Lọc ảo thí sinh là gì năm 2024

Quy trình tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2023 sẽ kéo dài tới chiều ngày 20/8.

Like và Theo dõi Fanpage Tuyển sinh số (https://www.facebook.com/tuyensinhso/) để cập nhật thêm nhiều tin tức tuyển sinh, tài liệu ôn thi học kì, ôn thi THPT quốc gia và được tư vấn tuyển sinh miễn phí.

Lọc ảo là gì?

Quy trình lọc ảo có thể hiểu là hoạt động sử dụng phần mềm để lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Điều này đảm bảo, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng.

Như vậy, thí sinh có thể biết điểm chuẩn của các trường đại học sau khi kết thúc lần lọc ảo cuối cùng vào chiều 20/8 đến 17h ngày 22/8.

Lọc ảo tất cả các phương thức như thế nào?

Từ ngày 12/8 đến 17 giờ ngày 20/8, các cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát dữ liệu trên hệ thống, sau đó tải dữ liệu, thông tin xét tuyển để tổ chức xét tuyển nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký. Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ được thực hiện 6 lần trên hệ thống và kết thúc vào chiều 20/8.

Hệ thống lọc ảo sẽ hoạt động như sau: Tất cả các thí sinh dù đăng ký xét tuyển theo phương thức nào cũng sẽ đăng ký trực tuyến lên cổng thông tin chung của Bộ GD&ĐT trong thời gian quy định. Thí sinh sẽ tải các giấy tờ cần thiết lên phần mềm, các trường sẽ chịu trách nhiệm đối sánh, kiểm chứng các giấy tờ này khi thí sinh nhập học nếu đỗ.

Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự từ một đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là cao nhất. Mỗi thí sinh được cấp một mã số định danh, số này chính là thẻ căn cước công dân của thí sinh. Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an để liên kết dữ liệu tuyển sinh với dữ liệu dân số để thực hiện tốt nhất việc quản lý.

Lọc ảo thí sinh là gì năm 2024

Kết thúc thời gian đăng ký, các trường sẽ tải xuống từ phần mềm dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường mình, tự chạy phần mềm xét tuyển riêng của trường và cập nhật kết quả thí sinh trúng tuyển trở lại phần mềm chung của Bộ để chạy lọc ảo trên toàn hệ thống. Theo đó, mỗi thí sinh sẽ chỉ đỗ một nguyện vọng ở một phương thức xét tuyển vào một trường theo nguyên tắc ưu tiên nguyện vọng cao hơn.

Bộ cũng yêu cầu các trường phải triệt để tuân thủ: danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào trường là danh sách thí sinh được hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại trường lần cuối (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do trường tải lên hệ thống), không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.

PGS. TS Lê Đình Nam, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm nay nhóm tuyển lọc ảo miền Bắc giữ ổn định số trường tham gia là 58. Nhóm trường phía Bắc tiến hành lọc ảo 6 lần.

Ông Dương Tôn Thái Dương, Phó Trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM thông tin, nhóm lọc ảo miền Nam năm nay có 86 trường tham gia, với 10 lần lọc ảo. Trong đó, ngày đầu và ngày cuối cùng mỗi ngày 1 lần, 4 ngày còn lại lọc ảo 2 lần trước và sau khi Bộ GD&ĐT tiến hành lọc ảo.

Kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung, năm nay, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT, trong đó, khoảng 917.700 em đăng ký dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển đại học. Những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký nguyện vọng xét tuyển tiếp theo, trừ các trường hợp được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo cho phép không nhập học.

Từ ngày 7/9 đến tháng 12/2023, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của cơ sở đào tạo thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên website của các trường.

Phụ huynh và học sinh đặt câu hỏi về xét tuyển đại học tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học 2023 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trước đó vào chiều 19-8, Bộ GD-ĐT đã quyết định gia hạn thêm hai ngày để tăng thêm bốn lần chạy lọc ảo, đồng thời lùi thời gian công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2023.

Lý do của quyết định này, theo Bộ GD-ĐT, là vì năm 2023 hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cung cấp nhiều nguồn dữ liệu hơn để hỗ trợ các trường sử dụng trong nhiều phương thức xét tuyển đợt 1, đồng thời thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo ngành (không phải đăng ký xét tuyển theo tổ hợp và phương thức xét tuyển), cho nên các trường cần nhiều thời gian hơn dự kiến để hoàn thành việc xét tuyển.

Khối lượng dữ liệu đồ sộ

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 20-8, ThS Nguyễn Quang Trung - phó trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Thương mại - cho biết vì trong nhóm chạy lọc ảo phía Bắc gặp trục trặc nên ba lần nhận kết quả chạy lọc ảo đầu tiên nhà trường thấy kết quả chưa chuẩn. Bởi cứ có trường sai là kết quả chung của nhóm không chính xác.

