Giải bài tập ngữ văn 9 tập 1 trang 10 năm 2024

Chuyên mục Giải VBT ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Các lời giải vở bài tập ngữ văn 9 được biên soạn theo chương trình Ngữ văn 9 và vở bài tập ngữ văn 9 nên các bạn có thể yên tâm tham khảo hướng dẫn giải, bao gồm cả giải vở bài tập ngữ văn 9 tập 1, giải vở bài tập ngữ văn 9 tập 2. Hy vọng chuyên mục sẽ giúp các bạn học tốt hơn môn học này.

Lưu ý: Đây là chuyên mục Giải VBT Ngữ văn 9, để tham khảo các bài soạn văn của môn học này, mời các bạn tham khảo thêm các chuyên mục dưới đây:

Đề bài: Các em học sinh hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật chính trong truyện ngắn Làng – ông Hai từ lúc nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi kết thúc truyện. Tại sao ông Hai lại cảm thấy thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của ông Hai đã được biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật chính – Ông Hai từ thời điểm nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến hết truyện như sau:

1. Khi mới nghe tin làng theo giặc

– Ông Hai thể hiên sự bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

– Lúc đầu, ông còn không dám tin vào những gì nghe được, nhưng rồi lời người phụ nữ tản cư nói thể hiện sự rạch ròi khiến ông tin đó là sự thật

2. Khi trên đường về nhà

– Ông Hai xấu hổ cúi gằm mặt xuống không dám nhìn ai mà đi

– Từng câu từng chữ trong lời nói của người phụ nữ tản cư như nhát dao cứa vào gan ruột ông Hai.

3. Khi ông Hai về tới nhà

– Ông Hai nằm vật ra giường, nước mặt của ông giàn ra. Ông cảm thấy thương con và thương những người dân của làng chợ Dầu

– Ông bắt đầu liệt kê và kiểm điểm lại những người dân trong làng. Ông vẫn nhớ những người dân trong làng chợ Dầu đều là những người có tinh thần yêu nước cả mà. Không thể nào lại làm điều nhục nhã ấy. Tuy nhiên “không có lửa làm sao có khói”, đâu phải tự dưng người ta lại bịa chuyện đặt điều như thế.

4. Thời điểm mấy ngày hôm sau

– Ông Hai chẳng dám đi đâu, ông luôn chỉ quanh quẩn ở nhà. Chỉ cần có một đám đông túm lại ông cũng để ý hay dăm bảy tiếng nói cười từ đằng cũng khiến ông Hai chột dạ. Lúc nào trong lòng ông cũng nơm nớp tưởng người xung quanh đang bàn tán chuyện về làng chợ Dầu. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian hay cam nhông là ông lại lủi ra một góc nhà rồi nín thít nghĩ: “Thôi lại chuyện ấy rồi.”

5. Khi ông Hai nghe tin mụ chủ nhà đuổi gia đình ông

– Thoạt đầu suy nghĩ hay là trở về làng đã thoáng qua trong đầu ông nhưng ông lại gạt bỏ ngay vì về làng đồng nghĩa với việc bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ theo giặc. Ông Hai đã xác định tư tưởng một cách dứt khoát, làng thì yêu thật, nhưng làng mà đã theo Giặc thì phải thù. Như vậy, ta có thể thấy được trong ông Hai tình yêu đối với làng chợ Dầu dù có tha thiết đến đâu, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể nào so sánh được với tình yêu đất nước.

6. Khi ông Hai tâm sự với con

– Cuộc trò chuyện của ông với đứa con chỉ xoay quanh 2 vấn đề: về làng chợ Dầu và về cách mạng. Thực ra bản chất của cuộc trò chuyện với con là cách ông Hai tự minh oan cho mình và cũng là tự giãi bày lòng mình.

7. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin đồn được cải chính

– Sau khi ông Hai nghe tin làng được cải chính, ông tỏ vẻ rất vui mừng, ông đã mua quà, chia sẻ niềm vui của mình với các con.

– Ông còn múa tay lên mà khoe với mọi người về việc làng bị Tây đốt, nhà bị Tây đốt ở làng chợ Dầu. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng khi được đặt vào hoàn cảnh của ông Hai thì lại rất hợp lý vì khi làng bị Tây đốt thì có nghĩa là làng Chợ Dầu của ông không theo giặc, không giống như tin đồn mà ông đã nghe trước đây.

