Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Biết ơn thầy cô là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy. Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng. Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn. Phê phán những hàng động việc làm đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.“Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô.

* Danh từ: in đậm + gạch chân.

Giải thích                                                                           

Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người đã giúp mình.

Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.

Biết ơn thầy cô giáo là bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công lao thầy cô.

Nguồn gốc

Một đạo lý đẹp của dân tộc hiếu học.

Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa và nay.

Biểu hiện cụ thể

Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo...

Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực...

Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay:

Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có những việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự...

Một số bạn coi thường điều này, không biết; thậm chí vô ơn, vô lễ.

Định hướng

Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp chúng ta trưởng thành về mọi mặt.

Ngày nay vẫn phải đề cao bài học đạo lí cao đẹp đó.

Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

Trích: loigiaihay.com

  • Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Bài viết về biết ơn thầy cô giáo

Quảng cáo

Dàn ý - mẫu 1

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.

Luận điểm 2: Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo

- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.

- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.

- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:

   + Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô

   + Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô

Quảng cáo

   + Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.

   + Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.

Luận điểm 3: Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?

- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:

   + Nói lời cảm ơn thầy cô.

   + Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.

   + Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.

- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.

- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

Quảng cáo

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.

Dàn ý - mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.

+Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.

b. Thân bài

* Giải thích

+Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.

+Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.

+Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.

* Nguồn gốc

+Một đạo lý đẹp của dân tộc hiếu học.

+Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.

* Biểu hiện cụ thể:

+Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.

+Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.

* Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.

+Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.

+Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.

* Định hướng

+Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.

+Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.

+Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

+Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.

+Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

Bài viết về biết ơn thầy cô giáo nhân ngày 20-11 - mẫu 1

Cả tuổi thơ con được đắp đầy bởi những câu hát à ơi dịu mát, những bài học làm người sâu sắc nhẹ nhàng của mẹ, của bà. Những câu hát ấy, những mẩu chuyện câu thơ, câu ca dao ấy dần nhen nhóm trong tâm hồn và trí óc non nớt của con bài học tình yêu thương con người, triết lý cuộc sống. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Là người học trò, chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo.

Có thể nói rằng, lòng biết ơn là một khái niệm được nhen nhói trong mỗi tâm hồn con người từ rất lâu, từ khi còn nhỏ. Lòng biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công lao của người khác đối với mình, bản thân phải bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến. Có lúc ta biết ơn cuộc sống:

"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Ta biết ơn cha mẹ, bạn bè:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha…”

Nhưng đối với học sinh từng cắp sách tới trường, lòng biết ơn thầy cô sâu sắc, đậm đà hơn bao giờ hết. Chúng ta từng thể hiện lòng biết ơn ấy bằng cách ghi nhớ, khắc sâu công ơn người thầy dìu dắt, dạy bảo học trò trong công tác giáo dục. Ta khẳng định một điều rằng, lòng biết ơn thầy cô là đức tính mà mỗi con người cần phải có.

Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? Đó là bởi thầy cô là người cho chúng ta nguồn ánh sáng của tri thức, văn hóa. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ mãi trong cuộc đời. Quả thực, thầy cô nâng đỡ, dìu dắt học trò từng bước trên con đường tri thức. Những kiến thức thầy cô truyền thụ sẽ dày theo năm tháng, giúp ta thông thái, được khai phá để trở thành con người văn minh trong xã hội. Hơn thế, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi người. Trong khi cho ta tri thức, thầy cô còn thay cha mẹ dạy bảo ta, luyện cho ta những bài học làm người. Qua bài học tính nhân văn, cách ứng xử, triết lý cuộc đời, thầy cô ở bên ta giáo dục ta trở thành người có tri thức, có văn hóa đạo đức. Bên cạnh đó, thầy cô luôn dành tình cảm yêu thương, bồi đắp tâm hồn ta, thắp sáng ước mơ, vẽ ra cho học trò con đường đi tới tương lai. Người thầy, người cô không chỉ chỉ cho học trò con đường đi mà còn khích lệ ý chí phấn đấu để thực hiện hoài bão, mục đích, ước mơ. Nhờ vào những giáo dục của thầy cô mà ta thành công, trưởng thành trong cuộc sống. Nếu không có thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ thì có rất nhiều người không thể thành công trong cuộc sống “Không thầy đố mày làm nên”. Không chỉ vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo của con người Việt Nam là truyền thống có từ lâu đời, mỗi cá nhân là một mắt xích phát huy truyền thống ấy. Biết ơn thầy cô cũng chính là biểu hiện của người có văn hóa, văn minh, mọi người yêu quý, kính trọng.

