Mô hình thương hiệu mẹ là gì

Trước đây, hai đại gia Vinamilk và Kinh Đô đã tung ra cùng lúc rất nhiều thương hiệu mới. Những cái tên như Wonderful, Fisho hay Mikka, Kiz chưa kịp đi vào tiềm thức của người tiêu dùng đã phải nói lời chia tay với thị trường. Sự thất bại của các sản phẩm tân binh, phải chăng chứng tỏ người kiến trúc sư cho hệ thống thương hiệu chưa thiết kế được mô hình kiến trúc phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp?

Cấu trúc thương hiệu là gì?

Cấu trúc thương hiệu là cơ cấu tổ chức của một hệ thống gồm nhiều thương hiệu dưới một tên lớn, để qua đó xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thương hiệu và mối quan hệ giữa các thương hiệu ấy. Việc xây dựng một cấu trúc thương hiệu khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tốt quá trình phát triển của mình, hạn chế tình trạng các sản phẩm triệt tiêu, xẫm hại lẫn nhau và làm doanh nghiệp hao tổn nguồn lực.

Cấu trúc thương hiệu có những loại nào?

Bốn loại cấu trúc chính khi xây dựng thương hiệu: thương hiệu gia đình; thương hiệu bảo trợ; thương hiệu phụ; thương hiệu độc lập.

Thương hiệu gia đình: Là thương hiệu mà cái tên của nó bao trùm lên nhiều sản phẩm con. Tuy nhiên sự khác nhau giữa từng dòng sản phẩm sẽ được thể hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc sử dụng cùng tên sản phẩm. Trong suốt gần 100 năm lịch sử phát triển, hãng xe hàng đầu thế giới BMW luôn trung thành với một phong cách thiết kế, tên gọi của sản phẩm. Nói đến hãng xe này, người tiêu dùng sẽ chỉ nhớ đến BMW. Sự khác biệt giữa các dòng xe được thể hiện bằng cách đánh số đằng sau nhãn hiệu: BMW 500/600/750 và phải sử dụng sản phẩm người tiêu dùng mới cảm nhận được giá trị thực sự của từng dòng xe khác nhau. BMW chính là một điển hình trong nỗ lực xây dựng thương hiệu gia đình cho đến ngày nay.

Cách thứ hai để tọa ra sự khác biệt giữa các sản phẩm con là gắn cho chúng những cái tên khác nhau đằng sau thương hiệu chính. Khi mới xuất hiện trên thị trường, Toyota chỉ có duy nhất một thương hiệu mang tên của hãng. Nhưng theo thời gian, các sản phẩm con đã lớn mạnh dần lên, có một sức sống riêng và đôi khi những cái tên phụ này lấn át cả thương hiệu chính. Chẳng hạn như khi nói đến thương hiệu Camry, Corolla hay Landcruiser mặc nhiên người tiêu dùng hiểu đây là các dòng xe của Toyota.

Điều đó cho thấy sức mạnh của thương hiệu thay đổi qua thời gian, việc đặt tên khác nhau cho sản phẩm không vì thế mà làm mất đi ảnh hưởng của thương hiệu mẹ. Lợi ích của cấu trúc thương hiệu theo thương hiệu gia đinh là xây dựng được một thương hiệu chính lớn mạnh sẽ giúp cho các sản phẩm phụ khác phát triển nhan hơn. Xuất phát điểm của Sony là một thương hiệu gia đình mạnh, sau đó hãng đã sử dụng sức mạnh nền tảng này để đẩy ra thị trường Walkman, Vaio, Bravia… và các sản phẩm này đều rất thành công.

Tuy vậy, hạn chế của mô hình cấu trúc này là khi sản phẩm mới thất bại sẽ gây ảnh hưởng ngược lại thương hiệu chính, hoặc khi thương hiệu chính gặp rủi ro sẽ làm cho cả gia đình rơi vào khủng hoảng.

Thương hiệu phụ: Là những thương hiệu được sinh ra từ thương hiệu chính để tạo ra một dòng sản phẩm khác. Những thương hiệu mới này đến một lúc nào đó đủ lớn sẽ mạnh ngang bằng với thương hiệu mẹ [thương hiệu song song]. Ví dụ điển hình như Pentiem hay Duo Core là những thương hiệu con của Intel. Giai đoạn đầu khi mới tung ra thị trường, rất ít người biết đến thương hiệu này. Nhưng cùng với thời gian, Pentium, Duo Core đã trở thành một dòng sản phẩm riêng của Tập đoàn Intel.

Vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là khi nào nên bỏ tiền ra đẩy thương hiệu con lớn lên bằng thương hiệu mẹ? Các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu sẽ không khó khăn để nhận ra rằng, khi thương hiệu mẹ có những dấu hiệu suy yếu, thể hiện bằng doanh số, thị phần sụt giảm thì đó là lúc phải tìm cách quảng bá cho những thương hiệu con để giành lại niềm tin của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp cũng nên đầu tư để phát triển một thương hiệu mới khi có những cơ sở chứng minh triển trọng xán lạn của một nhãn hàng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh số, thị phần, lợi nhuận… Cũng giống như trong gia đình, bố mẹ sẽ không tiếc tiền để đầu tư cho con cái học hành khi thấy chúng có tố chất thông minh, ham học hỏi. Nhiều khách du lịch đến Việt Nam đã rất ngỡ ngàng khi biết rằng bia 333 là một sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn. Với tốc độ tăng trưởng lớn mạnh như hiện nay, thương hiệu này còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong tương lai, chẳng hạn như việc tung ra dòng sản phẩm bia 333 đóng chai, hoặc các sản phẩm bia phục vụ cho những ngày lễ tết… sẽ tạo ra một sức sống mới cho thương hiệu.

Thương hiệu bảo trợ: Khi thương hiệu mẹ đã ẩn chứa sắc sức mạnh thì nó sẽ bảo trợ cho sự phát triển của thương hiệu con, dùng ảnh hưởng của thương hiệu mẹ để tạo sức đẩy cho thương hiệu con. Mục đích của hoạt động bảo trợ này là xây dựng lòng tin nhanh chóng của khách hàng cho thương hiệu mới.

Cách bảo trợ nhanh nhất là nối tên với thương hiệu mẹ như Nestea, Nescafe… Mô hình thương hiệu này có nhiều điểm gần giống với thương hiệu gia đình, gắn thương hiệu mẹ vào thương hiệu con để tạo ra một sức sống mới, cho phép nhờ sức mạnh của thương hiệu mẹ để thúc đẩy sự phát triển của những sản phẩm mới. Chiến lược nói tên này còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều phân khúc khác nhau, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Thành công của thương hiệu mẹ là nhờ sự đảm bảo vững chắc cho việc tiếp cận các phân khúc thị trường mới.

Cách thứ hai để thực hiện hỗ trợ là tạo sự hiện diện của thương hiệu mẹ ở ngay trên sản phẩm mới mặc dù tên của sản phẩm này hoàn toàn khác với thương hiệu mẹ, thiết kế cũng hoàn toàn mới. Điển hình cho phong cách bảo trợ này là sự xuất hiện của thương hiệu Knorr là bột nêm thì dòng sản phẩm nước mắm được thiết kế hoàn toàn mới với tên gọi cũng khác. Tuy nhiên, với dòng chữ Knorr, người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn vì đã biết đến sản phẩm này và sự thành công của thương hiệu trong lĩnh vực hàng gia vị.

Mô hình kiến trúc thương hiệu phụ và thương hiệu bảo trợ có nhiều ưu điểm, song việc quản lý lại vô cùng phức tạp và rắc rối. Nếu người tổng kiến trúc sư của công trình ấy không thiết kế cho mỗi sản phẩm hệ thống nhận diện thương hiệu, hệ thống phân phối, bán hàng riêng thì nguy cơ các sản phẩm này triệt tiêu, gây hại lẫn nhau là rất lớn.  Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau cần phải hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn mô hình cấu trúc thương hiệu cho doanh nghiệp. Và nếu thấy chưa có khả năng quản lý theo các cách trên đây thì tốt nhất nên chọn cách xây dựng thương hiệu độc lập.

Thương hiệu độc lập:  Là việc tung ra thị trường những sản phẩm mới hầu như không có sự liên hệ nào với thương hiệu mẹ. Mục tiêu của việc làm này là tạo hiệu quả tối đa cho từng thương hiệu, tránh tình trạng khi một thương hiệu suy yếu, kéo theo cả những thương hiệu đang mạnh đi xuống, đồng thời cho phép công ty dễ dàng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang một ngành hàng mới và giảm bớt mâu thuẫn của các sản phẩm mang cùng thương hiệu. Mô hình cấu trúc của các tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới như Unilever hay P&G chính là những ví dụ điển hình. Với hơn 80 thương hiệu độc lập đang hoạt động trên thị trường, P&G đã chấp nhận hy sinh hiệu quả kinh tế nhóm để tạo hiệu ứng độc lập bằng cách phân khúc tấn công vào thị trường nhỏ. Với phân khúc dành cho tóc khỏe và mượt, thương hiệu Pantene đang chiếm lĩnh vững chắc thị trường, trong khi phân khúc dầu gội trị gầu, Head&Shoulders là một thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tuy vậy, nhược điểm của mô hình thương hiệu độclập là không tận dụng được mối liên kết mạnh của một thương hiệu chủ đạo bởi các thương hiệu hoạt động độc lập với nhau. Do vậy đôi khi thương hiệu trở nên đơn độc và dễ gặp rủi ro. Năm 2003, khi thương hiệu kem Wall’s của Unilever, dù đã thành công ở rất nhiều nước trên thế giới, song khi vào Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến phải nhượng lại nhà máy cho Kinh Đô. Nhưng cũng chính nhược điểm của mô hình thương hiệu độc lập lại cho phép công ty mẹ hạn chế rủi ro bởi sự thất bại của một thương hiệu không hề làm cho uy tín của những thương hiệu khác trong tập đoàn giảm sút.

