Bệnh vêm phế quản điều trị bao lâu hết bệnh

Viêm phế quản là bệnh thường gặp khi giao mùa. Bệnh không khó điều trị nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu chủ quan. Vậy viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi? và cách chăm sóc, điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi? Viêm phế quản là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa đông, đặc biệt là khi bùng phát dịch cúm. Nhiễm trùng hoặc kích thích đường thở khiến phế quản bị viêm, thu hẹp và tiết ra chất nhầy đặc làm tắc nghẽn các đường thở nhỏ. Từ đó gây ra cơn ho, khó thở, thở khò khè – đặc trưng của viêm phế quản. Ho có thể tạo ra đờm, là đờm từ phổi được đẩy ra ngoài và là nỗ lực của cơ thể để loại bỏ chất nhầy làm tắc nghẽn đường thở.

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ khi giao mùa

Có hai loại viêm phế quản, cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính có triệu chứng ngắn hạn và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Với viêm phế quản mãn tính, tình trạng viêm nhiễm lâu dài có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và thu hẹp đường thở gây cản trở luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì lý do này, viêm phế quản mãn tính được coi là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] dẫn đến suy giảm dần chức năng phổi.

Triệu chứng của viêm phế quản

Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm phế quản cấp là ho khan trong thời gian ngắn, có thể trở thành ho có đờm màu trắng hoặc vàng. Thở khò khè và khó thở cũng là triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị viêm phế quản. Giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, trẻ bị viêm phế quản cũng có thể bị sốt, đau họng, ớn lạnh, đau nhức và cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Trẻ em dưới 5 tuổi hiếm khi bị ho có đờm. Thay vào đó, đờm thường được tìm thấy trong chất nôn và cha mẹ sẽ nghe thấy âm thanh lạch cạch trong lồng ngực.

Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mãn tính là ho có đờm tái phát hoặc dai dẳng, thở khò khè, khó thở nặng dần lên. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm: nghẹt mũi, mệt mỏi, đau họng và đau đầu. Ho dữ dội có thể gây đau ngực và tím tái, da có màu xanh/xám. Nhiễm trùng tái phát đường thở cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính.

Bởi vì nhiều triệu chứng của viêm phế quản mãn tính tương tự như các triệu chứng của những bệnh phổi khác. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?

Thời gian của đợt nhiễm trùng do viêm phế quản thực sự phụ thuộc vào loại viêm phế quản mà trẻ gặp phải. Đối với viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng virus thường là gốc rễ của nguyên nhân và do đó, sau một vài tuần, các triệu chứng của trẻ sẽ bắt đầu cải thiện. Trong trường hợp viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng có thể tự khỏi theo thời gian.

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào loại bệnh mà trẻ mắc phải!

Trong khi đó, Viêm phế quản mãn tính là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thở của trẻ. Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài ít nhất trong 3 tháng. Điều này thể hiện rõ ràng ở những trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc.

Bé bị viêm phế quản phải làm sao?

Điều trị viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi? Viêm phế quản cấp tính thường sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần, khi đường thở được chữa lành hoàn toàn và trở lại hoạt động bình thường. Do đó, mục đích của điều trị là kiểm soát các triệu chứng. Thuốc kháng sinh thường không hiệu quả vì hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn được nghi ngờ hoặc xác nhận bằng xét nghiệm.

Điều trị viêm phế quản cấp tính bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ và uống chất lỏng
  • Sử dụng các loại thuốc có sẵn tại hiệu thuốc để giảm đau nhức cơ và đau đầu và hạ sốt
  • Dùng thuốc giảm ho khi ho khan [ho không ra đờm] nhưng không ho có đờm
  • Dùng long đờm trị ho có đờm, giúp thông đường thở, tiêu đờm
  • Bỏ thuốc lá và tránh các chất kích ứng khác trong không khí
  • Sử dụng các loại thuốc làm mở đường thở bị tắc nghẽn ở những người có chứng thở khò khè kèm theo ho hoặc bệnh hen suyễn hoặc COPD tiềm ẩn
  • Ở trẻ em bị viêm phế quản cấp tính, mục tiêu điều trị chính là kiểm soát cơn sốt và đau nhức, có thể đạt được bằng các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen từ hiệu thuốc
Điều trị viêm phế quản cấp tính ở trẻ em

Trẻ nhỏ dễ bị viêm phế quản có thể cố gắng tránh nhiễm trùng thông qua những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên và làm khô
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn
  • Tránh tiếp xúc với những người không khỏe
  • Giảm thời gian ở những nơi đông người, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm
  • Tiêm phòng cúm hàng năm và có thể là chủng ngừa để bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Mục tiêu chính của điều trị viêm phế quản mãn tính là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương và thu hẹp thêm đường thở. Cách hiệu quả nhất để đạt được điều này là tránh hít phải các chất kích thích và độc tố từ môi trường.