  1. Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp khi cần dẫn ý, chuyển ý, người nói thường nhắc lại nội dung nào đó đã nói hay giả định mọi người đều biết. Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết về việc nhắc lại nội dung đả cũ là do chủ định của người nói. Hướng dẫn Soạn Bài 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một. Nội dung bài Soạn bài Các phương châm hội thoại sgk Ngữ văn 9 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận … đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

1. Câu 1 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn đối thoại sau và trả lời câu hỏi.

An: – Cậu có biết bơi không?

Ba: – Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An: – Cậu học bơi ở đâu vậy?

Ba: – Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.

Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

Trả lời:

– Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng điều An muốn biết.

– Ba cần trả lời tên địa điểm mình học bơi như: “Tớ học bơi ở bể bơi Quan Hoa.”

⇒ Như vậy, khi giao tiếp ta cần chú ý nội dung của lời phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp.

2. Câu 2 trang 9 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

[Theo Truyện cười dân gian Việt Nam]

Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

Trả lời:

– Truyện “Lợn cưới, áo mới” gây cười vì cả hai nhân vật đều muốn khoe khoang nên đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết.

– Anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.

⇒ Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

– Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

– Nội dung của lời nói phải đủ [không thiếu, không thừa].

II – PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT

Câu hỏi trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên:

– Chà, quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

– Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?

Anh kia giải thích:

– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.

[Theo Truyện cười dân gian Việt Nam]

Truyện cười này phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?

Trả lời:

Truyện cười phê phán tính khoác lác.

⇒ Như vậy khi giao tiếp, cần tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực [phương châm về chất].

III – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:

  1. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
  1. Én là một loài chim có hai cánh.

Trả lời:

  1. Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc” có nghĩa là thú nuôi ở nhà.
  1. Câu này thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả loài chim đều có hai cánh.

2. Câu 2 trang 10 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:

  1. Nói có căn cứ chắc chắn là /…/
  1. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /…/
  1. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là /…/
  1. Nói nhảm nhí, vu vơ là /…/
  1. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là /…/

[nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò]

Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Cho biết đó là phương châm hội thoại nào.

Trả lời:

  1. Nói có sách, mách có chứng.
  1. Nói dối.
  1. Nói mò.
  1. Nói nhăng nói cuội.
  1. Nói trạng.

⇒ Các từ ngữ chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

3. Câu 3 trang 11 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ.

CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG?

Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi.

Một người bạn an ủi:

– Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!

Anh kia giật mình hỏi lại:

– Thế à? Rồi có nuôi được không?

[Theo Truyện cười dân gian Việt Nam]

Trả lời:

Trong truyện cười “Có nuôi được không” phương châm về lượng đã không được tuân thủ.

Bởi vì nội dung câu hỏi đối với cuộc đối thoại là thừa, không cần thiết. Trong câu trả lời của người bạn: “Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!”, thì dĩ nhiên là nuôi được thì sau này mới sinh ra anh bạn này. Đây cũng chính là chỗ gây ra tiếng cười của truyện.

4. Câu 4 trang 11 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

  1. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,…
  1. như tôi đã trình bày, như mọi người đầu biết.

Trả lời:

  1. Đôi khi người ta dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là… đó là người nói tuân thủ phương châm về chất.

– Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình nói chưa được kiểm chứng.

  1. Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết đó là người nói tuân thủ phương châm về lượng.

– Cách diễn đạt này dùng để dẫn ý, chuyển ý, nhằm báo cho người nghe biết về việc mình nhắc lại nội dung đã cũ.

5. Câu 5 trang 11 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Giải thích nghĩa của các thanh ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.

Trả lời:

– Ăn đơm nói đặt: đặt điều, vu khống cho người khác.

– Ăn ốc nói mò: nói không căn cứ.

– Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt cho người khác.

– Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.

– Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác, phô trương.

– Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

– Hứa hươu hứa vượn: hứa cho qua chuyện, không thực hiện lời hứa.

⇒ Tất cả các thành ngữ trên nhằm chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.

Bài trước:

  • Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh sgk Ngữ văn 9 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sgk Ngữ văn 9 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Các phương châm hội thoại sgk Ngữ văn 9 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Chủ Đề