Người cao tuổi có nên tiêm vắc xin covid

Người cao tuổi [NCT] có thể đăng ký tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo 3 cách sau:

Cách 1: Đăng ký trực tiếp với cán bộ địa phương tại nơi cư trú

Cách 2: Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 ở đường dẫn: //tiemchungcovid19.gov.vn/ để đăng ký trực tiếp trên website.

Cách 3: Đăng ký tiêm vaccine COVID-19 qua ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. 

Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người cao tuổi sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vaccine.

Sau khi đã đăng ký tiêm vaccine thành công, người cao tuổi cần nắm rõ và làm theo những điều sau trước khi đi tiêm vaccine.

2. Khai báo y tế

Khai báo y tế theo các cách sau:

- Nếu có điện thoại thông minh, Người cao tuổi [NCT] tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử [SSKĐT] và ứng dụng PC-COVID trên điện thoại thông minh iOS hoặc Android và khai báo các thông tin cần thiết.

- Trong trường hợp không sử dụng điện thoại thông minh, người cao tuổi vẫn có thể khai báo y tế tại địa điểm tiêm chủng và lưu giữ thông tin tiêm chủng với giấy xác nhận tiêm chủng tại địa điểm tiêm do cơ sở y tế cung cấp.

Người cao tuổi cần chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có thể trạng tốt nhất vào ngày tiêm. Lưu ý, cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong vòng 2-3 ngày trước khi tiêm.

3. Tại điểm tiêm vaccine phòng COVID-19

Vào ngày tiêm chủng, người cao tuổi cần nắm rõ và tuân thủ những điều sau tại điểm tiêm vaccine.

4. Những giấy tờ cần mang theo khi đi tiêm

Người cao tuổi [NCT] cần nhớ mang theo CCCD/CMND hoặc thông báo mã định danh cá nhân có mã QR do Công an cấp, giấy xác nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 trước đó, đồng thời, mang sổ khám bệnh, đơn thuốc ... sử dụng trong thời gian gần đây [nếu có]. Nên có người thân đi cùng để hỗ trợ NCT trong các trường hợp cần thiết.

Khi đến địa điểm tiêm chủng, NCT cần đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K và nghe theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Tại điểm tiêm, NCT cần chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế các thông tin như:

- Loại vaccine được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo

- Các dấu hiệu phản ứng có thể xuất hiện sau khi tiêm chủng và cách xử lý

- Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

5. Thông báo thông tin sức khỏe cá nhân, vaccine đã tiêm

NCT cần thông báo cho cán bộ y tế các thông tin về tiền sử bệnh của cá nhân như:

1. Tình trạng sức khỏe hiện tại:

Khám sức khỏe hiện tại xem có sốt, hay đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19 không?

2. Tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19:

Cần khai thác chính xác loại vaccine COVID-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vaccine.

3. Tiền sử dị ứng như:

  • Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.
  • Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ.
  • Tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine.

4. Tiền sử mắc COVID-19.

5. Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị.

6. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông

Ngay sau khi tiêm, người cao tuổi [NCT] sẽ ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. NCT cần lưu ý không tự ý bỏ về trước thời gian quy định.


Người lớn tuổi tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19

Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh nặng do COVID-19. Mắc bệnh nặng có nghĩa là người lớn tuổi bị COVID-19 có thể cần nhập viện, chăm sóc đặc biệt hoặc thở máy, thậm chí có thể tử vong. Nguy cơ gia tăng đối với những người ở độ tuổi 50 và tăng lên ở độ tuổi 60, 70 và 80. Những người 85 tuổi trở lên là những người có khả năng bị bệnh nặng nhất.

Người lớn tuổi tiêm phòng vaccine COVID-19

Các yếu tố khác cũng có thể khiến người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh nặng với COVID-19, chẳng hạn như mắc một số bệnh lý tiềm ẩn. Trương hợp có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bệnh nhân nên tiếp tục tuân theo kế hoạch điều trị bệnh, trừ khi được bác sĩ điều trị đưa ra lời khuyên khác.

Cách bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm COVID-19 là tiêm phòng càng sớm càng tốt. Vaccine COVID-19 có hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 và được khuyến cáo cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên.