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản [thuốc giảm đau] để mở đường thở bị tắc nghẽn giúp thở dễ dàng hơn
  • Corticosteroid đường uống để kiểm soát các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Corticosteroid dạng hít [ngăn ngừa] để ngăn ngừa đợt cấp của viêm phế quản mãn tính
  • Sử dụng kết hợp thuốc giãn phế quản và corticosteroid dạng hít để kiểm soát ho dai dẳng
  • Thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng ngắn hạn gây ra các triệu chứng viêm phế quản tồi tệ hơn

Trên đây là giải đáp “viêm phế quản ở trẻ bao lâu thì khỏi?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong chăm sóc và điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Viêm phế quản mãn tính được xem là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm phế quản mạn tính có thể biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp, và nghiêm trọng hơn là ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi.

Vậy triệu chứng viêm phế quản mãn tính là gì, viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các chuyên gia Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Viêm phế quản mạn tính là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]. Đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm gây tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến việc các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho và khó thở.

Nếu không được khắc phục sớm, viêm phế quản mãn tính có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. [1]

Bệnh viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện ở người lớn tuổi, có các triệu chứng đi kèm như ho, khạc đờm, khó thở.

Theo BS.CKII Trần Vũ Minh Phát, viêm phế quản nói chung và viêm phế quản mạn tính nói riêng là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trong đó có những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:

    • Người nghiện hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất triệt tiêu lông mao bên trong phổi, gây tổn hại phổi nghiêm trọng. Theo thống kê, có hơn 90% người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính có tiền sử hút thuốc lá.
    • Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn không khí độc hại: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích đường hô hấp như bông gòn, bụi vải, khói hoá học…
    • Người có sức đề kháng yếu, hoặc có tiền sử mắc bệnh mạn tính gây ra tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch.
    • Người cao tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao, được xem là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. [5]

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà các triệu chứng viêm phế quản mãn tính, tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khác nhau. Thông thường, bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm những triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho dai dẳng kéo dài
  • Khạc đờm
  • Khó thở, thở khò khè.

Cụ thể, chất đờm nhầy thường có màu xanh, vàng, trắng. Theo thời gian, lượng chất nhầy này sẽ tăng dần lên do sự sản xuất chất nhầy trong phổi và tích tụ lại trong các ống phế quản làm hạn chế luồng không khí. Điều này là nguyên nhân gây ra việc khó thở, có thể đi kèm với thở khò khè ở người bị viêm phế quản mạn tính. Triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu viêm phế quản mãn tính khác như: mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, tức ngực, tắc nghẽn xoang hoặc hôi miệng. Do tính trạng thiếu oxy trong máu, nên da và môi của những người bệnh giai đoạn sau thường xanh xao, nhợt nhạt. Một số trường hợp còn có thể dẫn tới hiện tượng phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân. [2]

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây: [3]

Khói thuốc lá được xem là kẻ thù đối với sức khỏe con người, gây ảnh hưởng không tốt đến phổi và phế quản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có chứa một số chất làm tiêu diệt lông mao bên trong phổi, gây tổn thương nghiêm trọng. Những tổn thương này nếu kéo dài sẽ khiến bệnh viêm phế quản mãn tiến triển nguy hiểm hơn.

Không chỉ hút thuốc chủ động, mà ngay cả việc thường xuyên hít phải khói thuốc lá [hút thuốc thụ động] cũng là chính là nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính.

Khói thuốc lá được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính.

