Thời gian cách ly của thuốc bvtv là gì

Thứ ba, 11/09/2018 - 10:05 AM

Để bảo vệ mùa màng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải phun thuốc BVTV đúng cách, liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly.

TS Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: trong SX nông nghiệp nông dân cần phun thuốc BVTV đúng cách để tránh sâu hại kháng thuốc, miễn nhiễm. Càng phun nhiều dẫn đến tồn dư dư lượng thuốc BVTVtrong nông sản. Vì vậy, cần phun đúng cách, đúng liều lượng và phải có thời gian cách ly.

Để sản phẩm sạch phục vụ xuất khẩu tốt cần SX theo hướng hữu cơ

Đối với cây thanh long, thông thường đất càng nhiều thì trồng thanh long càng rộng, càng lo sợ tiền công nên nhiều người muốn phun thuốc một lần ngừa từ 3 - 4 loại bệnh và trộn không đúng làm trùng hoạt chất và khác hoạt chất hoặc chất độn khác nhau lại gây phản ứng ngược lại. Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi vườn cây để phát hiện bệnh kịp thời và tiến hành trị dứt điểm bệnh.

Thời gian phun lần cuối tới khi thu hoạch, lượng thuốc bắt đầu giảm trong thân cây và lá cây, tuy nhiên lượng thuốc còn dư lại rất độc hại với con người. Vì vậy, thời gian cách ly rất quan trọng và phải đặc biệt chú ý. Đối với biện pháp 4 đúng phải được thực hiện đồng bộ, đầy đủ, đúng thuốc, đối tượng, liều lượng và nồng độ, thời gian.

Theo TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật [Viện Cây ăn quả miền Nam], chăm sóc cho cây khỏe sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về sâu bệnh, giảm được chi phí sử dụng thuốc BVTV. Nhận dạng được sâu bệnh và chọn giải pháp phòng trừ. Sau đó, làm vệ sinh và giảm áp lực sâu bệnh hại trên vườn. Nếu khâu đầu tiên được giải quyết tốt thì có thể hạn chế được đến 80% sâu bệnh, chỉ còn 20%, 2 giải pháp quan trọng là cơ học và hóa học. Khi sử dụng một số biện pháp khác thì có thể áp dụng bao trái cho những cây có giá trị. Nếu dịch hại ở ngưỡng không quá cao thì áp dụng biện pháp hóa học là giải pháp cuối cùng, nhưng phải chú ý thời gian cách ly sử dụng thuốc BVTV là bao nhiêu ngày trước khi thu hoạch để an toàn.

“Khi vườn cây gần đến ngày thu hoạch, nông dân cần chọn đúng loại thuốc có thời gian cách ly hợp lý để đảm bảo an toàn sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV. Hiện, giai đoạn đầu, đối với cây thanh long có 28 ngày thu hoạch thì chỉ có 14 ngày đầu để chọn loại thuốc BVTV lưu dẫn để đảm bảo thời gian cách ly. Qua ngày 14 đến ngày 28 khi bước vào đợt thu hoạch trái nên đổi lại những loại thuốc sinh học thì chắc chắn an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, người trồng cần chú ý và áp dụng cho giai đoạn sau những biện pháp sinh học có thời gian cách ly ngắn khoảng 3 ngày, chắc chắn có sản phẩm an toàn phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu”, TS Điền nói.

KS Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam cho biết, bà con có thể chia theo nhiều nhóm cây dài ngày và ngắn ngày để bón phân phù hợp và cân đối. Thông thường, đối với dạng phân bón đa lượng, gồm các yếu tố đạm, lân, kali, còn có thêm nguyên tố trung, vi lượng, khi bón phân cho cây ngắn ngày cần cách ly từ 7 - 10 ngày, cây dài ngày thì từ 10 - 14 ngày.

Sản phẩm của BMcó dòng đạm kép, Nitrat và Amon. Cây hấp thu đạm Nitrat sau 4 - 5 ngày. Từ 8 - 10 ngày đạm Amon sẽ chuyển hóa thành đạm Nitrat thông qua quá trình Nitrat hóa nên thời gian cách ly tốt nhấtBM có một số dòng sản phẩm từ 7 - 14 ngày tùy theo cây dài hoặc ngắn ngày. Trong giai đoạn cuối, đối với cây dài ngày thì bón với tỷ lệ kali cao để tăng phẩm chất màu, tăng màu sắc và chất lượng nông sản.

Để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: tuân theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo thời gian cách ly, đảm bảo an toàn khi sử dụng, cất giữ


1. Kỹ thuật của 4 đúng trong việc dùng thuốc BVTV:

1.1. Đúng thuốc:

Trước khi chọn mua thuốc, nông dân cần biết loại sâu, bệnh, cỏ dại gây hại mà mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất. ưu tiên chọn mua loại thuốc có thời gian cách ly ngắn nhất.