"Đến ngày 19-8 mới được coi là lần chạy lọc ảo đầu tiên. Nhận kết quả chạy lọc ảo lần thứ 4 (19-8) nhà trường mới cảm nhận được kết quả tương đối sát" - ông Trung nói.

Theo ông Trung, các năm trước thí sinh sẽ đặt chính xác từng phương thức xét tuyển nên việc lọc ảo rất nhanh chóng. Tuy nhiên, năm nay thuật toán phải tự dò xét từng thí sinh để biết có những phương thức xét tuyển nào để đối chiếu. Ngoài ra, mỗi trường lại có thứ tự phương thức xét tuyển khác nhau. Do vậy, khối lượng công việc tăng gấp nhiều lần so với mọi năm.

PGS.TS Trần Trung Kiên - trưởng phòng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội - cho hay năm nay Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục hỗ trợ nhóm 58 trường phía Bắc lọc ảo. Theo ông Kiên, đến sáng 20-8, các trường phía Bắc đã lọc ảo được khoảng năm lần.

Việc nhóm chạy lọc ảo phía Bắc gặp trục trặc liên quan đến việc năm nay thí sinh đăng ký xét tuyển theo hình thức mới, không cần đăng ký phương thức, tổ hợp xét tuyển. Do vậy, lượng dữ liệu rất đồ sộ khiến việc chạy lọc ảo cũng lâu hơn.

"Một số trường đại học chưa nắm hết được giải pháp do vậy khi đặt lệnh chưa chuẩn, dẫn đến kết quả trả về không chính xác. Ngày 19-8, Đại học Bách khoa đã mời một số trường gặp trục trặc đến trực tiếp trao đổi và điều chỉnh. Hiện việc chạy lọc ảo phía Bắc đã ổn định" - ông Kiên cho biết thêm.

Lỡ hẹn công bố điểm chuẩn đại học

Nhiều năm qua, bên cạnh việc lọc ảo của Bộ GD-ĐT, hai nhóm trường đại học phía Bắc và phía Nam cũng tiến hành lọc ảo song song.

Trong đó nhóm phía Bắc có 58 trường do Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì, dự kiến lọc ảo sáu lần. Nhóm lọc ảo phía Nam có 86 trường do Đại học Quốc gia TP.HCM chủ trì, lọc ảo 10 lần. Trong khi nhóm lọc ảo phía Nam lọc ảo bình thường thì nhóm phía Bắc gặp trục trặc, dữ liệu trả về cho các trường chưa chính xác.

Theo nhiều trường đại học khu vực phía Nam, dự kiến sau lần lọc ảo ngày 19-8 các trường có thể đưa ra điểm chuẩn tương đối để ngày 20-8 công bố điểm chuẩn. Tuy nhiên, thông tin nhóm lọc ảo phía Bắc gặp trục trặc khiến kế hoạch và dự báo điểm chuẩn của các trường "phá sản" vì dữ liệu sau những ngày lọc ảo vừa qua không chính xác.

Đại diện một trường đại học phía Nam cho biết trong các ngày 18 và 19-8, kết quả lọc ảo trả về cho trường ít có sự thay đổi. Trường dự kiến có thể xác định điểm chuẩn trong tối 19-8. Tuy nhiên, do dữ liệu của nhóm trường phía Bắc chưa chính xác nên kết quả điểm chuẩn dự kiến của trường cũng vì thế mà sai.

"Khoảng 20% số nguyện vọng đăng ký vào trường là thí sinh các tỉnh miền Bắc. Do đó, dữ liệu lọc ảo phía Bắc chưa chính xác cũng sẽ kéo theo thông tin trả về trường sau lọc ảo sẽ còn thay đổi nhiều vì thí sinh ngoài Bắc thường có điểm thi cao" - ông này cho biết.

Làm gì sau khi có điểm chuẩn?

Theo lịch của Bộ GD-ĐT, từ ngày 24-8, thí sinh thực hiện xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Hạn chót xác nhận nhập học là 17h ngày 8-9. Tất cả thí sinh trúng tuyển đều phải thực hiện xác nhận nhập học.

Nếu không xác nhận nhập học trong thời gian quy định, các trường sẽ coi như thí sinh từ chối nhập học, loại khỏi danh sách trúng tuyển. Sau khi xác nhận nhập học, thí sinh cần lưu ý các thông báo của trường về thời gian nhập học cũng như các giấy tờ cần phải nộp khi nhập học.

Một số trường sẽ thực hiện cấp mã số sinh viên cũng như các thông tin liên quan cho thí sinh ngay khi công bố điểm chuẩn.