Các chất thải độc hại như khí công nghiệp, chất thải hóa học, khí độc… được xem là những yếu tố nguy hiểm gây kích thích đến phổi, dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Do đó, những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích phổi như công nhân xây dựng, công nhân làm việc ở mỏ than, xưởng dệt vải… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Mọi người cần phải sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe, trang bị đồ bảo hộ đạt chất lượng tốt trong suốt quá trình lao động.

Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu; những người thường xuyên bị cảm lạnh, mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính làm suy giảm hệ miễn dịch rất dễ bị virus tấn công, có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm phế quản mãn tính.

Ngoài ra, sức đề kháng yếu, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh là nguyên nhân khiến bệnh viêm phế quản cấp tính tái đi tái lại nhiều lần, sau đó trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng dẫn tới tình trạng viêm phế quản mạn tính.

BS.CKII Trần Vũ Minh Phát cho biết, bệnh viêm phế quản mãn tính có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi… do không gây ra những triệu chứng điển hình.

Để xác định bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết sau: [4]

Đo chức năng thông khí phổi được xem là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao, có khả năng loại trừ những nguyên nhân gây ra các cơn ho kéo dài thường xuất hiện trong bệnh giãn phế quản, viêm phổi…

Nếu kết quả đo chức năng thông khí phổi bình thường, nhu mô phổi không bị tổn thương, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn, người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chụp x-quang phổi cũng là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán viêm phế quản mãn tính. Thông qua phim chụp x-quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng phổi của người bệnh; nhận thấy được những dấu hiệu như các mạch máu, ống dẫn khí, tổ chức kẽ phế quản dày lên. Bên cạnh đó, chụp x-quang phổi còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định, phân biệt và loại trừ những khả năng do các bệnh lý gây tổn thương nhu mô phổi như: viêm phổi kẽ, lao phổi, ung thư phổi; bệnh lý giãn phế quản… có cùng triệu chứng là những cơn ho kéo dài.

Đối với bệnh viêm phế quản mãn tính thường không xuất hiện những dấu hiệu bất thường quá rõ rệt để nhận biết.

Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà cách chữa viêm phế quản mạn tính sẽ khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị sẽ nhằm vào các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

    • Thuốc: Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính thường được bác sĩ chỉ định cho sử dụng thuốc giãn phế quản. Thuốc này có tác dụng mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi, giúp người bệnh có thể thở một cách dễ dàng hơn.
    • Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng một loại máy hô hấp giúp đưa thuốc vào cơ thể. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc theophylline nhằm xoa dịu các lớp cơ ở đường thở, giúp người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.
    • Trong trường hợp cả hai loại thuốc trên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén, giúp mở đường thở.
    • Chương trình phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp bao gồm các bài tập thể dục, các bài tập về hô hấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp với những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Việc áp dụng một cách khoa học chương trình phục hồi chức năng phổi sẽ giúp người bệnh nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và giúp quá trình thở được diễn ra dễ dàng hơn.
    • Sử dụng các thiết bị làm sạch chất nhầy, giúp người bệnh có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
    • Liệu pháp oxy giúp người bệnh viêm phế quản mãn tính thở tốt hơn.

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, ngay từ bây giờ, mọi người cần lưu ý những điều sau: [5]

    • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc là được xem là một trong những tác nhân nguy hiểm gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính nói riêng, và các bệnh lý về phổi nói chung, dẫn đến suy giảm chức năng của hệ hô hấp và thậm chí là ung thư phổi. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân bạn, mà cả những người xung quanh. Bởi những người hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
    • Thường xuyên đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi để tránh nguy cơ xâm nhập của những tác nhân gây hại đến đường hô hấp.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

    • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn; vệ sinh đường hô hấp [nhỏ mũi, súc họng…] bằng nước muối sinh lý; vệ sinh sạch sẽ nở ở, hạn chế tối đa bụi bẩn gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
    • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi, tiêm vắc xin cúm, vắc-xin ho gà… cũng là phương cách hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản mãn tính.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh viêm phế quản mãn tính còn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi. Đây đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản mãn tính cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì khả năng hô hấp của người bệnh bị suy giảm đáng kể.

“Chính vì vậy, người bệnh viêm phế quản mãn tính không nên chủ quan, cần thường xuyên đi khám và tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm”, BS.CKII Trần Vũ Minh Phát cho biết.

Video liên quan

Chủ Đề