Vì sao mncs chọn sáp nhập và mua lại

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm đầu tư quốc tế
  • 2. Tác động tích cực của dòng vốn FDI đối với quốc gia nhận đầu tư
  • 3. Tác động tiêu cực của dòng von FDI đối với quốc gia nhận đầu tư
  • 4. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế được xem là hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu, là kết quả của quá trình tích tụ tập trung tư bản mang lại.Đầu tư quốc tế đề cập được tiếp cận là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, và là một bộ phận của thương mại quốc tế nói riêng:

“Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chuyển giao công nghệ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác diễn ra giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ”.

Bài viết này sẽ tập trung làm rõ khái niệm, nguyên nhân của đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư quốc tế, xu hướng ữong đầu tư quốc tế và các loại hình đầu tư quốc tế.

1. Khái niệm đầu tư quốc tế

Cùng với sự phát triển chung của thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế là dòng chính trong xu hướng có tính quy luật của liên kết kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ,... luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa nhằm thâm nhập tìm hiểu thị trường, luật lệ của nước sở tại để đưa ra các quyết định đầu tư. Đồng thời với xuất khẩu là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh nhằm xuất khẩu máy móc, thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nguồn nhân lực của nước chủ nhà.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] thì đầu tư quốc tế là “một hoạt động đầu tư xuyên biên giới được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế [OECD] thì cho rằng đầu tư quốc tế là “việc doanh nghiệp đầu tư của nước chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận lâu dài thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp được đặt tại nước được lựa chọn để đầu tư”. Tổ chức Thưomg mại thế giới [WTO] thì định nghĩa đầu tư quốc tế xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước [nước chủ đầu tư] có được một tài sản ở một nước khác [nước thu hút đầu tư] cùng với quyền quản lý tài sản đó. Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2005 quy định: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam von bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”, tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014 đã không còn quy định nội dung này.

Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng chúng ta có thể rút ra định nghĩa một cách khái quát về hoạt động này như sau: Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước [pháp nhân hoặc cá nhân] đưa vốn hoặc bẩt kì hình thức giả trị nào sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xẫ hội.

Về bản chất, đầu tư quốc tế là sự vận động của tiền tệ và các tài sản khác giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỉ lệ kết hợp giữa các yếu tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích tối đa. Sự vận động của vốn giữa các quốc gia đã tạo thành các dòng chảy của vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm làm cho vốn sinh lợi nhanh hon. Nói cách khác, kì vọng về lợi ích sẽ thu được ở quốc gia khác [quốc gia nơi vốn chuyển đến] đã thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau trên thế giới và tạo thành dòng chảy của vốn qua các biên giới quốc gia, lãnh thổ. Quá trình di chuyển vốn quốc tế làm hình thành hai dòng chảy của vốn đối với từng quốc gia, đó là dòng vốn chảy vào và dòng vốn chảy ra. Lượng vốn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác được gọi là vốn đầu tư quốc tế.

Đầu tư quốc tế hay vốn đầu tư quốc tế cũng có nhiều dạng hay hình thức khác nhau tùy theo cách tiếp cận và phân chia. Các nền kinh tế đang phát triển có thể dựa vào hàng loạt các tài nguyên tài chính bên ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI], đầu tư theo danh mục, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn [từ khu vực tư nhân và khu vực công], nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài [ODA], kiều hối và các khoản vay khác FDI được xem là nguồn tài chính bên ngoài lớn nhất hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển trong thập niên qua và là sự phục hồi tốt nhất sau các cú sốc về kinh tế và tài chính.