Và học trò chúng ta đã và đang làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô? Lòng biết ơn xưa biểu hiện ở thái độ tôn trọng với thầy. Một ví dụ điển hình là Phạm Sư Mạnh. Ông là một quan đầu triều, quan cao chức lớn. Nhưng khi đến nhà thăm cụ Chu Văn An, thầy giáo cũ. Ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một học trò bình thường. Thật đáng quý biết bao, trở lại thời nay. Lòng biết ơn được biểu hiện qua nhiều hình thức đa dạng, trở thành lễ tri ân mang tính chất rộng lớn toàn xã hội. Điều đó thể hiện trong ngày 20/11 hàng năm. Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20-11, thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Dù mọi thời đại, biết ơn người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp nên làm. Đó chính là việc làm của một học sinh ngoan, biết phát huy truyền thống của dân tộc ta một cách đúng đắn.

Bởi vậy, chúng ta cần có những hành động phê phán, lên án những biểu hiện sai trái, vô lễ, hỗn láo với thầy cô của những học sinh vô ý thức vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó đi học thì kém cỏi, về nhà hỗn xược với cha mẹ thật đáng trách thay. Và để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo chúng ta chỉ cần ngồi trong lớp nghe giảng không làm việc riêng, làm bài tập, ôn bài, thuộc bài đầy đủ để dành những điểm chín, điểm mười tặng thầy cô. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, tết nguyên đán học sinh có thể đến thăm gửi quà hỏi thăm sức khỏe thầy cô. Nhờ vậy thầy cô rất vui lòng.

Rõ ràng, thầy cô là một trong những con người quan trọng trong cuộc sống. Ánh sáng người thầy, người cô rọi vào ta sẽ còn mãi. Để mỗi chúng ta biết khắc sâu công ơn dạy dỗ để rồi trưởng thành vững bước trên con đường đời.

Bài viết về biết ơn thầy cô giáo nhân ngày 20-11 - mẫu 2

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

Thời xưa cụ Chu Văn An đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò cũ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao! Thời nay học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay! Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín, mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11, 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn. Người ta nói:

Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

Bài viết về biết ơn thầy cô giáo nhân ngày 20-11 - mẫu 3

Tôi nhớ có người đã từng nói: "Khi ta trân trọng và thể hiện lòng biết ơn cuộc sống, cuộc sống sẽ tươi sáng hơn và mang cho ta nhiều phúc lành". Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Sống biết ơn là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Chúng ta nhắc nhiều rằng con người cần có lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là gì? Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính của mình đối với những thành quả do cha ông để lại, đối với những điều tốt đẹp người khác mang lại cho mình. Lòng biết ơn được coi như thước đo giá trị của con người.

Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân tộc, ông cha ta đã nhắc nhở mỗi người về lòng biết ơn: "Uống nước nhớ nguồn", "Tôn sư trọng đạo", "Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy",... Lòng biết ơn được răn dạy từ thuở con người mới lọt lòng, ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam, mang bản sắc của Việt Nam. Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam.

Khi có lòng biết ơn, con người biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác mang lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên ở Việt Nam thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Để có được cuộc sống tự do, hòa bình như ngày hôm nay, biết bao những người anh hùng đã ngã xuống quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chính vì vậy, hằng năm 27/7 trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Trong cuộc đời mỗi chúng ta được thầy cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải, chúng ta có đủ đầy hành trang bước vào đời. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

Chúng ta thử tưởng tượng một ngày nếu xã hội này, con người không còn tồn tại lòng biết ơn, họ chỉ mải chạy theo những xa hoa, hào nhoáng mà đánh mất giá trị con người. Không có lòng biết ơn, con người ta trở nên sống ích kỉ, sống thờ ơ, sống nhạt, sống lạnh lùng với cuộc đời, với con người. Nó như con rắn độc cứ luồn lách, luồn lách, bào mòn nhân cách con người, biến con người trở thành kẻ vong ân bội nghĩa.

