Tại sao lại bị sán chó

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sán chó. Đặc biệt là trẻ nhỏ và những người nuôi thú cưng, dễ lây nhiễm bệnh từ chó mèo. Những người hay ăn rau sống, thực phẩm tái sống, người làm vườn, người chơi thể thao tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng... đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

Nguồn lây nhiễm của bệnh sán chó?

Phân của chó và mèo bị nhiễm Toxocara phát tán ra môi trường, con người có thể bị nhiễm sán bởi vô tình nuốt phải trứng sán chó Toxocara qua đường miệng do ăn rau sống, thịt tái sống, qua đồ chơi. Ấu trùng Toxocara tồn tại trong đất có thể xâm nhập qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng.

Phân của chó và mèo bị nhiễm Toxocara phát tán ra môi trường là nguồn lây nhiễm mạnh nhất

Một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sán chó:

  • Thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo,…
  • Không vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đất cát.
  • Không rửa sạch rau sống và nấu chín thực phẩm trước khi ăn.
  • Sinh sống trong điều kiện kém, không khí, đất và nguồn nước ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó?

Nhiễm bệnh sán chó thường diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rầm rộ. Ở người có cơ địa dị ứng và hệ miễn dịch yếu thường có biểu hiện mẩn ngứa da, kèm theo mệt mỏi, uể oải, mất ngủ,… Ấu trùng sán chó Toxocara vào máu, chu du khắp cơ thể, nhiễm lâu ngày có thể đến gan, phổi, tim, thận, da, niêm mạc, mắt, não.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara ở da: Gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng kéo dài, thường phát hiện sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Nhiễm sán chó gây ngứa, nổi mề đai kéo dài 

Nhiễm sán chó có thể gây u gan, áp xe gan, tổn thương tim, phổi, thận,… các tổn thương thực thể tại gan được phát hiện qua siêu âm, với những khối u, ổ mủ ở một số hạ phân thùy gan. Khi có những dấu hiệu đau tức vùng gan, nếu siêu âm thấy khối u, cần xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh giun sán.

Không nên vội vàng kết luận chẩn đoán, có thể sẽ vô tình gây hoang mang lo lắng cho người bệnh và gia đình. Do đó, sau khi phát hiện những bất thường qua hình ảnh siêu âm tại gan, cần xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara, bệnh Amip, bệnh sán lá gan Faciola để dùng thuốc diệt ký sinh trùng giúp trị khối u ở gan do bệnh giun sán gây ra.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara ở mắt: Gây giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên. Các dấu hiệu triệu chứng về mắt do nhiễm sán chó Toxocara ít được chẩn đoán trên làm sàng, thường phát hiện khi soi đáy mắt hoặc xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara.

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara tổn thương hệ thần kinh trung ương [sán não]: Gây mệt mỏi, đau đầu, hay quên, tê tay nhức chân, giảm vận động, liệt, thậm chí dẫn tới tử vong khi ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến não.

Điều trị bệnh sán chó cần lưu ý điều gì?

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó, bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng.

Tùy vào đối tượng bệnh nhân mà có cách điều trị bệnh sán chó khác nhau

Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh, mỗi người bệnh nên có kẹp hồ sơ riêng để theo dõi nên cho người bệnh tái khám khi nào? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những gì? Mục đích của xét nghiệm đó để làm gì? Tình trạng hiện tại như thế nào? Cần chữa trị bao lâu nữa, giúp bệnh nhân yên tâm. 

Thời gian điều trị bệnh sán chó bao lâu?

Thời gian trị bệnh sán chó từ một đến ba liệu trình, mỗi liễu trình từ một đến hai tuần. Tái khám xét nghiệm lại sáu 1 đến 2 tháng. Thông thường sau khi sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng từ 5 đến 7 ngày, các dấu hiệu triệu chứng như: Mẩn ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, uể oải nếu có sẽ cải thiện nhiều. Sau đó các dấu hiệu mất dần khi ký sinh trùng bị diệt bởi thuốc trị giun sán.

Lam Ngọc

Nguồn: Tổng hợp

Sán chó gây ngứa là do khi xâm nhập vào cơ thể người ở dạng trứng vào đường tiêu hóa, tại ruột trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ruột vào máu và đi tới các cơ quan như da, tim, gan, não…Lúc này ấu trùng sẽ tiết ra các chất thải cũng như cơ thể người sẽ nhận biết cả ấu trùng và chất thải đều là những yếu tố lạ...

Chào bác sĩ, tôi bị ngứa da dị ứng nổi mề đay nhiều nhất là vùng đầu gối và đùi 2 bên, cách đây 4 năm tôi có phát hiện nhiễm sán chó và đã uống 2 lần mỗi lần 42 viên alben sau đó có thấy bớt ngứa. Một năm trở lại đây tôi lại thấy ngứa và đi xét nghiệm ở trung tâm y tế thấy dương tính con sán chó, lần này tôi uống thuốc không thấy đỡ ngứa. Bác sĩ cho tôi hỏi tại sao tôi uống nhiều thuốc vậy mà sán chó nhiều năm không hết? Làm sao để trị hết ngứa cho tôi, mong bác sĩ tư vấn giùm? N.C. Cường, Tiền Giang.

Những khó khăn trị bệnh sán chó hiện nay là gì?

Thật là khó chịu khi bị nhiễm sán chó gây ngứa dị ứng mà điều trị nhiều năm không hết. Phần lớn lý do trị bệnh sán chó không dứt là do bệnh nhân không được khám và trị bệnh tại tuyến chuyên khoa.

Một số hình thái tổn thương da do nhiễm ấu trùng giun đũa chó [sán chó]

Bệnh sán cho được hiểu như thế nào?

Sán chó hay còn gọi là giun đũa chó Toxocara là loại ký sinh trùng gây ngứa mà rất thường gặp cũng như la gây ngứa khó chịu cho rất nhiều người dân. Do thói quen ăn rau sống, ăn đồ nấu tái, nuôi nhiều chó mèo trong nhà, hay chưa có thói quen rửa tay thường xuyên mà sán chó xâm nhập rất nhanh vào cơ thể để gây ngứa hay những khó chịu khác.

Sán chó không lây bệnh giữa người và người không?

Sán chó xâm nhập vào cơ thể người do đi “ lạc chỗ “ do vậy sán chó không sinh sản trong cơ thể người. Sán chó tồn tại trong cơ thể người ở dạng ấu trùng.

Tại sao nhiễm bệnh sán chó lại gây ngứa?

Sán chó gây ngứa là do khi xâm nhập vào cơ thể người ở dạng trứng vào đường tiêu hóa, tại ruột trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ruột vào máu và đi tới các cơ quan như da, tim, gan, não…Lúc này ấu trùng sẽ tiết ra các chất thải cũng như cơ thể người sẽ nhận biết cả ấu trùng và chất thải đều là những yếu tố lạ và tạo nên chất histamin gây ngứa dị ứng nổi mề đay.

Trường hợp mẩn ngứa da ở bệnh nhân nữ nhiễm sán chó trước khi điều trị tribenhgiunsan.com.vn

Ngoài triệu chứng ngứa da dị ứng gặp ở phần lớn những bệnh nhân bị nhiễm giun sán ký sinh ra thì có một số triệu chứng thường gặp khác như nhức đầu, mờ mắt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm hơn có những trường hợp đã ký sinh lên não gây động kinh, co giật, mất trí nhớ thậm chí dẫn tới tử vong

Tại sao trị bệnh sán chó nhiều năm không hết ngứa?

Trường hợp của Anh Cường, năm 2015 anh đã khám phát hiện nhiễm bệnh sán chó do bị ngứa nhiều đi khám và đã uống thuốc Alben số lượng 84 viên nhưng không hết ngứa, có thể do anh không đáp ứng với thuốc Albendazone. Nếu anh khám ở tuyến chuyên khoa ký sinh trùng thì sau khi anh dùng 1 đợt khoảng 28 viên mà không đáp ứng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thay thuốc khác, hoặc phối hợp các thuốc cần thiết để tăng tác dụng hiệp đồng giúp nhanh chóng tiêu diệt ấu trùng.

Năm 2018 anh có ngứa lại và đi khám lại tiếp tục phát hiện sán chó và uống thuốc nhưng không đỡ ngứa. Do không được xem kết quả xét nghiệm của anh để biết anh đã được làm đầy đủ bộ ký sinh gây ngứa chưa nên tạm thời bác sĩ sẽ trả lời anh thế này. Đợt này anh tiếp tục uống thuốc alben trị sán chó 1 năm là không nên vì sau bao lần điều trị không kết quả anh cần được thay đổi thuốc, ngoài ra cũng có thể tính đến là đợt này anh bị ngứa da dị ứng do viêm da cơ địa, thời tiết, môi trường, mạt bụi nhà blomia tropicalis gây ngứa.

Trên da hết mẩn ngứa sau tái khám 30  ngày tribenhgiunsan.com.vn

Còn nữa là không loại trừ khả năng có có đợt nhiễm ký sinh trùng gây ngứa khác không phải con sán chó nên uống thuốc không bớt bệnh ví dụ như ký sinh trùng mèo, ấu trùng sán gạo heo, sán lá gan lớn…

Tôi có thể xét nghiệm gì để tìm nguyên nhân ngứa?

Những trường hợp trị bệnh sán chó khỏi bệnh nhưng còn ngứa nên xét bổ sung bộ dị ứng định danh ngứa do thức ăn, do mạt bụi, do môi trường, do giun sán khác, do lông biểu mô gia cầm, vật nuôi, phấn hoa, bụi cỏ…Khi tìm được nguyên nhân sẽ có những phương pháp chữa trị và dự phòng phù hợp.

Để tránh bị tái nhiễm lại bệnh hay bị nhiễm ký sinh trùng gây ngứa khác thì mỗi người cần phải

Không ăn rau sống hay đồ ăn nấu không chín kỹ, trái cây rửa đúng cách và gọt vỏ trước khi ăn. Tẩy giun định kỳ 6 tháng / lần với các loại thuốc xổ giun định kì có thương hiệu

Nếu nhà có nuôi chó mèo hay động vật khác thì phải tẩy giun chích ngừa đầy đủ, xử lý bãi nôn, phân và chất thái đúng quy định, rửa tay xà phòng sau khi tiếp xúc chó mèo động vật hay sau khi xử lý chất thải. Đưa chó mèo tới phòng khám thú y nếu thấy có bất thường như đi vệ sinh ra giun sán, ói ra giun...

Với tình trạng hiện tại của anh thì bác sĩ khuyên anh nên đi khám tổng quát về giun sán ký sinh trùng và các nguyên nhân gây ngứa khác để biết chính xác nguyên nhân ngứa và uống thuốc điều trị hiệu quả anh nhé.

Cám ơn anh đã gửi câu hỏi.

Bác sĩ: Diễm Kiều

Video liên quan

Chủ Đề