Lễ hội bánh dân gian nam bộ 2022 ở đâu

UBND tỉnh Cần Thơ trao bằng khen cho các đơn thị có thành tích xuất sắc
trong Hội thi bánh dân gian Nam bộ [Ảnh: Đoàn Nghệ nhân Bến Tre ]

Lễ hội với mục đích góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và giá trị Bánh dân gian Nam Bộ nói riêng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và du khách trải nghiệm với hơn 31 đơn vị từ khắp các tỉnh thành tham gia với hơn 100 loại bánh . Đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư khai thác, hướng đến việc xây dựng Bánh dân gian trở thành thương hiệu quốc gia; Thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến Lễ hội Bánh dân gian trải nghiệm văn hóa ẩm thực Nam Bộ. Ngoài ra, Lễ hội nhằm chào mừng chuỗi sự kiện: Khánh thành Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ; Giỗ tổ Hùng Vương [10/3 AL] và kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 - 30/4/2022]; Ngày Quốc tế lao động 01/5. Qua đó, góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và tạo niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.

Gian hàng của Bến Tre tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX, năm 2022
[Ảnh: Đoàn Nghệ nhân Bến Tre]

Ngoài ra, Lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức tại sự kiện như: Lễ dâng bánh tại Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ; Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam [VTV9] tại thành phố Cần Thơ và Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ; Hội thi Bánh dân gian tại thành phố Cần Thơ năm 2022; Trình diễn cách chế biến các loại bánh dân gian; Tổ chức các gian hàng phục vụ ẩm thực, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho bánh dân gian [nguyên phụ liệu - dụng cụ làm bánh]; Tổ chức gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm địa phương và Hội thi bánh dân gian Nam bộ của các tỉnh, thành và quận huyện thành phố tham gia Lễ hội…Hòa cùng không khí sôi động của Lễ hội, Bến Tre đã đạt giải Huy chương Bạc với sản phẩm Bánh dừa của Nghệ nhân Đặng Huỳnh Thiên Ân, đây là một dấu ấn đặc biệt quan trọng, khẳng định vị thế của đặc sản tỉnh Bến Tre ở tỉnh bạn cũng như quảng bá được hình ảnh du lịch của Bến Tre trong thời gian tới, tạo dựng thương hiệu về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa và tiềm năng của Xứ Dừa.

Nghệ nhân Đặng Huỳnh Thiên Ân với sản phẩm Bánh Dừa đã đạt Huy chương Bạc tại Hội thi Bánh Dân gian tại Lệ hội Bánh Dân gian Nam Bộ lần thứ IX, năm 2022 [Ảnh: Đoàn Nghệ nhân Bến Tre]

Bảo Trâm

Tối ngày 07/4/2022, Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”, lễ hội diễn ra từ ngày 06/4 đến ngày 11/4/2022 [nhằm ngày mùng 06/3 đến ngày 11/3/2022 ÂL]. Lễ hội do Cục Văn hóa cơ sở phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ và các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện.

Lễ hội bánh dân gian Nam bộ là sự kiện thường niên cấp quốc gia tại TP. Cần Thơ. Đến lễ hội, du khách có dịp trải nghiệm nhiều hương vị hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực Nam bộ, đặc biệt là các loại bánh dân gian, tìm về ký ức tuổi thơ, sống trong không gian hoài niệm thời cha ông mở cõi, tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc. Sự kiện năm nay dự kiến quy mô hơn 200 gian hàng: gian hàng tre lá Khu Bánh dân gian; gian hàng tre lá Khu Ẩm thực; Gian hàng tiêu chuẩn khu đặc sản vùng miền và du lịch.

Đặc biệt, Lễ hội còn có nhiều hoạt động được tổ chức tại sự kiện như: Lễ dâng bánh tại Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ; Hội thi Bánh dân gian tại thành phố Cần Thơ năm 2022; Trình diễn cách chế biến các loại bánh dân gian; Tổ chức các gian hàng phục vụ ẩm thực, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho bánh dân gian; Tổ chức gian hàng giới thiệu, quảng bá  sản phẩm OCOP, sản phẩm địa phương và Hội thi bánh dân gian Nam bộ ./.