Tiêm phòng giúp giảm nguy cơ nhập viện

BS Heidi L. Moline, nhóm phản ứng COVID-19 của CDC và các đồng nghiệp đã kiểm tra tính hiệu quả trong thế giới thực của ba loại vaccine COVID-19 hiện đang được dùng ở những người từ 65 tuổi trở lên trong thời gian từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 2021. Dữ liệu từ 7.280 bệnh nhân từ Mạng lưới giám sát nhập viện liên quan đến COVID-19 được phân tích với dữ liệu về tỷ lệ tiêm chủng.

Tổng thống Mỹ thúc giục người dân tiêm phòng COVID-19 nhằm ngăn ngừa biến thể Delta

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả của việc tiêm chủng đầy đủ trong việc ngăn ngừa nhập viện liên quan đến COVID-19 là 96%, 96% và 84% đối với các sản phẩm vaccine Pfizer-BioNTech, Moderna và Janssen tương ứng ở người lớn từ 65 đến 74 tuổi.

Ở người lớn từ 75 tuổi trở lên, hiệu quả của việc tiêm chủng đầy đủ trong việc ngăn ngừa nhập viện liên quan đến COVID-19 lần lượt là 91%, 96% và 85%.

Theo các nhà khoa học, những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy các vaccine hiện có, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhập viện liên quan đến COVID-19 và chứng minh rằng hiệu suất của vaccine COVID-19 có thể được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu tiêm chủng và giám sát dịch bệnh hiện có.

Những nỗ lực để tăng tỷ lệ tiêm chủng là rất quan trọng để giảm nguy cơ nhập viện liên quan đến COVID-19, đặc biệt là ở người lớn tuổi.​​

Theo BS Nguyễn Bích Ngọc [Sức khỏe đời sống]

Người lớn tuổi, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, ung thư… nên tiêm vắc xin Covid-19 sớm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Vì sao người lớn tuổi & người mắc bệnh nền cần ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19?

Những ngày qua, bài học từ Thái Lan về việc số lượng người già tử vong gia tăng mạnh do tỷ lệ tiêm vắc xin quá thấp so với người trẻ, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các nước trên thế giới. Người dân Thái Lan giận dữ vì trong trận chiến COVID-19, người cao tuổi lại không phải là đối tượng cần được ưu tiên.

Tại nước ta, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đang diễn biến phức tạp, virus SARS-CoV-2 ngày càng “biến hóa” khôn lường, tỷ lệ F0 “leo thang” với nhiều ổ dịch mới. Gánh nặng bệnh tật ở người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền cao hơn gấp nhiều lần người trẻ, người không mắc bệnh nền. Nếu mắc Covid-19, họ sẽ rất dễ tổn thương, bệnh trở nặng nhanh chóng, diễn tiến nguy kịch, thậm chí tử vong.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, hệ thống cách ly, y tế điều trị đang rơi vào tình trạng quá tải, lúc này, vắc xin COVID-19 chính là “lá chắn thép” hữu hiệu nhất bảo vệ sức khỏe mỗi người dân. Mỗi liều vắc xin chính là cơ hội cứu sống 1 người. Đặc biệt, người lớn tuổi và người mắc bệnh nền cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt, bởi vì:

  • Độ tuổi càng cao, sức đề kháng càng giảm: Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể có sự thoái hóa, suy giảm chức năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần, khiến người lớn tuổi gặp khó khăn trong việc chống lại mầm bệnh.
  • Phản ứng viêm quá mức: Mức độ viêm cao sẽ làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đặc biệt, phổi là nơi COVID-19 tấn công đầu tiên và cũng là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất, khiến tình trạng suy hô hấp dễ phát triển.
  • Dễ biến chứng: Ở người có bệnh nền như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, COPD,… Khi mắc thêm COVID-19, người bệnh phải thở máy, can thiệp ECMO [tim phổi nhân tạo], thời gian điều trị kéo dài, gây tử vong.
  • Người mắc bệnh lý nền thường là người cao tuổi: Nếu người già mắc Covid-19, virus sẽ thúc đẩy các bệnh mạn tính chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, khiến người bệnh dễ tử vong.
  • Vắc xin COVID-19 dành cho người lớn tuổi rất ít, còn người trẻ có nhiều loại vắc xin để lựa chọn hơn.

Với khả năng chống lại sự tấn công của virus SARS-CoV-2 rất kém, người già, người có bệnh lý nền là nhóm đối tượng cần được bảo vệ, ưu tiên trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng, đồng thời kiểm soát các bệnh lý nền và nâng cao thể trạng để phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả.

Người có bệnh lý nền và người lớn tuổi nên tiêm loại vắc xin COVID-19 gì?