Nguồn tài chính bên ngoài các nền kinh tế đang phát triển 2005 - 2017 [tỉ USD]

Nguồn: UNCTAD, dựa vào chỉ sổ phát triển của WB [đối với kiều hối], UNCTAD [đổi với FDI], Bộ chỉ so kinh tế thế giới IMF [danh mục đầu tư và các khoản đầu tư khác] và OECD [ODA và các dòng vốn chinh thức khác]

Theo UNCTAD, tính trung bình từ giữa năm 2013 đến năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 39% nguồn tài chính bên ngoài đối với các nền kinh tế đang phát triển. Đối với các nền kinh tế kém phát triển [LCDs], nguồn ODA được xem là nguồn tài chính bên ngoài hiệu quả, chiếm 36% trong nguồn tài chính bên ngoài so với 21% đối với FDI trong cùng một giai đoạn. FDI cũng thể hiện sự biến động thấp hom so với hầu hết các nguồn khác. Các nguồn vốn có liên quan đến các khoản vay thường dễ bị dừng đột ngột hoặc đảo nợ. Ví dụ như việc các ngân hàng châu Âu trì hoãn các khoản vay cho các nước khác vào năm 2015 đã làm sụt giảm các khoản vay dài hạn cho các nền kinh tế phát triển. Các khoản vay ngắn hạn đã giảm mạnh trong cùng năm, như việc các công ti Trung Quốc đã trả nợ bằng đồng Đô la Mỹ và các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm tỉ lệ nắm giữ các tài sản bằng đồng Nhân dân tệ. Đầu tư theo danh mục chiếm tỉ lệ thấp nhất trong nguồn tài chính bên ngoài đổi với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là nơi thị trường vốn kém phát triển. Chính nguồn vốn này cũng không ổn định vì tốc độ của mỗi nguồn có thể khó giải quyết.

Sự tăng trưởng ODA đã đình trệ trong thập niên qua. Nguồn vốn này chiếm 1/4 nguồn vốn FDI cho các nền kinh tế đang phát triển trong nhóm. Theo Dữ liệu sơ bộ của UCTAD cho thấy ODA ròng từ các thành viên của ủy ban Hỗ trợ phát triển OECD đã giảm 0,6% trong năm 2017.

Kiều hối đang trở thành cấu phần quan trọng của tài chính bên ngoài đối với các nền kinh tế đang phát triển nói chung và đối với LCDs nói riêng. Kiều hối đối với các nền kinh tế đang phát triển đã ước tính tăng 8,5% trong năm 2017, với sự gia tăng mạnh mẽ tại khu vực miền Nam sa mạc Sahara, Mỹ Latinh, vùng Caribbean và các nền kinh tế chuyển đổi, nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn Mỹ và Liên minh châu Âu. Tăng trưởng kiều hối tại khu vực Nam Á được dự báo là thấp hơn do giá dầu giảm và các chính sách thắt chặt thị trường lao động ở các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng Vịnh [Gulf Cooperation Council].

Đầu tư quốc tế đem đến những tác động tích cực khác nhau đối với quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Quốc gia đầu tư là quốc gia nơi dòng FDI xuất phát và quốc gia nhận đầu tư là quốc gia nơi dòng vốn FDI đi đến. Đối với dòng von FDI tự do cần có mối quan hệ công bằng giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Quan điểm từ thị trường tự do ủng hộ rằng không nên hạn chế dòng von FDI giữa các quốc gia. Tuy nhiên, FDI luôn đi kèm với lợi ích của nước nhận đầu tư. Quốc gia nhận đàu tư luôn phải đánh giá cẩn thận chi phí cũng như lợi ích đối với các khoản FDI. Với FDI, sự chuyển giao công nghệ cùng với các kĩ năng quản lý cho quốc gia nhận đầu tư sẽ giúp các quốc gia nhận được rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì dòng von FDI cũng đem lại những thách thức đối với các quốc gia nhận đầu tư, cụ thể:

2. Tác động tích cực của dòng vốn FDI đối với quốc gia nhận đầu tư

- Dòng vốn: Những dòng vốn này sẽ chảy vào quốc gia nhận đầu tư. Khi có dòng vốn chảy vào, mức độ đầu tư của nước nhận đầu tư tăng lên. Chính điều này sẽ làm gia tăng mức độ hình thành vốn của quốc gia vì sẽ có nhiều nhu cầu về hàng hóa đầu tư. Vì các tập đoàn đa quốc gia [Multinational Corporation - MNC] hoạt động hiệu quả thì sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, do đó làm gia tăng hiệu quả sản xuất vốn của nước sở tại. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở sản xuất sẽ giúp phát triển đồng đều cơ sở hạ tầng cũng như phát triển xã hội.