- Nên ưu tiên mua những loại thuốc có tác động chọn lọc [có hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích.
1.2.  Đúng liều lượng:

Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao gây ra [nhất là khi dùng thuốc trừ cỏ].
1.3.  Đúng lúc:

Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Đối với thuốc trừ cỏ thì phải tuỳ theo đặc điểm của từng loại thuốc và sử dụng vào lúc thuốc có tác động mạnh nhất đến cỏ dại và ít có nguy cơ gây hại cho cây trồng.

Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể làm rửa trôi hết thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để thuốc bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc.

Phun đúng lúc là không phụ thuộc vào quá gần ngày thu hoạch nông sản. Phải tuỳ loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian nhất định.
1.4.  Đúng cách:

Dùng thuốc đúng cách thể hiện trước hết ở khâu pha thuốc. Pha thuốc đúng cách là làm thế nào để làm cho chế phẩm sử dụng được hoà thật đồng đều vào nước, như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun [lá cây, mặt đất…]. Khâu tiếp theo của việc dùng thuốc đúng cách là phun rải thuốc trên đồng ruộng cho đúng cách. Phun rải thuốc đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất. Có những loại sâu hại chỉ tập trung phá ở gốc [ví dụ rày nâu], có những loài chuyên sống trên lá, trên ngọn, lại có những loài chỉ sống ở mặt dưới lá, … Do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia tập trung vào nơi quy định phun.

Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc BVTV cũng có trường hợp do phản ứng với nhau mà hỗn hợp sẽ giảm hiệu lực trừ dịch hại, hoặc dễ gây cháy lá cây, hoặc dễ gây độc cho người sử dụng. Do vậy chỉ thực hiện việc hỗn hợp nếu như điều đó có hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trong các tài liệu khoa học kỹ thuật hướng dẫn dùng thuốc BVTV.

2. Đảm bảo thời gian cách ly từng loại thuốc BVTV trên từng loại cây trồng:

2.1. Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản:

Sau khi một loại thuốc BVTV được phun rải lên cây hoặc bón vào đất thì thuốc sẽ để lại trên mặt lá, thân cây và thông thường là cả ở bên trong các mô thực vật một lượng thuốc [hoạt chất] nhất định. Sau phun rải một thời gian [vài ngày, một vài tuần] lượng hoạt chất bám trên cây và tồn tại bên trong cây sẽ giảm dần do tác động của nhiều yếu tố: Do thời tiết [nắng mưa], do hoạt động phân huỷ thuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây được gọi là dư lượng thuốc BVTV trên thân lá, trái, củ của cây trồng. Càng xa ngày phun rải thuốc thì dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp.

2.2.  Mức dư lượng tối đa cho phép:

Một loại thuốc BVTV chỉ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng, nếu như loại thuốc thâm nhập vào cơ thể với một lượng thấp hơn lượng giới hạn nói trên thì chưa gây hại cho cơ thể. Loại thuốc nào có độc tính càng cao [thuộc nhóm I] thì giới hạn đó càng thấp. Ngược lại loại thuốc nào có độc tính càng thấp [thuộc nhóm III] thì giới hạn đó càng cao.

Những lương thực và thực phẩm chứa dư lượng một loại thuốc BVTV ít hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Ngược lại, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng.

2.3.  Thời gian cách ly:

Thời gian của một loại thuốc BVTV đối với một loại nông sản là thời gian kể từ ngày phun loại thuốc đó lần cuối trong vụ đến ngày thu hoạch nông sản  đã có phun thuốc. Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài ngày đến một vài tuần tuỳ theo đặc tính khoa học, tuỳ theo độc tính của thuốc và tuỳ theo loại cây lương thực, thực phẩm được phun thuốc, tuỳ theo lượng thuốc dùng trên đồng cỏ. Thời gian cách ly dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết trong thời kỳ phun thuốc.

3. Đảm bảo an toàn trong khâu cất giữ tại nhà những thuốc BVTV chưa sử dụng hết:

Những thuốc BVTV mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được cất giữ trong các phòng riêng biệt, không dột khi bị mưa, có khoá cửa chắc chắn, xa nơi ở và chuồng trại gia súc.

Những dụng cụ đong thuốc, bình bơm thuốc, quần áo bảo hộ lao động phải được giặt giũ, rửa sạch sẽ sau mỗi đợt phun thuốc và phải cất giữ trong kho riêng [cùng với nơi lưu trữ thuốc BVTV của gia đình]. Tuyệt đối không được dùng các đồ dùng trong sinh hoạt [xô chứa nước ăn, chậu rửa rau vo gạo, muỗng, thìa, chén ăn cơm, …] để đong, pha thuốc.

Không trút đổ thuốc dư thừa, chưa dùng hết sang bất kỳ đồ đựng khác [vỏ chai bia, chai nước mắm, …]. Sau khi đã dùng hết thuốc không được dùng bao bì thuốc BVTV [chai thuốc, bịch thuốc BVTV] vào bất kỳ mục đích nào khác. Phải huỷ và chôn những bao bì này.

 56636-ntm.00530_phun-thuoc-tru-sau-dung-cach.pdf


Video liên quan

Chủ Đề