Hiện tại, nước ta đang sử dụng nhiều loại vắc xin phòng COVID-19 như: AstraZeneca [Anh], Pfizer [Mỹ, Đức], Moderna [Mỹ], Sinopharm [Trung Quốc]… Tuy nhiên, những loại vắc xin phòng COVID-19 dưới đây được chỉ định cho người lớn tuổi và người có bệnh lý nền:

  • Vắc xin AstraZeneca [chiếm khoảng 62% nguồn cung vắc xin trên cả nước], khuyến cáo tiêm cho người trên 18 tuổi. Phác đồ 2 mũi cách nhau từ 4-12 tuần. Hiệu quả vắc xin đạt 60% ở người trên 70 tuổi trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 tuổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện ở người từ 80 tuổi trở lên, mắc các bệnh mạn tính đi kèm. Một nghiên cứu tại Hàn Quốc được công bố ngày 17/6 cho thấy, ở những người từ 60 tuổi trở lên, vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả 78,9% đối với virus SARS-CoV-2 sau 2 tuần khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên. Nghiên cứu này cũng kết luận, vắc xin AstraZeneca và Pfizer đều có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong vì COVID-19 ở người từ 60 tuổi trở lên.
  • Vắc xin Pfizer: Chỉ định tiêm cho người trên 12 tuổi. Khuyến khích các đối tượng có bệnh nền, ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi và người 16-18 tuổi. Phác đồ giữa 2 mũi tiêm từ 3-6 tuần. Hiệu quả sau khi tiêm mũi 1: tỷ lệ bảo vệ đạt 61% ở người trên 70 tuổi; mũi 2 giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.
  • Vắc xin Moderna: Chỉ định tiêm cho người trên 18 tuổi. Phác đồ 2 mũi cách nhau từ 4-6 tuần. Sau tiêm  mũi 1, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày, hiệu quả đạt 51,8%. Sau khi tiêm mũi 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94,1%. Với người từ 65 tuổi trở lên, tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ giúp giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Tuy nhiên, việc người lớn tuổi và người mắc bệnh lý nền nên tiêm loại vắc xin nào? Tiêm ở thời điểm nào? Bệnh nào nên trì hoãn tiêm cần phải qua quá trình sàng lọc, khám bệnh kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa.

Những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Để hỗ trợ thực hiện và đảm bảo an toàn cho người được tiêm, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao phản ứng sau tiêm, công tác khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe sau tiêm cần được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình. Đặc biệt, tại các điểm tiêm, công tác tiêm chủng đều rất bài bản, kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng cho tất cả cán bộ nhân viên y tế, đặc biệt là khâu khám sàng lọc trước tiêm chủng của bác sĩ, đảm bảo chỉ định tiêm chủng chính xác, đảm bảo an toàn cho người được tiêm. Phương án xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm được đào tạo đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y tế. Trang thiết bị xử trí cấp cứu phản vệ luôn được sẵn sàng. Mặc dù tỷ lệ xảy ra phản ứng phản vệ là rất hiếm nhưng tất cả nhân viên y tế, trang thiết bị luôn nằm trong tình trạng sẵn sàng khởi động để không bao giờ bỏ qua “cơ hội vàng” cứu bệnh nhân.

Thông thường, tại các điểm tiêm chủng, cán bộ y tế sẽ yêu cầu người được tiêm sau khi chủng ngừa ở lại cơ sở tiêm chủng để theo dõi các phản ứng sau tiêm nhằm phát hiện các biến chứng sau tiêm vắc xin COVID-19 sớm và nặng, như phản ứng phản vệ. Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19 thường là:

  • Phản ứng “giả cúm” phổ biến: đau, mẩn đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm; mệt mỏi; đau đầu; đau cơ; ớn lạnh; sốt; buồn nôn,…. Các triệu chứng sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo CDC, đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào bảo vệ COVID-19.
  • Phản ứng phản vệ: Đây là trường hợp rất hiếm gặp. CDC Hoa Kỳ cảnh báo, người bị sốc phản vệ sau lần tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên không nên tiêm liều 2. Các triệu chứng nhận biết sốc phản vệ gồm: Mề đay, phù mạch nhanh; khó thở, tức ngực; đau bụng, nôn, tụt huyết áp; rối loạn ý thức,…. Khi gặp các dấu hiệu trên, người được tiêm cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an!

Video liên quan

Chủ Đề