Tin, ảnh: Trung Kiên

Từ ngày 7 đến 10/4, hàng trăm nghìn du khách từ các nơi đã đến TP Cần Thơ tham quan, thưởng thức hơn 100 loại bánh dân gian Nam Bộ tại khuôn viên quảng trường Bình Thủy, đường Đặng Văn Dầy, quận Bình Thủy. Đây là lần thứ 9 lễ hội được tổ chức, mở cửa từ 8h hàng ngày, đông nhất vào buổi trưa, các gian hàng bánh nước lúc nào cũng kín khách.

Bước vào bên trong, du khách sẽ choáng ngợp với 200 gian hàng bày biện bánh trái đẹp mắt, đủ sắc màu. Nơi này được ví như mê cung "không lối thoát" với thực khách hảo ngọt.

Mâm bánh ngọt đủ loại bánh da lợn, bánh tằm khoai mì, bánh đúc lá dứa, bánh chuối hấp, bánh cuốn ngọt nhân đậu xanh, dừa... Trong đó, bánh cúng [gói lá chuối] có mùi thơm thanh dịu. Bánh làm từ bột gạo, bột mì, nước cốt dừa, đường... pha lỏng đem hấp chín trong cuộn lá. Bánh chín mềm mịn, đậm vị ngọt béo nước cốt dừa.

Bánh khọt, bánh xèo là một trong những gian hàng đắt khách nhất lễ hội. Bánh đổ tới đâu bán hết tới đó, khách ăn tại chỗ để thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi mới ra lò.

Bánh khọt có nhân đậu xanh, thịt băm, thơm dậy hành lá, gia vị, thêm ít nước cốt dừa béo khi bánh sắp chín. Bánh khọt miền Nam có vỏ mềm, ăn kèm rau sống và chấm nước mắm chua ngọt.

Mâm bánh còng, bánh cam gợi nhớ tuổi thơ người miền Tây, được dùng như bữa sáng nhẹ và luôn có mặt trong các buổi chợ quê.

Bánh tét nước tro, bánh tét nhân đậu thịt và nhân chuối phiên bản "tí hon" đủ một người dùng, cùng các loại bánh ú, bánh lá dừa... giá từ 5.000 đến 15.000 đồng/cái khá đẹp mắt.

Bánh ít trần có vỏ làm bằng bột nếp dẻo mềm, nhân tôm thịt ướp vị đậm đà. Bánh nấu chín màu trắng ngần, cắt miếng vừa ăn, chấm cùng nước mắm chua ngọt.

Bánh bò thốt nốt đặc sản An Giang nổi bật với sắc vàng tươi, xốp mềm cùng vị ngọt thanh từ đường thốt nốt, giá mỗi bịch là 50.000 đồng.

Lễ hội bánh còn quy tụ các món ngon, đặc trưng của người Chăm, Hoa, Khmer Nam Bộ. Trong ảnh là bánh hẹ được làm từ bột gạo pha loãng, đem trộn với hẹ lá cắt nhuyễn, thêm chút gia vị rồi đổ khuôn hấp chín.

Bánh cắt thành miếng nhỏ hình thoi vừa ăn rồi chiên vàng ruộm hai mặt, cho thêm trứng gà chiên vừa chín tới. Món bánh hẹ mềm bên trong, giòn bên ngoài hòa quyện cùng cái béo của trứng gà ta chấm cùng nước tương pha giấm.

Nhiều món giải khát quen thuộc ở miền Tây như bánh lọt, sương sáo hạt é, dừa nước... cũng được bày bán trong lễ hội bánh với giá bình dân.

Gần lễ hội bánh là khu vực Đền thờ Vua Hùng vừa mới khánh thành có kiến trúc độc đáo, cũng thu hút khách tham quan.

Huỳnh Nhi

Video liên quan

Chủ Đề