Làm thế nào để có trí nhớ tốt năm 2024

Tỷ lệ người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ ngày càng tăng. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhưng cũng có thể kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách rèn luyện trí nhớ như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

1. Vì sao người trẻ cũng mắc chứng suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ là tình trạng bộ não bị suy giảm chức năng hoạt động. Do đó, khả năng ghi nhớ và truyền tải thông tin của não bộ bị ngưng trệ. Đây là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ [dưới 50 tuổi] mắc bệnh ngày càng tăng vì những lý do sau:

Ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ

- Do quá căng thẳng và áp lực: Người trẻ thường dành rất nhiều thời gian để học tập, làm việc, phát triển nhiều mối quan hệ xã hội,... Do đó, những đối tượng này rất dễ bị căng thẳng, thậm chí nhiều trường hợp bị trầm cảm. Tình trạng này kéo dài và không được khắc phục sớm sẽ khiến cho não bộ bị suy giảm chức năng, ghi nhớ kém.

- Thường xuyên bị thiếu ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe. Đây chính là khoảng thời gian mà toàn bộ cơ thể của chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục, trong đó bao gồm não bộ.

Khi bạn ngủ, sóng não sẽ được sản sinh ra với nhiệm vụ lưu trữ các thông tin. Sau đó, chuyển các dữ liệu vừa được lưu trữ này đến vỏ não và thực hiện lưu giữ ký ức. Nếu tình trạng thiếu ngủ hay mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc diễn ra thường xuyên thì việc truyền tải thông tin đến vỏ não sẽ bị cản trở. Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, hay quên. Điều này là do những ký ức lưu giữ bị ngắt quãng.

Áp lực trong công việc làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ

- Bổ sung dưỡng chất không đầy đủ: Não bộ cũng như các cơ quan khác, cũng cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mới có thể hoạt động hiệu quả. Khi cơ thể bị thiếu máu, bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ. Ngoài bổ sung sắt, cũng cần bổ sung một số dưỡng chất khác cho cơ thể chẳng hạn như khoáng chất, vitamin,....

2. Suy giảm trí nhớ gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

Từ 25 tuổi trở đi, não của chúng ta có thể bị mất đi khoảng 3.000 tế bào não và không sản sinh thêm. Cùng với những căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, nguy cơ bị suy giảm trí nhớ sẽ càng tăng cao. Đây là tình trạng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của người trẻ bị bệnh.

Khi bị suy giảm trí nhớ, tư duy giảm sút, người bệnh cũng rất khó có thể đáp ứng được những yêu cầu được đặt ra từ công việc và học tập. Hơn nữa, khả năng ghi nhớ kém cũng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, chẳng hạn như quên khóa cửa khi ra khỏi nhà, đi mua đồ mà quên không cầm tiền, để quên khiến nồi trên bếp bị cháy,...

Suy giảm trí nhớ lâu ngày có thể dẫn đến sa sút trí tuệ

Đáng lo ngại hơn khi tình trạng suy giảm trí nhớ kéo dài [hơn 3 năm], có thể diễn biến nghiêm trọng và chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ. Khi đó, bộ não sẽ có thể bị mất chức năng hoạt động cũng như khả năng điều khiến các cơ quan trong cơ thể. Những tế bào não lúc này sẽ rất dễ bị tổn thương, khó hồi phục và có thể gây biến chứng teo não hay tình trạng tổn thương mạch máu não.

3. Cách rèn luyện trí nhớ đơn giản và mang lại hiệu quả cao

Rèn luyện trí nhớ là việc rất cần thiết để phòng tránh tình trạng suy giảm trí nhớ, đặc biệt là đối với người trẻ. Trường hợp, bệnh có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên, cách điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số cách rèn luyện trí nhớ mà bạn có thể tham khảo:

- Tập luyện cho bộ não: Bộ não cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, cũng cần được rèn luyện mỗi ngày để khỏe mạnh hơn. Lao động trí não càng nhiều thì khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ lại càng tốt hơn. Hãy dạy cho bộ não những điều mới mẻ bằng cách học hỏi và phát triển những kỹ năng mới, thách thức khả năng ghi nhớ của não bộ,...

- Thiền định cũng là phương pháp có thể giúp cải thiện trí nhớ dài hạn.

- Tập trung chú ý: Khi bạn tập trung thì khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tập trung chú ý cũng là cách cải thiện khả năng ghi nhớ của bạn

- Lưu ý:

+ Tránh nhồi nhét thông tin khiến não phải thu nhận quá nhiều thông tin trong một thời gian ngắn.

+ Sắp xếp thông tin theo nhóm để ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả hơn.

+ Sử dụng thiết bị ghi nhớ.

+ Nhẩm lại chi tiết và lặp lại nhiều lần để ghi nhớ tốt hơn.

+ Ghi nhớ hình ảnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn so với ghi nhớ từ ngữ.

+ Đọc to và lắng nghe chính mình.

+ Nên chú ý nhiều hơn đối với những thông tin khó ghi nhớ.

- Các biện pháp bổ trợ:

+ Tập thể dục thường xuyên có thể ảnh hưởng trực tiếp và rất tốt đối với sức khỏe của bộ não.

+ Ngủ đủ giấc: Mỗi người cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng vào mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi và tạo ra, lưu trữ những ký ức lâu dài.

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên ăn đa dạng dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh như rau củ và trái cây, giảm đường, tránh ăn những thực phẩm đã qua chế biến, chỉ nên ăn vừa đủ, hạn chế sử dụng chất kích thích,...

Trên đây là một số cách rèn luyện trí nhớ đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Làm thế não để có trí nhớ tốt trong học tập?

Tập thể dục mỗi ngày..

Loại bỏ các thói quen xấu để tăng cường trí nhớ trong học tập..

Ghi chép bằng giấy bút giúp tăng cường trí nhớ trong học tập..

Người trẻ nên tập thiền sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng..

Tăng cường trí nhớ trong học tập bằng phương pháp tính nhẩm..

Rèn luyện trí não..

Làm sao để ghi nhớ hiệu quả?

11 Cách Rèn Luyện Trí Nhớ Lâu Đơn Giản Mà Hiệu Quả.

Luyện não bộ ghi nhớ.

Chọn lọc thông tin, tránh nhồi nhét..

Tập trung..

Ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy..

Liên hệ thông tin mới với những gì đã biết..

Hồi tưởng và nhớ lại các chi tiết bất cứ lúc nào..

Thực hành viết nhật ký [journaling].

Sử dụng các công cụ hỗ trợ luyện trí nhớ lâu..

Làm sao để giúp tăng cường trí nhớ?

✴️ 8 cách tăng cường trí nhớ.

Tập luyện trí não. Theo cách tương tự như cơ bắp, não cần sử dụng thường xuyên để giữ sức khỏe. ... .

Tập thể dục. Tập thể dục có tác động trực tiếp đến sức khỏe não bộ. ... .

Thiền. ... .

Ngủ đủ giấc. ... .

Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể ... .

Tránh chế độ ăn nhiều calo. ... .

Tăng lượng caffeine. ... .

Ăn sô-cô-la đen..

Nên ăn gì để tăng cường trí nhớ?

Các thực phẩm tăng cường trí nhớ dễ tìm trong tự nhiên.

Trứng. Trứng là một nguồn thực phẩm giàu choline. ... .

Sô cô la đen. Sô cô la đen có thành phần chứa caffeine và flavonoids – một loại chất chống oxy hóa. ... .

Các loại rau lá xanh. ... .

Cá béo. ... .

Cà phê ... .

Việt quất. ... .

Nghệ ... .

Hạt bí ngô.

Chủ Đề