Lẽ đương nhiên là không có mô hình kiến trúc nào hoàn hảo, nhưng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nên tập trung vào hai cấu trúc chính: thương hiệu gia đình và thương hiệu độc lập bởi sự rõ ràng và việc quản lý không quá khó khăn. Còn cấu trúc thương hiệu phụ và thương hiệu bảo trợ, dù có ưu điểm song việc quản lý khá phức tạp.

Việt Nam đang trong quá trình chuyên môn hóa cao độ, xu hướng thành lập các tập đoàn diễn ra phổ biến ở nhiều lĩnh vực, từ truyền thông báo chí đến ngân hàng, bất động sản… Mỗi doanh nghiệp đều phải trả lời câu hỏi: “Khi phát triển nên đi theo cấu trúc nào?’, câu tả lời chính xác hay không sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển và mức đầu tư của doanh nghiệp vào thương hiệu. Việc lựa chọn cấu trúc thương hiệu dù thực hiện theo mô hình nào thì điều tiên quyết vẫn phải làm là đảm bảo sự phù hợp với bản thân doanh nghiệp. Chạy đua theo phong trào để tung ra nhiều thương hiệu mới nhưng không theo một cấu trúc khoa học, chắc chắn chi phí sửa chữa sai lầm sẽ là rất lớn.

Cẩm Chi

Brand Architecture: Kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc nhằm tổ chức các thương hiệu nằm chung trong một danh mục với mục đích xác định rõ vai trò của từng thương hiệu, mói quan hệ giữa các thương hiệu, cũng như quan hệ giữa các thương hiệu trên thị trường sản phẩm. 

Chẳng hạn hệ thống khách sạn Marriott có ít nhất bốn thương hiệu chính: Marriott Residence Inn, Mariott Hotels, Resort & Suites, Courtyard by Marriott, và Fairfield Inn by Marriott. Khi muốn xâm nhập thị trường khách sạn cao cấp, Marriott mua lại hệ thống khách sạn Ritz-Carlton nhưng thận trọng không gắn vào đó thương hiệu Marriott [vốn không định vị là hệ thống khách sạn sang trọng nhất] mà tiếp tục duy trì thương hiệu Ritz-Carlton. Courtyard by Marriott xuất hiện năm 1983 nhắm vào khách hàng chính là các thương nhân tại khu vực ngoại thành. Fairfield Inn xuất hiện năm 1987 nằm trong khi vực ngoại thành nhưng sát với các xa lộ lớn và tập trung vào đối tượng khách hàng là gia đình.

Vấn đề mấu chốt trong quản trị đa thương hiệu là làm thể nào để có thể tiếp cận các phân khúc thị trường mới, giới thiệu sản phẩm mới mà không chịu sự rủi ro và tốn kém khi phải tạo ra các thương hiệu mới. Nhưng đôi khi chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng các thương hiệu khác nhau cho các khúc thị trường khác nhau. Do đó, vấn đề quản trị đa thương hiệu được đặt ra cho các nhà quản lý. Theo giáo sư David A. Aaker, kiến trúc thương hiệu là công cụ được sử dụng để tạo ra tổng lực, sự phân vài minh bạch giữa các thương hiệu cụ thể, và tạo sức nâng cho thương hiệu.

Cụ thể hơn, kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc nhằm tổ chức các thương hiệu nằm chung trong một danh mục với mục đích xác định rõ vai trò của từng thương hiệu, mói quan hệ giữa các thương hiệu [ví dụ quan hệ giữa Ford và thương hiệu xe Taurus], cũng như quan hệ giữa các thương hiệu trên thị trường sản phẩm [ví dụ quan hệ giữa Nike châu Âu và Nike Hoa Kỳ, Sony Theaters và Sony Television].

TS. Dương Ngọc Dũng - Báo tuổi trẻ chủ nhật [trích lược]

Chia sẻ Facebook Tweet

Page 2

• Kế toán - Thuế là một nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Đăng ký thuế. Đăng ký hóa đơn tự in. Thông báo phát hành hóa đơn.

- Báo cáo thuế.