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Chúng ta cần sống có lòng biết ơn, biết kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, lĩnh hội các giá trị do người khác mang lại cho mình. Sống có lòng biết là lối sống tình nghĩa, là nét đẹp mà Việt Nam luôn tự hào với bạn bè quốc tế. Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Thật đáng buồn khi trong xã hội hôm nay vẫn còn tồn tại những kiểu người sống vô ơn, bội bạc, "ăn cháo đá bát". Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ thậm chí chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Hiểu được thực trạng đáng buồn ấy, chúng ta càng cần phải tạo lập cho mình có lòng biết ơn. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Mỗi người hãy tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội, thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm để trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Lòng biết ơn không chỉ là đức tính đẹp của con người mà còn là ngọn nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hãy sống biết ơn với những con người cho ta có cuộc sống hôm nay, vì nếu không có họ, liệu bây giờ ta sẽ ra sao?

Bài viết về biết ơn thầy cô giáo nhân ngày 20-11 - mẫu 4

Ông cha xưa đã từng có câu: “Tôn sư trọng đạo” để nói lên vấn đề biết ơn, kính trọng những người đã dạy dỗ mình. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, có những giá trị văn hóa truyền thống đã dần bị phai nhạt, nhưng truyền thống Tôn sư trọng đạo này cần phải được giữ gìn và phát huy.

Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ ta trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp ta khôn lớn trưởng thành. Không chỉ ghi nhớ công lao mà phải luôn có ý thức sẽ báo đáp, đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn thầy cô giáo cũng vậy, nó được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể như nghe lời, kính trọng thầy cô, chăm ngoan học giỏi để đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã được lưu giữ hàng nghìn năm nay:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy
Hay câu: Không thầy đố mày làm nên

Những câu tục ngữ đó đã có thấy tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Có ai khôn lớn trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà phía sau không có một người thầy lỗi lạc tận tụy chỉ bảo. Có lẽ từ xưa đến nay chưa từng có một người nào như vậy. Thầy cô đem đến cho chúng ta biết bao bài học, từ cách tiếp thu tri thức, văn hóa cho đến dạy chúng ta cách ứng xử cho phải đạo, lễ phép. Thầy cô sát sao ta từng con chữ, bài học, mong cho chúng ta nên người. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi học trò.

Từ xưa đến nay có biết bao tấm gương tôn sư trọng đạo đã được lưu danh sử sách. Ví như Lê Văn Thịnh, nổi tiếng thông minh hoc giỏi, hiểu sâu biết rộng. Tuy đỗ đạt làm quan lớn trong triều, nhưng khi về thăm thầy vẫn nhất mực cung kính quanh tay, xưng con với thầy. Hay Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, học cũng là người học trò thông mình. Sau đỗ đạt làm quan Tham Chính khu Mật viện, rồi làm đến cả Hành khiển tả ty lang trung. Mặc dù chức sắc lớn, công việc bề bộn nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian về thăm thầy, cung kính khi đứng trước mặt thầy thầy đáng trọng Chu Văn An. Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Văn Như Cương, một người thầy đáng trọng, luôn được học trò yêu quý, khi thầy mất đã đem đến niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể học trò trong và ngoài trường.

Bên cạnh những học sinh có ý thức, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng, biết ơn thầy cô thì vẫn có những học trò còn hỗn láo, có những hành động đáng chê trách như cãi. Chửi nhau, thậm chí là đánh thầy cô giáo. Đó là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức và lối sống trong lớp trẻ. Nếu những hành động đó còn tiếp diễn, thì quả thật đáng lo ngại cho tương lai của nước nhà.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thầy cô trao cho ta biết bao tri thức, bài học, bởi vậy kính trọng họ là điều tất yếu. Dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Lòng biết on thầy cô giáo ngắn nhất

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 8Những bài văn hay lớp 8 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

viet-bai-tap-lam-van-so-7.jsp