Thuốc insulin là gì

Khi nói tới thuốc insulin hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến những người bị đái tháo đường hay béo phì. Vậy thì chính xác thuốc insulin là gì? Và nó có tác dụng gì trong điều trị bệnh đái tháo đường? Hãy cùng tieuduong.net tìm hiểu nhé.

Thuốc Insulin là gì?

Đó là loại thuốc được bào chế nhân tạo dùng điều trị cho bệnh đái tháo đường. Thuốc insulin thường là thuốc chích dưới da, có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.

Thuốc Insulin

Triệu chứng khi dùng thuốc insulin:

  • Gây bầm tím hay cứng da thịt chỗ tiêm thường xuyên.
  • Hạ đường huyết quá thấp làm bệnh nhân mệt hay xỉu.
  • Làm phát ban ở chỗ tiêm hoặc toàn thân [trường hợp hiếm gặp].

Thuốc Insulin trong điều trị đái tháo đường

Nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường đó chính là do lượng đường trong máu tăng cao hơn các chỉ số bình thường. Và chính Insulin là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu cơ thể của bạn thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra bệnh đái tháo đường.

Thuốc Insulin trong điều trị đái tháo đường

Bởi vậy insulin là hormon không thể thiếu trong cơ thể giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường. Và tùy vào lượng đường có trong máu mà bạn sử dụng các tác dụng của insulin khác nhau.

Các loại thuốc insulin trong điều trị đái tháo đường:

  • Insulin tác dụng nhanh: Hoạt động sau 15 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau 1 giờ. Có tác dụng trong 2 giờ đến 4 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất: trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. [nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng kéo dài]
  • Insulin tác dụng ngắn: Hoạt động sau 30 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 2 giờ đến 3 giờ. Có tác dụng trong 3 giờ đến 6 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất: trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. [nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng kéo dài]
  • Insulin tác dụng trung bình: Hoạt động sau 2 giờ đến 4 giờ tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 4 giờ đến 12 giờ. Có tác dụng trong 12 giờ đến 18 giờ. Cách sử dụng tốt nhất: 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Hoạt động sau nhiều tiếng tiêm và có tác dụng tốt nhất sau 24 giờ tiêm. Để tốt nhất bạn có thể sử dụng kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc insulin

Insulin là chất có thể giúp giảm lượng đường đang tăng cao trong máu. Tuy nhiên, insulin lại có tác dụng phụ là hạ đường huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.

Các tác dụng phụ của thuốc insulin:

  • Hạ đường huyết là trường hợp hay gặp nhất khi sử dụng insulin. Nếu thừa insulin sẽ gây nên những ức chế trong sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh, gây nên hạ đường huyết.
  • Nếu tiêm insulin quá liều sẽ dẫn đến làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. Đó là hiện tượng somogyi, hay còn gọi là “tăng đường huyết dội ngược”.
  • Có thể 1 tác dụng phụ hiếm gặp của insulin đó là dị ứng. Bạn cũng không nên chủ quan với tác dụng phụ này, hiếm gặp nhưng không phải là không có và không nguy hiểm.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về: Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Insulin là thuốc tiêm điều trị đái tháo đường. Hiện nay có rất nhiều loại insulin với cách sử dụng khác nhau. Nếu người bệnh không nắm rõ dẫn tới sử dụng sai, dễ gây ra tai biến nguy hiểm như hạ đường huyết hoặc không kiểm soát được đường huyết...Chúng tôi sẽ cung cấp cho người bệnh một số thông tin cần thiết về các loại Insulin cũng như cách sử dụng sao cho an toàn, chính xác.


Insulin là gì?

Insulin là một hormon có tác dụng làm giảm đường huyết do tế bào bêta của tuyến tụy tiết ra. Insulin được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày và phụ thuộc vào mức đường huyết của cơ thể: Đường huyết tăng sẽ kích thích tụy sản xuất và bài tiết insulin. Các nghiên cứu đều cho thấy tăng tiết insulin nhiều sau các bữa ăn.

Khi bệnh nhân mắc đái tháo đường [ĐTĐ] phụ thuộc insulin, nghĩa là phải tiêm insulin bổ sung mỗi ngày, thì điều quan trọng là bệnh nhân cần biết tính một đơn vị insulin để điều chỉnh lượng bột đường trong bữa ăn.

Chúng ta đều nhìn thấy trên vỏ lọ thuốc insulin thường có ký hiệu số lượng/nồng độ insulin là IU [international unite]. Đây là đơn vị quốc tế chuẩn hóa, theo đó, 1 IU insulin thường làm giảm được 10-15g đường ăn vào. Nếu muốn ăn thêm chất bột đường cần phải tính lượng ăn thêm đó để tăng số đơn vị insulin tác dụng nhanh tương ứng.

