Việc riêng là gì

Điều 115 Bộ luật lao động quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương 

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Tư vấn quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Điều 115 quy định hai loại thời gian nghỉ ngơi: 1] Thời gian nghỉ về việc riêng; 2] Thời gian nghỉ không hưởng lương. 

– Về thời gian nghỉ việc riêng: 

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều luật này, có hai việc được coi là việc riêng của người lao động mà người lao động được quyền nghỉ ngơi để giải quyết, đó là việc liên quan đến bản thân và thân nhân của người lao động khi kết hôn hoặc chết. Cụ thể, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 03 ngày; con đẻ, con nuôi kết hôn được nghỉ 01 ngày; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết được nghỉ 03 ngày. 

So với Điều 116 BLLĐ năm 2012, Điều luật này đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về các trường hợp người lao động nghỉ việc được hưởng nguyên lương. Đó là: [i] Bổ sung trường hợp “cha nuôi, mẹ nuôi chết”; [ii] Quy định rõ trường hợp “Con kết hôn: nghỉ 01 ngày” sẽ bao gồm cả con đẻ và con nuôi; [iii] Quy định rõ trường hợp “bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết” sẽ bao gồm “cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng”; [iv] Quy định rõ trường hợp “Con chết: nghỉ 03 ngày” sẽ bao gồm cả con đẻ và con nuôi. 

– Về thời gian nghỉ không hưởng lương: 

Người lao động được nghỉ nhưng không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Việc quy định các đối tượng ông/bà nội hoặc ngoại, anh chị em ruột chết và anh chị em ruột kết hôn thì người lao động được nghỉ sự kiện quan trọng đối với mỗi gia đình, cần có sự tham gia, chung tay góp sức của nhiều thành viên.

Hơn nữa, với quy mô gia đình ít con như hiện nay, việc chia sẻ trách nhiệm với tư cách là cháu ruột hoặc anh, chị, em ruột trong các trường hợp này là cần thiết, phù hợp với đạo lý và truyền thống, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, điều luật quy định trong các trường hợp nghỉ này, người lao động không được hưởng lương là không hợp lý, không đáp ứng được nhu cầu phát sinh trong cuộc sống của con người, đồng thời không tạo điều kiện cho người lao động yên tâm để giải quyết công việc gia đình. Thiết nghĩ, pháp luật đã cho phép người lao động nghỉ làm việc, thì nên quy định có hưởng lương để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. 

Ngoài thời gian nghỉ về việc riêng như trên, khoản 3 Điều 115 quy định người lao động, nếu có nhu cầu, có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm. Thời gian nghỉ thêm này người lao động không được hưởng lương. Trong trường hợp người lao động nghỉ việc riêng, mà trong thời gian nghỉ theo chế độ vẫn chưa giải quyết xong công việc gia đình, có nhu cầu nghỉ thêm, thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như thế có nghĩa là, các trường hợp khác [không thuộc khoản 1 và khoản 2 Điều này] mà người lao động có những công việc khác phát sinh, nếu chỉ sử dụng các loại thời gian nghỉ ngơi khác vẫn chưa đủ, ví dụ: xây nhà, sau sinh con mà sức khỏe còn yếu, có người thân ốm đau cần chăm sóc v… thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động có nhu cầu nghỉ trong thời gian dài thì có thể tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật. 

Như vậy, bên cạnh việc quy định thời gian nghỉ việc riêng theo chế độ, pháp luật cũng tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, đáp ứng nhu cầu của người lao động cần giải quyết các công việc riêng của bản thân và gia đình. 

10:08 01/12/21

Nghỉ việc riêng vẫn hưởng nguyên lương và nghỉ không lương là quyền lợi của người lao động khi tham gia hợp đồng lao động. Sau đây, mời Quý thành viên cùng tìm hiểu các vấn đề mà người lao động cần lưu ý khi thực hiện quyền này.

Ảnh minh họa

1. 08 trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

2. 04 trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương

Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;

- Anh, chị, em ruột chết;

- Cha hoặc mẹ kết hôn;

- Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 115 thì người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do khác nếu người sử dụng lao động đồng ý. Điều này đồng nghĩa với việc, Người lao động sẽ không bị giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương trong năm, miễn có thỏa thuận với người sử dụng lao động và được Người sử dụng lao động chấp thuận.

3. Từ chối khi người lao động xin nghỉ việc riêng, nghỉ không lương doanh nghiệp có bị phạt?

Trong trường hợp người lao động thông báo đến người sử dụng lao động về các trường hợp xin nghỉ việc riêng có hưởng lương và nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.

Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lưu ý: Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

4. Không được cho người lao động thôi việc khi đang nghỉ việc riêng

Tại Điều 37 Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, khi người lao động nghỉ việc riêng, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương của người lao động. Nếu còn thắc mắc khác, Quý thành viên vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Bảo Quyến

279

Video liên quan

Chủ Đề