Mối ở đâu ra

4.7 [93.13%] 64 votes

Mối chúa là thành phần quan trọng nhất trong tổ mối, nhờ có chúng, tổ mối mới được thành lập, duy trì và phát triển. Một tổ mối có thể có một hoặc nhiều mối chúa cùng lúc. Nhìn chung, mối chúa chẳng khác gì một “cỗ máy đẻ” khi cả vòng đời có thể lên đến 25-50 năm của nó chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.

Tổ được thành lập khi một con mối có khả năng sinh sản tham gia cuộc giao phối. Bầy mối này bao gồm mối sinh sản hậu bị đực và cái từ tổ mối đã phát triển đầy đủ. Khác với mối thợ và mối lính, mối sinh sản được trang bị cánh, nhiều loài có màu sẫm. Sau khi giao phối, chúng tìm chỗ đậu và rụng cánh. Các con mối này trở thành mối vua và mối chúa trong tổ mới, mối chúa chịu trách nhiệm đẻ trứng để duy trì sự sống và phát triển của tổ mối.

Nhiệm vụ của mối chúa trong tổ mối đa dạng và thay đổi qua thời gian. Sau khi kết đôi với một con đực, nó bắt đầu nhiệm vụ của một người “đặt nền móng” trong việc thành lập tổ. Nó phải xác định một địa điểm làm tổ thích hợp, đào xới và bắt đầu đẻ trứng-nở ra lứa mối thợ đầu tiên.

Mối chúa và mối vua được được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi đàn mối thợ, chúng vào “buồng hoàng gia” thông qua một lỗ nhỏ trong các bức tường chắc chắn của tổ mối. Mối chúa đẻ trứng đều đặn mỗi ngày. Mối thợ mang trứng đến phòng ấp trứng.

Lúc đầu, việc sinh sản trứng rất chậm chạp, nhưng tăng dần qua mỗi năm; mối chúa duy trì khả năng đẻ trứng đỉnh điểm của mình trong vòng 7-10 năm. Khi các con mối chúa dự bị-được sinh ra dựa theo nhu cầu của tổ bắt đầu đẻ trứng, kích thước của tổ [số lượng mối thợ] tăng lên nhanh chóng.

Số lượng trứng được mối chúa sinh ra biến đổi tùy theo loài và tuổi của mối chúa. Tại các vùng nhiệt đới, sự sinh sản diễn ra liên tục quanh năm, mặc dù có dao động theo mùa. Tại những vùng có khí hậu ôn hòa hơn, mối thường hoãn việc đẻ trứng trong những tháng lạnh.

Sau khi nở, các con mối non được mang đến buồng dành riêng cho các con mối chưa trưởng thành như chúng, nơi chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi mối thợ. Chúng được di chuyển đến các buồng khác trong tổ khi chúng hoàn thành giai đoạn lột xác cuối cùng để trở thành mối thợ hoặc mối lính. Một tổ mối 2 năm tuổi với khoảng 1000 mối thợ có thể sinh sôi nảy nở lên đến 300,000 mối thợ trong vòng 5 năm tiếp theo. Mối chúa dự bị thường tập trung trong các tổ phụ, không trực thuộc nhưng vẫn liên kết với tổ chính, nhờ đó tổ mối có thể phát triển cả về kích thước lẫn số lượng.

Mối sinh sản chính

Mối vua, mối chúa và mối cánh [mối sinh sản] được biết đến như thành phần sinh sản chính trong tổ mối. Trong vài trường hợp, mối sinh sản thế hệ thứ hai hoặc thứ ba cũng có thể sinh sản. Các con mối sinh sản thế hệ thứ hai hoặc thứ ba không có cánh, mặc dù chúng có thể có các cơ cánh.

Khi điều kiện thời tiết lý tưởng, mối cánh sẽ được sinh ra bởi mối chúa, sau đó chúng sẽ rời tổ để lập tổ mới. Khi mối cánh đực và mối cánh cái liên kết với nhau để lập tổ mới, ban đầu chúng sẽ xác định địa điểm thích hợp và đào sâu vào bên trong. Sau đó, mối chúa bắt đầu đẻ trứng và chăm sóc lứa trứng đầu tiên. Khi chúng đẻ đủ trứng để hình thành lứa mối thợ, mối thợ sẽ bắt đầu chăm sóc trứng và mở rộng tổ.

Mặc dù mối sinh sản có sự tương đồng nhất định với kiến cánh, nhưng cả mối sinh sản đực và cái đều sống sót sau khi giao phối và tìm một nơi thích hợp để lập tổ, trong khi kiến cánh đực chết sau khi giao phối.

Mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba

Mối chúa có thể kiểm soát kích thước tổ và ngăn chặn sự hình thành của mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba bằng cách sản sinh ra pheromone. Khi tổ mối đạt đến kích thước nhất định, nó sẽ cho phép mối sinh sản thế hệ thứ hai và thứ ba phát triển. Các con mối sinh sản này sẽ lập các tổ phụ gần tổ chính và bắt đầu đẻ trứng. Khi các tổ phụ được thiết lập, tổ mối sẽ bắt đầu tăng trưởng với mức độ khủng khiếp.

Về phương diện hóa học, mối chúa nguyên thủy trong tổ có khả năng ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản sinh trưởng trong phạm vi tổ mối. Mối vua và/hoặc mối chúa sản sinh pheromone lan truyền khắp tổ và hạn chế sự hình thành của các con mối sinh sản khác [dự bị].

Chất pheromone ức chế sản sinh bởi mối chúa ngăn chặn sự phát triển của mối sinh sản dự bị cái. Chất này lan rộng khắp tổ thông qua giai đoạn chưa trưởng thành, vì như thường lệ chúng ăn phân của các con khác trong tổ. Khi mối chúa chết, chất pheromone ức chế này cũng ngưng sản xuất, và mối sinh sản dự bị sẽ được sinh ra.

Ở chi Reticulitermes, mối vua và mối chúa có thể bị thay thế bởi số lượng lớn mối sinh sản dự bị, và tổ sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự sinh sản của nhiều mối chúa cùng lúc.

Mối đất chúa và mối đất sinh sản trông như thế nào?

Mối đất chúa có thể biển đổi từ màu nâu vàng nhạt đến đen. Mối sinh sản dự bị thuộc loài mối đất chủ yếu màu trắng hoặc rất sáng- cùng màu với mối thợ đồng loại.

Mối đất chúa và mối thợ

Vòng đời của mối chúa

Chúng có vòng đời dài và thường là con mối sống lâu nhất trong tổ. Mối chúa có thể sống 25-50 năm, và sinh sản mạnh mẽ hơn 10 năm. Khi chúng chết và chất pheromone nó dùng để ức chế sự phát triển của mối sinh sản không còn được sản xuất, một con mối chúa mới sẽ lãnh trọng trách phát triển tổ mối.

Kích thước mối chúa

Một con mối chúa thường có kích thước lớn hơn rất nhiều so với mối thợ đồng loại. Xem thêm 11 điều thú vị chưa từng biết đến của mối chúa.

Mối là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ. Mối được xem là loài côn trùng phá hoại nhất trên thế giới. Nhiều tòa nhà và kết cấu bị các loài côn trùng này phá hoại mỗi năm dẫn đến thất thoát tài chính khổng lồ. Có 200 loài mối ở Việt Nam, nhưng chỉ có vài loài gây ra vấn đề cho nhà cửa.Khoảng 90% thiệt hại đến tài sản ở Việt Nam là do loài mối Coptotermes gây ra khiến cho chúng là “kẻ thù số 1 của con người” ở Việt Nam.

