Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì

  • 28/06/2019 Án phí dân sự theo quy định pháp luật hiện hành
  • 28/06/2019 Các hình thức đồng phạm
  • 28/06/2019 Các thuộc tính của chứng cứ trong TTDS
  • 28/06/2019 Bảo quản chứng cứ trong dân sự
  • 28/06/2019 Cơ quan nào được tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự?
Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự là một trong những vấn đề trung tâm và quan trọng trong hoạt động chứng minh tố tụng dân sự.

1. Khái niệm chứng cứ

Hiện nay, định nghĩa về chứng cứ được quy định tại điều 93 BLTTDS 2015.Theo đó, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Quy định về chứng cứ tại điều 93 BLTTDS 2015 đã nêu được khái niệm và các đặc điểm cơ bản của chứng cứ, phù hợp với lí luận và thực tiễn giải quyết vụ việc dân sự, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng có nhận thức tương đối chính xác về chứng cứ.

2. Nguồn chứng cứ

Một trong những vấn đề khá quan trọng về chứng cứ là nguồn chứng cứ. Nguồn được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Do đó, nguồn chứng cứ được hiểu là nới rút ra các chứng cứ.

Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Như vậy, nguồn chứng cứ có 2 loại chủ yếu là người, vật và tài liệu. Nguồn chứng cứ được quy định tại điều 94 BLTTDS 2015, bao gồm:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định

Như vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã bổ sung thêm một nguồn chứng chứng cứ rất quan trọng là văn bản công chứng, chứng thực mà trước đây chưa được coi là nguồn chứng cứ chính thức mà thường phải xác định thông qua các nguồn chứng cứ khác. Đồng thời, Bộ luật tố tụng dân sự 2015lần này đã loại bỏ nguồn chứng cứ là tập quán một quy định trước đây đã gây rất nhiều tranh cãi.

Mặc dù các nguồn được liệt kê ở trên là nguồn chứng cứ [nguồn để từ đó rút ra chứng cứ ] nhưng để được xác định là chứng cứ thì các nguồn chứng cứ phải đáp ứng được các điều kiện riêng quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0972817699

Email:

Facebook: www.fb.com/ddplvn

Video liên quan

Chủ Đề