Mổ trĩ kiêng ăn bao lâu

Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học là những tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, nếu có những thay đổi hợp lý trong việc ăn uống, sinh hoạt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ hoặc giảm bớt sự phát triển của trĩ và ngăn ngừa trĩ tái phát sau phẫu thuật. Vậy bệnh trĩ kiêng ăn gì và nên ăn gì? Chế độ ăn cho người bệnh trĩ khoa học được ThS.Bs Nguyễn Văn Hậu giới thiệu sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển.

Bệnh trĩ kiêng gì? Thực tế, không có chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh trĩ, song việc hạn chế thu nạp một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa trĩ phát triển.

Dưới đây là những loại thực phẩm người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn:

Bột mì trắng đã được loại bỏ cám và mầm nên ít chất xơ hơn. Các sản phẩm làm từ loại bột này bao gồm bánh mì trắng, mì ống và bánh mì tròn… đều có thể gây khó khăn cho việc đi tiêu.

Thời gian tiêu hóa loại thịt này lâu hơn và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… nếu ăn thường xuyên đều gây bất lợi cho người bệnh trĩ.

Người mắc bệnh trĩ nên hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê, cừu…

Thức ăn cay, nóng như ớt, gừng, riềng, mù tạt… có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.

Các món ăn mặn như đồ kho, các loại mắm… có thể gây đầy hơi và làm cho búi trĩ nhạy cảm hơn.

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên… có thể gây khó khăn cho đường ruột và khiến người bệnh khó đi tiêu.

Các loại thịt đã qua chế biến như thịt ba chỉ và thịt nguội khác rất ít chất xơ và nhiều natri vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, gây bất lợi cho người bệnh trĩ.

Rượu làm cơ thể mất nước và có thể gây căng thẳng khi đi tiêu. Các thức uống khác cũng có thể làm cơ thể mất nước và làm cho việc đi tiêu khó khăn hơn như cà phê, nước tăng lực hoặc bất kỳ đồ uống có chứa caffeine nào. Do đó, nếu người bệnh muốn uống một tách cà phê hoặc một ly cocktail thì nên pha với một cốc nước lớn để giữ cho cơ thể được ngậm nước nhiều nhất có thể. [2]

Người bệnh trĩ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ tan và không tan. Bởi vì chất xơ làm cho phân mềm hơn, dễ đi tiêu hơn từ đó có thể giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nước và các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước trái cây và súp để giúp chất xơ trong chế độ ăn uống hoạt động tốt hơn.

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 cho người Mỹ của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa kỳ khuyến nghị, lượng chất xơ nên ăn vào mỗi ngày là 14g/1.000 calo tiêu thụ. Ví dụ, đối với chế độ ăn 2.000 calo thì khuyến nghị chất xơ là 28g/ngày.[1]

Vitamin C giúp hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh nên có lợi cho người mắc bệnh trĩ. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như bông cải xanh, ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ…

Vitamin E rất quan trọng đối với màng tế bào, giúp chống viêm và chữa lành các mô bị tổn thương đồng thời thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như rau cải xanh, cải bó xôi, hạt dẻ, bơ, đu đủ…

Thực phẩm giàu vitamin C, E có lợi cho người bệnh trĩ vì vậy bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày

Omega 3 có tác dụng tốt đối với lớp màng nhầy niêm mạc đồng thời giúp cho sự đàn hồi của da tốt hơn nhờ đó hữu ích cho người mắc bệnh trĩ. Các loại thực phẩm giàu omega-3 người mắc bệnh trĩ nên ăn như hạt chia, hạt lanh, cá ngừ, cá hồi…

Magie và kẽm là hai loại khoáng chất vi mô có thể giúp ổn định mạch máu, nhuận tràng, chống viêm, duy trì sự phát triển của các mô cơ từ đó làm vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu magie và kẽm như bơ, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, hải sản….