1. Mối chúa [Mối vua, mối hậu]

  • Đầu nhỏ, bụng to [có thể dài từ 12–15 cm]. Bộ phận sinh dục phát triển.
  • Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
  • Ra đời như là 1 con cái giống, được trời phú cho cặp cánh. Với cặp cánh trên lưng, mối chúa cùng loạt con cái cùng con đực lũ lượt bay ra khỏi tổ – gọi là sự phân đàn. Sau một khoảng thời gian bay nhảy, mối chúa sẽ chọn 1 nơi thích hợp để dừng chân. 2 cánh của mối chúa sẽ rụng đi và nó sẽ tìm kiếm một con đực thích hợp làm bạn tình. Và rồi 1 tổ mới sẽ bắt đầu từ đây.
  • Mối chúa lúc trưởng thành sẽ có kích thước to lớn dài tầm 12 cm và chính là 1 chiếc máy đẻ đúng nghĩa kể cả đen lẫn bóng. Tốc độ đẻ trung bình mà người ta đo được ở mối chúa là 35 trứng/phút. Với khả năng siêu dị đó, mối chúa hầu như không thể cự động được và nó phải nhờ đến sự chăm lo, nuôi nâng của mối thợ.
  • Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
  • Chuyên làm nhiệm vụ sinh sản. Mỗi tộc đoàn mối thường có 1 mối Vua và 1 mối Chúa, nhưng cũng có trường hợp trong một tộc đoàn mối có đến vài mối vua hoặc vài mối chúa. Ban đầu là mối cánh, chúng rời khỏi đàn của cha mẹ chúng, rơi xuống đất và rụng cánh để tìm môi trường để làm tổ. Chúng chăn sóc con của chúng đến khi chúng có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ của đàn.

2. Mối thợ

  • Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
  • Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non…
  • Cơ thể nhỏ, các chi phát triển, mối thợ chiếm số đông , tới 70% – 80% trong đàn mối, gánh vác tất cả các công việc trong vương quốc mối như: kiếm và chế biến thức ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, nuôi mối con, hút nước….
  • Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng dính vào nhau để xây tổ. Có tổ mối chính và tổ mối phụ, là nơi chủ yếu để tập đoàn mối hoạt động và sinh sống. Ở Châu Phi, có loài Mối xây tổ thành gò cao trên mặt đất tới hơn 10m và rất chắc chắn tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
  • Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
  • Có kích thước bé hơn các thành viên khác trong tổ nhưng bù lại chúng chiếm số lượng đông nhất. Mối thợ được giao nhiệm vụ tinh sửa, xây đắp kiến trúc trong tổ, thu nhặt, chế biến thức ăn, nuôi nấng các cá thể mối khác trong tổ [chăm coi trứng, ấu trùng & nhộng].
  • Mối thợ hay còn gọi là mối lao động, cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng. Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột .
  • Mối thợ cũng tham gia chiến đấu khi mối ở tổ khác xâm lấn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiêu diệt hệ thống tổ một cách gián tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
  • Ngoài ra, trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu dự bị để thay thế trong trường hợp mối vua hoặc mối chúa chết.
  • Mối thợ chiếm số lượng lớn nhất trong đàn. Chúng làm mọi việc [trừ bảo vệ và sinh sản]: cho ăn, làm vệ sinh, đào tổ và xây đường mui. Khi làm các công việc của mình, chúng phá hoại làm ảnh hưởng đến nhiều căn nhà.

3. Mối lính

  • Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển [là vũ khí lợi hại của chúng], có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
  • Được phân hóa từ mối thợ và thường không đông có nhiệm vụ canh gác, đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển [là vũ khí lợi hại của chúng], có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun ra làm mê đối phương. Giác quan hai bên miện của mối lính rất phát triển, khi cần mối thợ phải cho mối lính ăn.
  • Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
  • Được sinh ra với tầm vóc to lớn của một chiến binh, cùng bộ hàm sắc như cặp kéo, mối lính có thiên chức bảo đảm an toàn cho tổ tránh sự tấn công của kiến, hay các loại kẻ thù khác ngoài thiên nhiên.
  • Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn.
  • Khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ, mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể. Một con báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào” mà tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động.
  • Mối lính bảo vệ đàn khỏi bị các kẻ thù ăn thịt tấn công như kiến, và được trang bị bộ hàm lớn, chất lỏng dính hay phun hóa chất để bảo vệ.