Các loại insulin thường gặp

Dựa vào nguồn gốc insulin được chia làm 3 loại:

- Insulin có nguồn gốc động vật [insulin lợn, insulin bò] được chiết xuất từ tụy, lợn, bò. Nhược điểm của loại insulin này là hay gây dị ứng. Hiệu quả hạ đường huyết không bằng insulin người nên đã không được sản xuất và ngừng sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

- Insulin “người” được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp như insulin actrapid, insulatard, insunova R... Ưu điểm của loại insulin này là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, thường dùng trước khi ăn, nhưng có nhược điểm giá thành đắt.

- Các đồng phân insulin [insulin analog] như: Glargin [lantus], lispro, aspart. Ưu điểm là ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt, phù hợp với sinh lý, có thể dùng trước bữa ăn hoặc làm insulin nền. Nhưng cũng như insulin “người”, nó có giá thành khá đắt.

                                  

   Kỹ thuật tiêm Insulin

Dựa vào thời gian tác dụng insulin được chia thành:

- Insulin tác dụng rất nhanh là đồng phân insulin [lispro, aspart...] tác dụng sau tiêm dưới da 5 -10 phút, đỉnh tác dụng 1 giờ và hết tác dụng sau 3-4 giờ, thường được sử dụng trước các bữa ăn.

- Insulin tác dụng nhanh [actrapid, scilin R, insunova R] có màu trong, dùng để tiêm dưới da, hoặc truyền tĩnh mạch. Nếu được tiêm dưới da, insulin này bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, đỉnh tác dụng sau 2 giờ và kéo dài 4-6 giờ.

Insulin tác dụng nhanh có ưu điểm thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường huyết sau ăn. Nhược điểm là thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều mũi trong ngày.

- Insulin bán chậm [NPH, Lente] ở dạng nhũ dịch, chỉ tiêm dưới da. Sau tiêm 1 giờ insulin bắt đầu có tác dụng, đạt đỉnh tác dụng sau 8 - 10 giờ và tác dụng kéo dài 12 - 20 giờ.

- Insulin pha trộn sẵn [mixtard, scilin M 30/70] là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung gian theo một tỷ lệ nhất định. Loại trộn sẵn có ưu điểm cùng lúc có 2 tác dụng ngay làm giảm đường huyết sau ăn do insulin tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài do insulin tác dụng trung gian đảm nhận.

- Insulin tác dụng kéo dài như: Insulin glargin [lantus] là loại đồng phân insulin có tác dụng kéo dài 24 giờ, hấp thu ổn định, gần như không có đỉnh tác dụng, do đó được sử dụng làm insulin nền tốt hơn, ít gây hạ đường huyết.

Các dạng thuốc và dụng cụ tiêm

Một người bệnh có thể phải dùng nhiều loại insulin trong một ngày, nên cần biết rõ mình đang tiêm loại insulin nào, loại xi-lanh nào để tránh tiêm nhầm.

Dạng lọ insulin dùng bơm tiêm insulin [xi-lanh]: Nồng độ insulin dựa theo số đơn vị trong 1 ml. Loại 1ml có 40 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml [400 đơn vị insulin/lọ]. Loại 1ml có 100 đơn vị insulin đựng trong 1 lọ 10ml [1000 đơn vị insulin/lọ].

Nếu dùng loại insulin có 100 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm insulin 0.3ml [có 30 vạch trên bơm tiêm]; 0.5ml [có 50 vạch trên bơm tiêm]. Ở các bơm tiêm này, 1 vạch trên bơm tiêm tương ứng với 1 đơn vị insulin.

Nếu dùng loại insulin có 40 đơn vị/ml thì sử dụng loại bơm tiêm 1ml có 80 vạch trên thân bơm tiêm [2 vạch tương đương với 1 đơn vị insulin] hoặc dùng loại 1ml có 40 vạch trên thân bơm tiêm [1 vạch tương đương với một đơn vị insulin]. Bơm tiêm 40 đơn vị thường có nắp đỏ.

Dạng bút tiêm insulin: 1ml có 100 đơn vị insulin đóng trong ống 3 ml [300 đơn vị insulin/ống]. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng để mua đúng loại bơm tiêm phù hợp với lọ thuốc Insulin để không tiêm sai liều thuốc chỉ định. 

                             Thực hiện: BS Lê Thị Cúc- Khoa A1A, Viện ĐT cán bộ cao cấp

Video liên quan

Chủ Đề