- Chuyển giao công nghệ: FDI mang theo kĩ năng quản lý và công nghệ. Bây giờ, khi các MNC sử dụng công nghệ của họ tại nước sở tại thì nước nhận đầu tư sẽ được hưởng lợi/tiếp cận công nghệ đó. Sau khi tiếp cận được công nghệ của MNC, nước nhận đầu tư có thể sử dụng vì chính lợi ích của mình.

- Tạo việc làm: FDI mang đến nhiều công việc hơn cho nước nhận đầu tư. Các MNC tạo ra việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp. MNC sử dụng trực tiếp nhân công tại nước sở tại. Người ta cũng nhận thấy rằng các MNC trả lương cho nhân viên của họ cao hơn vì vậy, giúp nâng cao mức sống của người lao động, do đó tạo thêm việc làm gián tiếp cho công nhân tại nước sở tại.

- Mang đến sự lựa chọn tốt hom cho người tiêu dùng: Các sản phẩm của MNC sẽ đưa đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Do đó, các MNC làm gia tăng mức độ cạnh tranh tại thị trường của nước chủ nhà mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Khi mức độ cạnh tranh tăng cao sẽ giúp phát triển khu vực sản xuất trong nước và phân bổ hiệu quả nguồn vốn, tạo động lực phát triển kinh tế.

- Tác động tích cực đến cản cân thanh toán:

Thứ nhất, khi FDI được đổ vào sẽ tạo sự thay thế cho hoạt động nhập khẩu vì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hàng hóa thương hiệu nước ngoài mà không cần mua tại nước ngoài.

Thứ hai, các MNC cũng sẽ được hưởng lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước sở tại.

3. Tác động tiêu cực của dòng von FDI đối với quốc gia nhận đầu tư

- Tạo sức ép cho doanh nghiệp và sản phấm trong nước:Sự gia tăng của các MNC tại các nước nhận đầu tư sẽ tạo nên sự hỗn loạn đối với các doanh nghiệp cũng như sản phẩm trong nước. Các MNC hoạt động hiệu quả tốt hon thì sẽ chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường tiêu dùng. Ket quả là nhu cầu đối với sản phẩm trong nước giảm do thị phần của các doanh nghiệp trong nước cũng giảm. Chính điều này tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp quốc nội.

- Không có mạng lưới an toàn cho người lao động:Các MNC sử dụng các công nghệ dựa nhiều vào vốn và điều này dẫn đến sự chuyển dịch lao động lớn trong các ngành truyền thống dẫn đến thất nghiệp và thiếu việc làm. Chính điều này dẫn đến bất ổn trong lao động và gia tăng những vấn đề xã hội ở nước sở tại.

- Bất bình đẳng trong thu nhập:Các MNC trả lưong cho nhân viên thường cao hơn các doanh nghiệp/công ti trong nước. Chính điều này làm gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập. Khi bất bình đẳng tăng cao sẽ dẫn đến bất ổn xã hội và gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Khi bất bình đẳng xuất hiện tại bất kì quốc gia nào thì nhóm người thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là vào thời kì lạm phát.

- Tạo nên sức mạnh độc quyền:Các vụ mua bán và sáp nhập lớn tại nước nhận đầu tư bởi các MNC dẫn đến việc gia tăng sức mạnh độc quyền. Tạo ra sức mạnh độc quyền trong nền kinh tế sẽ làm sai lệch sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và giảm thặng dư tiêu dùng. Chính điều này có thể làm suy yếu các mục tiêu và phúc lợi quốc gia.

- Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm [Pollution Haven Hypothesis - Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm] cho rằng: bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên, dòng vốn FDI này còn nhằm thay đổi nơi xả thải và nhất là còn nhằm tìm nơi để chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thê thực hiện do những quy định rât nghiêm ngặt vê môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao]. Giả thuyết là khái niệm di dời của các MNC tại các quốc gia mà các quy định và điều luật liên quan đến môi trường lỏng lẻo hon. Các quốc gia mà quy định về bảo vệ môi trường không chặt thì sẽ hở thành “thiên đường ô nhiễm”. Chính các quốc gia này sẽ thu hút các ngành công nghiệp gây ô nhiễm từ các quốc gia khác. Hậu quả là các công ti này sẽ di dời đến các quốc gia ít kiểm soát môi trường và làm ô nhiễm trầm trọng quốc gia đó.