4. Mối cánh

  • Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động.
  • Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp suất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim, cóc…,
  • Chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 -15 phút bay thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú.
  • Nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp, chúng sẽ taọ ra một tổ mới. Như vậy, phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài.

Mối sinh sản [mối chúa, mối vui, mối cánh hoặc mối dự bị]

  • Có phần đầu phát triển và được bao bọc tương đối vững chắc. Có mắt đơn, mắt kép. Râu hình chuỗi hạt, số lượng đốt râu thay đổi tùy loài [9 – 30 đốt] và là cơ quan cảm giác [khứu giác, vị giác] quan trọng.
  • Ngực gồm 3 đót tương ứng với 3 đôi chân, với mối cánh đốt ngực giữa và sau mỗi đốt còn mang theo một đôi cánh [sau khi bay giao hoan cánh mới bị rụng hoặc gãy theo khớp rụng cánh].
  • Bụng thường có 10 đốt, đốt bụng 2 đến 8 mỗi đốt có một đôi lỗ thở. Tấm bụng của đốt 10 biến đổi thành nắp sinh dục.
  • Phần cuối cơ thể có một đôi gai đuôi. Mối chúa trưởng thành đã đẻ nhiều có phần bụng phát triển rất to để chuyên đẻ trứng, cơ thể có thể đạt từ 60 – 70mm.

Mối vô sinh [Mối thợ và Mối lính]

  • Phần đầu kém phát triển hơn, mắt kép và đơn thường thoái hóa, chiều dài cơ thể khoảng 4 đến hơn 10mm.
  • Hình thái bên ngoài của mối thợ và mối non gần giống nhau nhưng mối non toàn thân gần như màu trắng sữa kể cả miệng, còn mối thợ có màu thẫm hơn, đôi hàm trên có màu nâu đen.
  • Riêng với mối lính phần đầu và đặc biệt là hàm trên có những biến đổi riêng biệt để phù hợp với chắc năng bảo vệ.

Phân loại mối theo thức ăn

1. Mối gỗ khô

  • Đây là nguyên nhân chính về các thiệt hại của các kiến trúc nhà cửa, đồ gỗ trong gia đình.
  • Đúng với tên gọi, mối gỗ khô tỏ ra đầy thích thú với việc xây tổ trong thân gỗ. Thay vì tiêu thụ nước như các loài côn trùng khác, mối gỗ khô lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp.
  • Sở hữu bản tính ẩn nấp trong lòng gỗ, âm thầm tàn phá cho đến khi cây gỗ bị hư hại nặng nề tới mặt ngoài thì lúc đó đã quá muộn. Đây là 1 trong những lý do để chúng ta phải liên tục để ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.
  • Vậy dấu hiệu nào để bít mối gỗ khô đã tấn công kiến trúc gỗ nhà bạn? Sau khi mối tiêu hóa gỗ, thì mối gỗ khô sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để chúng ta biết được gỗ đã bị mối tấn công

2. Mối gỗ ẩm

  • Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết.
  • Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm.

3. Mối đất

  • 1 trong 2 kẻ song sát [mối gỗ khô] gây thiệt hại nặng nề cho các công trình kiến thúc, vật liệu, đồ gỗ của con người.
  • Nếu như mối gỗ khô chuyên đi săn lùng gỗ, thì mối đất lại cư trú trong lòng đất, phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún, cực kỳ nguy hiểm. Mối đất chọn lòng đất, mùn để làm tổ bởi vì độ ẩm thấp dưới khu vực đó cao rất nhiều hơn trong gỗ.
  • Với điều kiện trú ẩn hấp dẫn như vậy, mối đất có biệt tài bành trướng tổ cực lớn, có thể chứa cả triệu cá thể mối, và có độ rộng từ 20 đến 25 mét.

XEM THÊM: Mối – Những điều cần biết về loài mối

Video liên quan

Chủ Đề