- Ghi và hoàn thiện sổ sách kế toán.

- Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế.

- Rà soát và gỡ rối sổ sách kế toán.

- Quyết toán năm. Hoàn thuế.

• Sử dụng dịch vụ kế toán - thuế để giải quyết áp lực đó và làm lợi cho doanh nghiệp của bạn. Với đội ngũ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, luật sư nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu luật thuế đã từng làm việc và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các công ty kiểm toán - kế toán, công ty luật lớn. Do đó chúng tôi tin rằng sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp những dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá phí hợp lý nhất.

• Với những dịch vụ chúng tôi cung cấp quý doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về công việc kế toán - thuế mà yên tâm tập trung vào công việc kinh doanh. Phương châm làm việc của chúng tôi là: Uy tín - Trách nhiệm - Hiệu quả. Với phương châm này chúng tôi luôn đặt lợi ích của Quý DN lên hàng đầu. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ được hợp tác với Quý DN trong thời gian sớm nhất!

Chia sẻ Facebook Tweet

Page 3

Họ chinh phục khán giả bằng diễn xuất truyền cảm và những màn võ thuật vô cùng đẹp mắt và kỳ thú.

1. Lý Tiểu Long

Lý Tiểu Long không chỉ là một võ thuật gia kiệt xuất của mà còn là diễn viên điện ảnh Trung Quốc được mến mộ nhất trong lịch sử. 

 

Chỉ cần một ánh mắt cương nghị, một tiếng thét oai phong đã có thể làm khiếp sợ kẻ địch. Bên cạnh đó, những tuyệt kỹ võ thuật điêu luyện của anh lại càng khiến khán giả hết lời ca tụng. Cho tới hiện tại vẫn chưa có một nhân vật hào kiệt nào được so sánh ngang hàng chứ chưa nói tới việc soái ngôi bậc ‘nhất đại tôn sư’ này.

2. Jean Claude Van Damme

Từ ngày đầu bước vào làng giải trí, Jean Claude Van Damme vẫn giữ vững kỷ lục thi đấu võ thuật 1 chấp 18. Từ bộ phim kinh điển Bloodsport, anh đã chinh phục hoàn toàn khán giả bằng vẻ ngoài nam tính mạnh mẽ và những động tác võ thuật điêu luyện. Bên cạnh đó, Jean cũng nhanh chóng trở thành ‘máy in tiền’ dễ dàng và thuận tiện của bất cứ nhà sản xuất nào muốn đầu tư lâu dài trong lĩnh vực sản xuất phim.

3. Thành Long

Thành Long là cái tên được nhắc tới nhiều thứ 2 sau Lý Tiểu Long trên ‘đấu trường quốc tế’. Mặc dù không duy trì hình ảnh 'minh tinh bất bại' nhưng sự hóm hỉnh hài hước được sắp xếp xen kẽ những màn trình diễn võ thuật đẹp mắt đã tạo nên điểm riêng vô cùng cuốn hút của anh. Cho tới hiện tại, sau nhiều cống hiến cho nền điện ảnh Hoa ngữ nói riêng và thế giới nói chung, Thành Long đã bắt tay gây dựng nhiều tổ chức, trường học nuôi dưỡng những tài năng trẻ, tạo nền móng vững chắc cho thế hệ tương lai sau này.

4. Lý Liên Kiệt 

Lý Liên Kiệt  - Một gương mặt không thể vắng bóng trong danh sách những ‘anh hùng hào kiệt’ thể loại phim võ thuật hành động Trung Hoa. Sau thời gian dài tập trung nghiên cứu và tìm kiếm một lối thoát cho sự nghiệp khỏi trùng lặp theo đường mòn của những bậc đàn anh đi trước, Lý Liên Kiệt đã có những tác phẩm mới vô cùng đặc sắc và hấp dẫn như Romeo Must Die, Kiss of the Dragon. Đây là dấu hiệu vô cùng đáng mừng và hứa hẹn trong tương lai sẽ lại là những ‘bom tấn’ tuyệt đỉnh được ra mắt.

5. Steven Seagal

Ngôi sao ‘lắm tài nhiều tật’ Steven Seagal khởi nghiệp là một huấn luyện viên Karate. Sau này, khi bắt đầu với công việc diễn xuất, Seagal đã vận dụng hoàn hảo những kiến thức võ thuật và sự đam mê thách thức bản thân để hoàn thành những thước phim nghệ thuật vô cùng đẹp mắt.

6. Jason Statham

Jason Statham được biết đến và có được vị trí nhất định trong lòng khán giả cũng từ vai diễn trong loạt phim The Transporter. Là một chuyên gia võ thuật Taekwondo, Jason luôn đích thân thực hiện tất cả những cảnh quay mạo hiểm bao gồm cả võ thuật tay không và đua xe rượt đuổi ly kỳ hấp dẫn.