- Làm suy yểu chủ quyền quốc gia:Một số MNC quá lớn khiến họ có thể thống trị cả chủ quyền quốc gia. Các công ti này ở vị thế có thể gây ảnh hưởng đến các đảng phái chính trị tại chính các quốc gia sở tại [quốc gia nhận vốn đầu tư]. Chính hành động này của MNC sẽ làm gia tăng tham nhũng tại một số chính trị gia.

- Ảnh hưởng bất lợi đen cán cân thanh toán:Các MNC cũng gây nên những ảnh hưởng bất lợi trong cán cân thanh toán. Các MNC chuyển tiền bản quyền cho công ti mẹ tại nước của họ. Giá chuyển nhượng thường ít hợp lý do các MNC sẽ phải trả ít thuế hơn và gây nên hiệu ứng tiêu cực đến cán cân thanh toán. Ngoài ra, các MNC còn truy xuất lợi nhuận về công ti mẹ dưới dạng lãi suất và cổ tức. Tất cả các yếu tố này tạo nên tác động bất lợi đối với cán cân thanh toán của nước sở tại.

- Hội nhập kinh tế quốc tế: Bằng việc làm trầm trọng hơn cán cân thanh toán thông qua việc hạn chế xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và loại trừ các công ti bản địa xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

4. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu càu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm địa điểm kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như nguyên nhân chính trị và kinh tế, xã hội khác. Các nguyên nhân của đầu tư quốc tế có thể nhóm thành những vấn đề sau:

- Trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuât và phân bổ không đều giữa các yếu tố sản xuất. Các yếu tố cơ bản của sản xuất như vốn, công nghệ, lao động và đất đai không được phân bố đều giữa các quốc gia, các nước phát triển có thế mạnh về vốn, công nghệ còn các nước đang phát triển thì có lợi thế về lao động, tài nguyên thiên nhiên được khai thác không hiệu quả, chính vì vậy đầu tư quốc tế là đường hướng hữu hiệu để kết hợp tối ưu giữa các nguồn lực của các quốc gia và có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất. Các quốc gia mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Nga cũng không thể tự coi là có đầy đủ các yếu tố sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của họ nên họ cũng phải trao đổi với các quốc gia khác. Đầu tư quốc tế có thể làm giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

- Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có sự đầu tư giữa các nước. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư quốc tế như trên phương diện kĩ thuật mạng lưới viễn thông, thông tin liên lạc rất phát triển làm cho thế giới thu nhỏ lại, các nhà đầu tư tiếp cận tới những thông tin về vốn được nhiều hơn, nhanh hơn trước, do vậy, họ có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Ví dụ: việc thay đổi lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ thì có thể tác động tới thị trường chứng khoán ở Nhật Bản, châu Âu và tác động lan tỏa ra xung quanh. Trên phương diện kinh tế, xu hướng tự do hóa đầu tư, quá trình toàn cầu hóa trong lữih vực đầu tư thể hiện rất rõ, trước kia các nhà đầu tư quốc tế khi đầu tư ra nước ngoài lo ngại nhất là chính sách quốc hữu hóa, tịch thu tài sản nhưng giờ đây các quốc gia đều cam kết không quốc hữu hóa, không trưng thu tài sản và đưa ra những ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư [giảm thuế, kí kết các hiệp định để phát triển hoạt động đầu tư]. Trên bình diện khu vực có những hiệp định đầu tư ở các khu vực như ở các nước Đông Nam Á thì có khu vực đầu tư ASEAN [ASEAN Investment Area - Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN [AIA]]. Trên cấp độ toàn cầu, quá trình đầu tư ngày càng thuận lợi bởi những quy định quốc tế như Hiệp định Đầu tư liên quan đến thương mại - TRIMs [Trade Related Invesment Measures] của WTO.