Thiếu Collagen mô đệm ống hậu môn làm mất tính chất đàn hồi gây ra giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ dẫn đến bệnh trĩ. Do vậy, bổ sung collagen có thể giúp làm giảm tình trạng của trĩ. Các thực phẩm giàu collagen như cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng gà. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung collagen từ nguồn thực phẩm bổ sung dạng viên hoặc dạng nước.[4]

Bệnh trĩ là một hiện tượng phổ biến, thường liên quan đến đặc điểm của phân và mức độ dễ dàng đi tiêu của người bệnh. Trong khi đó, thực phẩm và chất lỏng tiêu thụ lại giúp xác định tính chất của phân.

Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ thường xuyên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và quyết định loại phân của mỗi người. Trong khi đó, bệnh trĩ lại thường có liên quan đến tính chất của phân.

Ví dụ, việc thải phân không thường xuyên hoặc khó đi tiêu có thể dẫn đến các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng bị phồng lên do chúng ta căng thẳng quá mức khi đi cầu và điều này có liên quan đến bệnh trĩ. Thường xuyên bị tiêu chảy cũng gây kích thích và làm viêm các tĩnh mạch trực tràng dẫn đến việc có thể tiến triển thành bệnh trĩ. Đối với người mắc bệnh trĩ, việc phân bị lỗi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu hoặc chảy máu đang gặp phải.

Theo đó, một trong những thành phần quan trọng của việc kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh trĩ liên quan đến chế độ ăn uống là tuân theo một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng, bao gồm đủ chất xơ để giúp cho phân mềm và dễ đi tiêu. Theo đó, đối với hầu hết mọi người đều nên bổ sung từ 25-30g chất xơ mỗi ngày và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây bất lợi cho tiêu hóa như đã đề cập ở phần trên.[3]

Nhiều người cho rằng rau muống làm lồi các vết sẹo nên cũng có thể làm cho búi trĩ phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế rau muống lại rất giàu chất xơ nên có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa, tốt cho người mắc bệnh trĩ.

Trứng, đặc biệt là trứng gà rất giàu omega-3 và collagen. Đây là các dưỡng chất có lợi cho da, mô nên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Nếu bạn có một cơ địa bị dị ứng với tôm thì không nên ăn tôm. Vì dị ứng tôm có thể gây nổi mề đay và khiến cho búi trĩ bị ngứa ngáy. Nếu bạn không bị dị ứng tôm thì có thể ăn thực phẩm này bình thường, miễn là không ăn quá nhiều và quá thường xuyên.

Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, nếu ăn nhiều trong một bữa hoặc ăn thường xuyên sẽ gây bất lợi cho tiêu hóa và có thể khiến cho tình trạng bệnh trĩ thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh trĩ vẫn có thể duy trì ăn thịt bò vài tuần một lần để bổ sung chất sắt và protein.

Như đã nói ở trên, vitamin C, E rất tốt cho người bệnh trĩ, vì vậy bạn nên ăn các loại trái cây giàu các vitamin này như ổi, cam, quýt, kiwi, đu đủ, bơ, táo…

Bệnh viện Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có phẫu thuật cắt trĩ. Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị trĩ phù hợp, hướng dẫn cách ăn uống sinh hoạt dành riêng cho người bệnh trĩ, các bài tập hậu môn, chăm sóc vết thương hậu môn dành cho người phẫu thuật và các phương pháp hạn chế tái phát trĩ. Đặc biệt, đơn vị Hậu môn – Trực tràng thuộc Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa cũng thực hiện điều trị trĩ cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em và phụ nữ có thai bằng các phương pháp riêng.

Sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ những gì là điều mà hầu hết người bệnh hoặc người nhà có người mổ trĩ muốn biết. Trải qua quá trình phẫu thuật mổ trĩ cơ thể mất khá nhiều máu và tiêu hao năng lượng cho cuộc  phẫu thuật nên việc chăm sóc đúng cách quyết định nhiều tới khả năng phục hồi bệnh trĩ. Tránh gặp phải sai lầm sau khi mổ trĩ hãy thực hiện chế độ kiêng cữ theo lời khuyên chuyên gia bác sĩ đưa ra dưới đây. 

Bác sĩ khuyên sau khi cắt trĩ cần kiêng cữ điều này

Theo TS, BS Phạm Hùng Cường, Nguyên trưởng khoa tiêu hóa – BV Hùng Vương cho biết. Phẫu thuật mổ bệnh trĩ là một dạng phẫu thuật độ khó ở mức trung bình, ít nguy hiểm tới sức khỏe. Sau khi mổ xong nếu biết kiêng cữ đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, vết thương nhanh lành, bớt đau giúp bệnh nhân nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên quá trình chăm sóc người bệnh cần nhớ tuyệt đối không phạm phải một số sai lầm này ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bao gồm:

❖ Kiêng cữ trong vận động 

Sau khi mổ ngày đầu tiên người bệnh sẽ được nằm tại phòng phục hồi chức năng, sang ngày thứ 2 các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi lại nhẹ để tránh bị dính ruột sau khi phẫu thuật. Những ngày còn lại người bệnh chỉ được vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không được vận động mạnh làm vết mổ hở ra chảy máu, vết thương trầm trọng hơn và có thể phải đi khâu.

Sau khi mổ trĩ tuyệt đối nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi nào vết mổ lành hẳn. Trong quá trình quan hệ tình dục vận động mạnh sẽ làm vết thương chảy máu, lâu lành hơn. Do đó, hãy kiêng cữ ít nhất 1 tháng sau khi mổ trĩ  mới được quan hệ tình dục trở lại với tần xuất thấp.

  • Kiêng tập môn thể thao mạnh: 

Các môn thể thao như đi xe  đạp, tập thể hình, tập tạ, môn thể thao cảm giác mạnh… Đây là những môn thể thao cần dùng sức nặng, tăng tác động tới tĩnh mạch hậu môn làm búi trĩ dễ sa xuống, tái phát trở lại. Tuyệt đối không nên tập các môn thể thao này cũng như vận động quá sức sau khi mổ trĩ sẽ làm bệnh nặng và nghiêm trọng hơn.

>>Nên đọc: Cắt trĩ có nguy hiểm không?

❖ Kiêng cữ trong ăn uống: 

Trong chế độ ăn uống sau khi mổ trĩ người bệnh cần nhớ tuyệt đối không nên bổ sung các loại dinh dưỡng như sau:

  • Không nên ăn thức ăn cay nóng:

Các loại thực phẩm gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, … Đây là những thức ăn không nên ăn khi bị trĩ và sau phẫu thuật trĩ bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón, gây cảm giác đau rát sau khi đại tiện và kéo dài thời gian hồi phục của vết mổ.

  • Không nên ăn thực phẩm giàu chất béo:

Các  món ăn chế biến dưới dạng chiên rán, xào béo ngậy cũng là thực phẩm được liệt kê vào danh sách các món ăn nên kiêng kị sau mổ trĩ. Vì chúng gây khó tiêu, là nguyên nhân gây táo bón và ảnh hưởng không tốt đến vết mổ.

Đọc thêm: Mới phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

  • Kiêng sử dụng chất kích thích: 

Trong suốt thời gian sau phẫu, người bệnh cần kiêng cữ hoàn toàn việc dùng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác. Bởi lẽ, chúng có thể gây nguy cơ làm giãn mạch, chảy máu vết mổ – vô cùng nguy hiểm. Đồng thời còn làm tăng tình trạng viêm nên tuyệt đối kiêng thực phẩm này.

  • Không ăn thực  phẩm tái, sống 

Thực phẩm chưa được đun kỹ có khả năng nhiễm khuẩn, dễ gây bệnh đường ruột rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng làm vết mổ khó lành và gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

  • Tránh lạm dụng thực phẩm tính nhuận tràng:

Bao gồm ngô, khoai lang hay bột sắn dây bởi chúng dễ  gây phù niêm mạc đường tiêu hóa.

Như vậy, thông thường sau 8 tuần sau khi phẫu thuật, rỉ dịch vết thương sẽ hoàn toàn khỏi. Nếu sau 8 tuần, vẫn thấy vết thương rỉ dịch, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám lại để xác định nguyên nhân vết thương rỉ hoặc viêm nhiễm.

Nguồn: //vhea.org.vn/

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

>

Video liên quan

Chủ Đề