7. Dương Tử Quỳnh

 

Mặc dù không xuất thân từ ‘dòng dõi võ thuật’ nhưng biểu diễn vô cùng lôi cuốn của cô trong Ngọc hổ tàng long đã hoàn toàn chứng minh ‘mối tơ duyên’ với thể loại này. Là một trong số ít nữ diễn viên Hoa ngữ được mảnh đất điện ảnh khốc liệt Hollywood hết mực cưng chiều, Dương Tử Quỳnh luôn có những vai diễn chinh phục khán giả bằng nhiệt huyết và sự mẫn cán bền bỉ liên tục làm mới và vươn lên.

8. Uma Thurman

Nếu như cảm thấy thích thú với  nhân vật Mia Wallace trong Pulp Fiction thì khi đến với tác phẩm nổi tiếng Kill Bill bạn sẽ lại phải bất ngờ với 1 Uma Thurman hoàn toàn khác lạ. Không chỉ nói tới lối diễn xuất nhạy bén và tinh tế, ngay đến những ‘chiêu pháp’ võ thuật lạ lẫm cũng được cô đích thân thể hiện ‘xuất quỷ nhập thần’.

9. Tony Jaa

Võ sư, đạo diễn, diễn viên võ thuật, bất cứ 1 vị trí nào cũng được Tony Jaa hoàn thiện 1 cách hoàn hảo nhất. Với kinh nghiệm tập luyện võ thuật từ năm lên 10, Tony có thể là đối thủ kỳ phùng trong thế vận hội thể thao; với diễn xuất truyền cảm, anh xứng đáng là một diễn viên được khán giả ‘tung hê’ và ngưỡng mộ; với tài chỉ đạo sắc sảo và tinh tế, không một nhà phê bình nào có thể soi xét yếu tố tâm lý và võ thuật trong tác phẩm của anh.

10. Keanu Reeves

Bất cứ một khán giả nào, dù chưa biết nhiều về Keanu Reeves nhưng chỉ cần theo dõi tác phẩm năm 1999 The Matrix của anh sẽ hoàn toàn bị chinh phục. Mặc dù có thể tài năng võ thuật và hành động không thể so sánh với bận ‘tiền bối uyên thâm’ nhưng vẻ lạnh lùng và những động tác dứt khoát mạnh mẽ của anh vẫn khiến người xem vô cùng ấn tuợng.

Tags: võ thuật, vịnh xuân, thiếu lâm, võ cổ truyền, võ đường liên phong, biểu diễn võ, thi vật võ

Chia sẻ Facebook Tweet

Page 4

VĨNH XUÂN KUNG FU- CHÍ CƯƠNG CHÍ NHU

Vĩnh Xuân phái là một môn phái chính tông, có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Môn phái này được truyền vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Vĩnh Xuân cũng có những đặc điểm chung giống với các phái võ khác nhưng bên cạnh đó nó cũng có những đặc điểm riêng biệt mang đậm màu sắc của môn phái.

Trong Vĩnh Xuân sự kết hợp hài hòa giữa: Cương - Nhu [Âm - Dương] sẽ giúp cho người tập phát huy một cách tối đa sức mạnh về tinh thần và thể chất. Bên cạnh mục đích để tự vệ chiến đấu, người luyện tập còn đến với Vĩnh Xuân vì mục đích dưỡng sinh, phục hồi sức khỏe và cao hơn nữa có thể phát triển những khả năng tiềm ẩn của con người. Vĩnh Xuân có thể mang lại cho người tập một tinh thần hài hòa, thăng hoa biết tiến biết thoái trong cuộc sống cũng như trong công việc. Quan trọng hơn, nó giúp người tập có thể vượt lên trên bản ngã của chính bản thân mình.

Võ thuật là bể học và Vĩnh Xuân cũng vậy. Tất cả đều hàm chứa bên trong mọi triết lý về nhân thức của mỗi người học, người dạy. Mỗi võ đường đều có những cách học, tập, luyện, nhận thức và giác ngộ khác nhau mặc dù đỉnh cao cuối cùng chỉ là một. Khi các võ đường Vĩnh Xuân có những phương pháp tập luyện khác nhau thì hãy đừng nghĩ rằng mình đúng hay họ sai, mình là "chân truyền" còn họ thì không. Hãy dẹp bỏ mọi suy nghĩ đó. Các nguyên lý chung về môn phái vẫn không thay đổi chỉ có các con đường luyện tập tới đích là khác nhau mà thôi.

Đã luyện tập thể thao và trải qua quá trình luyện tập nhiều môn phái võ thuật khác nhau nhưng tôi đến với Vĩnh Xuân là một tất yếu. Được danh sư ân cần chỉ dạy như một cơ duyên đã an bài. Sau một thời gian luyện tập Vĩnh Xuân ở Việt Nam cũng như tại Hồng Kông và Đài Loan. Với những kết quả, sự trải nghiệm, giác ngộ - tôi đã phát triển một hệ thống luyện tập Vĩnh Xuân với một góc nhìn đa diện hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, sự tương hỗ giữa cương và nhu. Đó chính là:

Vĩnh Xuân kungfu - "Chí Cương, Chí Nhu"

Đây là đường lối, là điểm nhấn, là cách nhìn và sự phát triển xuyên suốt võ đường của chúng tôi.

Có một sức mạnh về tinh thần và sức khỏe thật sự sẽ là một điểm tựa vững chắc để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như trong võ thuật. Nếu biết sử dụng trí tuệ kết hợp cương nhu hợp lý ta sẽ thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống, và trở thành một người có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội

Hãy cứ làm - sẽ thấy được những kết quả trải nghiệm!

Võ sư Đinh Trọng Thủy
Chủ nhiệm Võ đường Vĩnh Xuân Thăng Long

© 2011 VÕ ĐƯỜNG VĨNH XUÂN THĂNG LONG

▪ Võ sư: Đinh Trọng Thủy - ▪ Điện thoại: 0983236269
▪ Địa chỉ: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương 190 Quán Thánh - Ba Đình, Hà Nội

@39

Chia sẻ Facebook Tweet

Page 5

Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, tác giả cuộc khảo sát chỉ ra chín “tật xấu” của CSGT khiến người dân dị ứng. Kết quả khảo sát được ông sử dụng trong buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho lực lượng này.


PGS.TS Huỳnh Văn Sơn trao đổi về kỹ năng giao tiếp với CSGT tại lớp tập huấn

Đây là một hoạt động thể hiện nỗ lực của lãnh đạo ngành công an nhằm cải thiện hình ảnh CSGT.

Tại một buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cảnh sát giao thông [CSGT] vào cuối tháng 10 do Phòng CSGT đường bộ - đường sắt [PC67] Công an TP.HCM tổ chức, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội VN - đã chỉ ra chín lý do làm cho CSGT không tạo được thiện cảm với người dân.

Trong đó có nhiều lý do nghe khá sốc mà lâu nay ít người dân nào dám nói như: CSGT đã tự cho mình quyền năng quá lớn, ăn nói mày tao, mi tớ với dân... Chia sẻ với Tuổi Trẻ về việc chỉ ra những lý do này, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn bày tỏ: “Những gì tôi nói xuất phát từ trách nhiệm của một công dân TP, từ lương tâm của người làm nghề giáo, trăn trở của một diễn giả và từ khát khao về một xã hội tốt đẹp hơn”.

Cảnh sát giao thông vỗ tay

9 “tật xấu” làm cho CSGT bị “ghét”

1. Không cần quan tâm đến tuổi tác của người dân khi giao tiếp.

2. Mình là người có quyền năng, sức mạnh mà cần gì phải nghĩ đến cảm xúc của người khác.

3. Nói mày tao, mi tớ với dân.

4. Hay nói: Vi phạm là vi phạm, cần gì phải giải thích.

5. Tôi là pháp luật, anh vi phạm luật nghĩa là có lỗi với tôi.

6. Làm khó, thể hiện sự bực dọc với người dân.

7. Tác phong chậm chạp, quan liêu...

8. Sai về hành vi và suy nghĩ: Tôi chạy nhanh và có vi phạm tí cũng chẳng sao vì tôi có trách nhiệm mà...

9. Lời nói của tôi như vậy, tôi chẳng thể sửa được.

* Cuộc điều tra của anh tiến hành ra sao, trong thời gian bao lâu?

- Tôi chưa khẳng định là một cuộc nghiên cứu khoa học có quy chuẩn quốc tế hay đề tài cấp... “nhóm”, mà là cuộc khảo sát ngắn trong quá trình thu thập dữ liệu để làm tốt hơn tình hình giao tiếp của CSGT và trong cái nhìn lạc quan chứ không phải tiêu cực - muốn làm mọi thứ hoàn hảo.

Cách làm của tôi như sau: quan sát tại ngã tư của năm điểm nội thành có CSGT đứng chốt, quan sát cách 10m của những chốt chặn bắn tốc độ hoặc xét giấy tờ của ba tuyến đường ở quận 3, 7, 12 và huyện Nhà Bè. Với sự tham gia của bốn người, gồm một cử nhân làm đề tài khóa luận điểm 10 về vấn đề này, tôi và hai trợ giảng. Sau khi thu thập kết quả, vì chưa thể an tâm nên tôi tiếp tục phỏng vấn các anh chị trong ngành công an, người quản lý và cả những người dân thường để xác nhận lại kết quả.

* Khi đưa ra chín nguyên nhân này, anh có gặp sự phản hồi nào từ phía CSGT không?

- Tôi được phép nói với tư cách là giảng viên hay người diễn giả chứ không phải là sếp hay người dân. Vì vậy, học viên rất đồng tình, tất nhiên cũng có thể cái tôi tự vệ sẽ làm một số anh chị CSGT có phần “chựng lại”. Tôi nghĩ bên cạnh phê bình thì cũng hãy công bằng về những hình ảnh đẹp và những hành vi đẹp của lực lượng CSGT. Tôi không có ý phê bình hoặc ném đá hay làm anh hùng để phán xét. Đây chỉ là những cơ sở để tôi đề nghị về các nguyên tắc ứng xử cần chú ý. Cách làm cũng rất đơn giản: tôi lần lượt nêu lên từng hạn chế và anh chị nào đồng ý là đồng đội chúng ta hay bản thân mình có, hãy vỗ tay. Và đã có những tràng vỗ tay rất to và dài.

Nếu có nhận được sự bực bội của học viên và kể cả bất kỳ ai thì tôi cũng hài lòng vì tôi đã nói thật quan điểm của mình. Đây là sản phẩm nghiên cứu chứ không chỉ phán xét và tôi không phải là người chuyên đi “soi” không công.

* Xuyên suốt trong chín nguyên nhân anh đưa ra có vẻ như anh cho rằng CSGT đã tự nhìn thấy quyền năng của mình quá cao, và họ bất cần nên mới cư xử như vậy?

- Đây là nhận định khá phù hợp. Con người khi cho mình có quyền phán xét, có quyền phạt, có quyền chỉ trích, có quyền đặt chuẩn hay “bỏ khung” người khác thường dễ hành động như thế. Vì vậy, câu hỏi “tôi là ai?” là một bài tập khó mà không phải học viên nào cũng trả lời được dù tôi dành nhiều thời gian cho CSGT trong buổi học. Và chắc không chỉ CSGT, ngay trong đời thường có nhiều người không trả lời được hay trả lời đúng câu này.

Quyền năng mà CSGT tự nhìn thấy cũng xuất phát một phần từ quan niệm có tiền là giải quyết hết, thói quen tiêu cực của một số người tham gia giao thông.

* Khi anh góp ý chuyện này cho CSGT, họ phản ứng ra sao?

- Tôi rất cảm ơn anh chị học viên CSGT vì tôi được tôn trọng một cách rất nghiêm túc. Khi tôi góp ý chuyện này, các học viên CSGT rất chăm chú lắng nghe và đã gọi tôi bằng thầy với cả sự trân trọng đúng nguyên tắc “tôn sư trọng đạo”. Tôi xin cảm ơn ban tổ chức vì một dự án dài hơi đang hình thành nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của CSGT toàn TP. Đây là dự án mà tôi cần sự “đấu thầu” chuyên môn của nhiều nhà khoa học.


Một hình ảnh không đẹp của cảnh sát giao thông: chạy ra đường dùng gậy để chặn xe

Đừng để bị “sốc thuốc”

* Trong các nguyên nhân anh nói, chưa thấy đề cập đến chuyện mãi lộ, anh nghĩ phải trị căn bệnh này như thế nào?

- Tôi cho rằng đấy là vấn đề liên quan đến pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Bài giảng của tôi tập trung vào vấn đề giao tiếp và ứng xử. Vả lại, tôi không muốn chích thuốc quá liều hay để người ta bị sốc thuốc [!]. Hơn nữa, trong chương trình huấn luyện còn có cả bài giảng của các giảng viên chuyên ngành thì đấy là một vấn đề cũng được đề cập.

* Anh đã bắt bệnh, vậy anh có bốc thuốc để trị bệnh cho CSGT được không? Có đảm bảo hết bệnh không?

- Nếu được thế thì chắc tôi đã tự tung hô mình là nhà này nhà khác. Tôi chỉ làm công việc xã hội, công việc chuyên môn trong phạm vi được cho phép. Tôi không tự huyễn hoặc về mình hay ngành nghề của mình.

Đơn thuốc đã có, toa cũng xong, vấn đề là phải nắm thuốc trong tay, uống thuốc, trị bệnh và kết hợp đồng bộ các biện pháp thì mới khả dĩ. Tôi nghĩ mỗi cá nhân và sự chịu trách nhiệm của mình là yếu tố quyết định cho chất lượng của hoạt động nghề nghiệp. Chữa bệnh cũng có nhiều loại: ngăn ngừa không cho lây lan, di căn, khu trú, khống chế, trị từng đợt chứ không hẳn là yêu cầu tuyệt đối. Nguyên tắc phải toàn diện mới thực hiện hay cắt bỏ, giết chết tất cả không mang tính nhân văn với con người và một xã hội có tình người.