- Do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật. Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật được thể hiện trên hai phương diện: [i] Yêu cầu đầu tư cho khoa học kĩ thuật ngày càng lớn như trong lĩnh vực viễn thông, hàng không luôn có sự hợp tác quốc tế; [ii] Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn. Ở các nước phát triển có những công nghệ cũ vẫn sử dụng được nhưng họ vẫn liên tục phát minh ra các công nghệ mới, do vậy, họ mang những công nghệ cũ ra các nước đang phát triển để tiến hành đầu tư, góp vốn bằng những công nghệ đó, cả hai bên cùng có lợi - kéo dài tuổi thọ của công nghệ cũ, có điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế của mình, các nước đang phát triển khắc phục được khó khăn về việc thiếu công nghệ trước mắt - Mô hình phát triển “Đàn sếu bay” ở các nước châu Á cũng thể hiện cơ cấu đó.

- Đầu tư quốc tế để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức mạnh của các công ti xuyên quốc gia [TNCs]. Đổ xuất khẩu được hàng hóa ra thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn, các doanh nghiệp phải đối mặt với một loạt các hàng rào, rào cản bảo hộ [rào cản thuế quan, phi thuế quan], vậy, để tránh các khó khăn đó, các doanh nghiệp có thể xây dựng các trung tâm, căn cứ, cơ sở kinh doanh ngay trong lòng thị trường nội địa.

- Đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị - xã hội. Mỗi nước tùy theo ưu tiên của mình có thể có những chiến lược để đầu tư vào các địa bàn, quốc gia khác nhau, như trong khu vực châu Á có Nhật Bản là nước đầu tư lớn trực tiếp ra các nước trong khu vực và đây cũng là nhà cung cấp viện trợ ODA cho các nước trong khu vực châu Á lớn nhất - Nhật Bản muốn tận dụng các nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định ở khu vực, muốn mở rộng ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản [nhằm khắc phục hình ảnh xấu sau Chiến tranh thế giới thứ II], muốn tăng cường tiếng nói của mình trên chính trường quốc tế. Ở khu vực châu Mỹ Latinh thì Mỹ là nước có ảnh hưởng lớn, ở khu vực châu Phi thì có Pháp [bởi trước kia Pháp có nhiều nước thuộc địa ở châu lục này].

- Đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro. Tuân theo nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” - đa dạng hóa các địa bàn đầu tư thi rủi ro sẽ giảm đi, khi có biến động xảy ra ở một khu vực thì chỉ những chi nhánh ở khu vực đó bị ảnh hưởng mà thôi, còn ở các khu vực khác thì không bị ảnh hưởng. Ví dụ: khi giá dầu mỏ tăng thì sẽ gây thiệt hại cho các nước công nghiệp vì đây là các nước sử dụng nhiều dầu, nhiên liệu - nhưng lại có lợi cho các nước xuất khẩu dầu mỏ.

- Tận dụng chính sách thuế. Nhà đầu tư sẽ chọn địa bàn mà có mức thuế ưu đãi với họ, đồng thời họ sẽ tiến hành tối thiểu hóa toàn bộ số thuế trên toàn bộ tập đoàn. Ví dụ: một công ti xuyên quốc gia có rất nhiều công ti con, để giảm tối thiểu mức thuế của toàn bộ những công ti con này trên thế giới thì họ thực hiện phương thức “chuyển giá” giữa những công ti con trong công ti xuyên quốc gia - Một công ti ở một nước có thuế thu nhập doanh nghiệp là rất cao, công ti đó nhập hàng từ một công ti cũng trong cùng tập đoàn mà mức thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp; vậy, khi nhập lô hàng đó họ sẽ có xu hướng tăng giá hàng nhập dẫn đến lợi nhuận của công ti ở nước có thuế thu nhập cao sẽ bị giảm, còn công ti xuất khẩu hàng ở nước có thuế thu nhập thấp, khi thổi phồng giá bán của lô hàng thì lợi nhuận của công ti sẽ tăng lên. Phần lợi nhuận tăng lên của phía công ti xuất hàng so với phần lợi nhuận giảm đi ở phía công ti nhập hàng sẽ vẫn còn lãi, cộng lại mức thuế phải đóng của toàn bộ tập đoàn đó trên phạm vi thế giới sẽ thấp nhất.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề