải bổ sung hormon tuyến giáp.

Viêm giáp sau sinh phụ thuộc vào giai đoạn và triệu chứng của bệnh nhân, giai đoạn cường giáp sẽ điều trị bằng ức chế beta, giai đoạn suy giáp phải bổ sung hormon tuyến giáp sau đó đánh giá lại và ngưng điều trị vì 80 % bệnh nhân về lại bình thường.

- Basedow: điều trị bao gồm nội khoa, phẫu thuật hoặc điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ tùy theo từng trường hợp cụ thể:

Điều trị nội khoa chỉ định ở Basedow thể nhẹ, trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ có thai. Điều trị nội khoa cũng được dùng để sửa soạn tiền phẫu hoặc trước khi điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ.

Điều trị phẫu thuật khi bướu giáp qua lớn làm mất thẩm mỹ hoặc gây chèn ép. Bệnh nhân có thai bị cường giáp nặng cũng có thể phẫu thuật. Những bệnh nhân cường giáp tái phát nhiều lần sau điều trị nội, không có chỉ định dùng iod đồng vị phóng xạ.

Điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ chỉ định ở bệnh nhân trên 40 tuổi không muốn có thêm con. Bệnh nhân dưới 30 tuổi vì một lý do nào đó không thể điều trị phẫu thuật hoặc nội khoa, có thể cân nhắc điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ. Điều trị bằng iod đồng vị phóng xạ không nên dùng trên phụ nữ có thai và trẻ em.

- U giáp: tùy theo bản chất lành tính hay ác tính của u giáp sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu là ung thư giáp chưa di căn thông thường tiên lượng của bệnh nhân tốt hơn so với những loại ung thư khác [ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, …]

5Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

- Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các tác nhân xấu rượu, bia.

- Bổ sung lượng i-ốt vừa đủ trong bữa ăn hằng ngày của gia đình.

- Luyện tập thể dục điều đặn.

- Tránh hút thuốc lá.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết vô cùng quan trọng và điều khiển nhiều quá trình sinh trưởng của cơ thể. Nó là nơi sản xuất nhiều loại hormone tham gia vào quá trình tăng sinh, chuyển hóa tế bào, tác động lên nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hệ thần kinh cơ, sinh dục.

Tùy theo nguyên nhân có thể đưa tới nhiều cách điều trị khác nhau như bổ sung hóc môn, dùng thuốc hay phải phẫu thuật.

Là một bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nên các bạn hay chú ý phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp, xây dựng lối sống lành mạnh và bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, cân bằng nguồn i-ốt của cơ thể. Hãy đến gặp chuyên gia sức khỏe để được tư vấn khi có các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Chủ Đề