NGUYỄN VIỄN SỰ thực hiện

Tạo hình ảnh đẹp trong mắt dân

Theo thượng tá Trần Thanh Trà [trưởng phòng PC67], kế thừa những thành công từ lớp tập huấn văn hóa ứng xử lần thứ nhất cho cán bộ chiến sĩ PC67, Công an TP đã xây dựng kế hoạch tổ chức lớp “Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của lực lượng CSGT toàn TP” diễn ra từ ngày 28 đến 30-10 với khoảng 2.500 cán bộ chiến sĩ lực lượng CSGT toàn TP tham gia tập huấn.

Việc mở lớp tập huấn nâng cao văn hóa ứng xử vừa qua cũng là hướng khắc phục thái độ, tác phong của CSGT. Mong muốn của lãnh đạo Công an TP là xây dựng hình ảnh đẹp của lực lượng CSGT với tiêu chí “Thân thiện với nhân dân, tích cực trong công tác”, phương châm làm việc “Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.

ĐỨC THANH

* Thượng tá Trần Thanh Trà [trưởng Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM]:

Một số ít CSGT có thái độ chưa đúng mực

Chín “tật xấu” của CSGT mà PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nhận định là do PGS.TS Sơn khảo sát. Tôi không biết là đã khảo sát bao nhiêu người, ở đâu, vào thời điểm nào, tỉ lệ có bao nhiêu người đưa ra nhận định trên.

Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM không khẳng định cũng không phủ định quan điểm, nhận định trên của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, phải tôn trọng chuyên môn của báo cáo viên.

Tuy nhiên, các vấn đề mà PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đưa ra là để dẫn dắt vào nội dung bài giảng, làm thế nào để có giao tiếp tốt giữa các chiến sĩ CSGT và người dân. Từ đó, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn hướng dẫn lực lượng CSGT cách để đạt hiệu quả giao tiếp tốt, các yếu tố ảnh hưởng đến việc giao tiếp, làm thế nào để có tâm lý vững vàng và ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với người dân, tạo được thiện cảm của người dân đối với CSGT.

Chín vấn đề mà PGS.TS Sơn đưa ra là những vấn đề cần tránh, không được làm khi CSGT tiếp xúc với người dân. Đôi lúc trong khi thực hiện nhiệm vụ, tiếp xúc với người vi phạm luật giao thông, vẫn còn một số ít cán bộ chiến sĩ có những cử chỉ, thái độ chưa đúng mực với nhân dân.

“Chúng tôi cười thật sự khi tiếp xúc người vi phạm”

Đó là chia sẻ của thượng úy Ngô Thành Trung, đội cảnh sát giao thông Công an Q.Tân Bình, TP.HCM, khi được hỏi về kết quả của buổi tập huấn về giao tiếp, ứng xử với người dân.

Thượng úy Trung chia sẻ: “Tôi đã làm công tác tuần tra kiểm soát giao thông nhiều năm. Trước khóa tập huấn, bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp cũng đã luôn cố gắng mềm mỏng, lịch sự và thân thiện khi tiếp xúc với người vi phạm. Tuy nhiên, phải nói thật lòng là dù có cố gắng, đôi khi gặp những trường hợp vi phạm không chấp hành, phản ứng thiếu lịch sự, thiếu văn hóa thì dù chúng tôi có cố gắng nhẫn nhịn cũng cảm thấy khó chịu và bức xúc từ trong và sau khi xảy ra.

Trong buổi tập huấn, thầy đã giảng cho chúng tôi rất nhiều điều, trong đó thầy có nêu ra những điểm “xấu” mà CSGT như chúng tôi dễ vấp như: không quan tâm tới tuổi của người dân khi tiếp xúc, thể hiện thái độ bề trên, cách xưng hô không phù hợp, tỏ ra quyền uy trước người vi phạm… Thực tế tình trạng này có xảy ra, dù không phải với tôi. Tuy nhiên từ góc độ cá nhân, tôi cảm nhận được, có thể trước đó tôi đã cười khi chào người vi phạm, nhưng đó là nụ cười chưa thật sự gần gũi, thân thiện và tôn trọng người dân như thầy dạy. Sau buổi tập huấn, tôi cảm nhận được nụ cười của mình trước người vi phạm là nụ cười thật sự, nụ cười của một người bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự an toàn cho người dân chứ không phải nụ cười chiếu lệ cho có”.

Đ.THANH - GIA MINH ghi

Chia sẻ Facebook Tweet

Video liên quan

Chủ Đề