Khi nào giaá tiêu thụ đặt biệt ô tô giảm năm 2024

Đề xuất áp dụng thuế TTĐB thấp hơn với xe ô tô thân thiện môi trường; tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia - Ảnh minh họa

Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế TTĐB hiện hành quy định: "Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng" áp dụng thuế suất thuế TTĐB "bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định".

Quy định nêu trên nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại xe thân thiện với môi trường là loại xe có hai động cơ: động cơ xăng và động cơ điện. Trong điều kiện bình thường xe chủ yếu chạy bằng động cơ điện và động cơ xăng có tính chất dự phòng [khi ắc quy dùng để chạy động cơ điện hết điện], lượng khí thải ra môi trường thấp hơn nhiều so với loại xe ô tô thông thường khác. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định rõ loại xe nạp điện bằng hệ thống sạc điện riêng.

Đối với xe thân thiện môi trường, ngoài xe chạy xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, xe điện, còn có các loại xe sử dụng khí thiên nhiên cần có chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích sản xuất.

Đề xuất tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia

Bộ Tài chính cũng đề xuất nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ [thuốc lá, rượu, bia] để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng.

Theo Bộ Tài chính, đối với mặt hàng thuốc lá: WHO và Ngân hàng Thế giới [WB] khuyến nghị tỷ trọng thuế tiêu dùng nên chiếm từ 66% đến 75% [từ 2/3 đến 3/4] trên giá bán lẻ thuốc lá. Theo đánh giá của WHO, WB, IMF và các đối tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn thấp do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85% [theo WHO năm 2020 khi áp dụng thuế suất thuế TTĐB 75%] trong khi tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ các nước là: Brunei 81%, Thái Lan 70%, Singapore 69%, Malaysia 57%, Indonesia 51%; Myanmar 50% và các nước phát triển Úc: 62%, Đức: 75%, Pháp 80%,..

Mặc dù mặt hàng thuốc lá đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao. Như vậy, việc sử dụng thuốc lá, cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa và lộ trình tăng thuế TTĐB trong thời gian vừa qua vẫn chưa đạt mục tiêu giảm sử dụng như đã đề ra.

Đối với mặt hàng rượu, bia: Mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2018. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Rượu, bia là một trong 03 nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49. Do vậy, việc sử dụng rượu, bia cần được tiếp tục kiểm soát hơn nữa.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, chính sách thuế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát tác hại của rượu, bia, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu, bia gây ra và khuyến nghị "Tăng thuế để tăng giá các mặt hàng rượu, bia đã được chứng minh có tác động mạnh đến giảm nhu cầu, đặc biệt người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên sẽ giảm sử dụng nhiều hơn khi thuế và giá rượu, bia tăng".

Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có cồn vì ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm này đối với sức khỏe khi người tiêu dùng lạm dụng, sử dụng nhiều. Hiện nay, thuế rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp, theo tính toán của WHO mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước tỷ lệ thuế chiếm từ 40-85% giá bán lẻ. Để bảo đảm không gia tăng sử dụng rượu, bia trong thời gian tới, cần điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia đảm bảo mức tăng giá rượu, bia sau khi điều chỉnh phải tăng kịp theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

Tại báo cáo gửi Chính phủ cuối tháng 4, Bộ Tài chính đề xuất phương án gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9/2023. Tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đề nghị được gia hạn khoảng 11 nghìn tỷ đồng.

ĐỀ XUẤT GIA HẠN CHỈ 4 THÁNG

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 12 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, trải qua khoảng thời gian dịch bệnh bùng phát với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ đúng đắn thông qua chính sách của Chính phủ mà ngành công nghiệp ô tô trong nước phục hồi rõ rệt, với mức tăng trưởng và doanh số năm 2022 vượt năm 2019.

Dù vậy, căn cứ số liệu kê khai của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, sản lượng và số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang giảm dần.

Cụ thể, từ tháng 10/2022, sản lượng kê khai là 25.571 xe với số thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng là 3.884 tỷ đồng. Đến tháng 11/2022 sản lượng kê khai giảm còn 23.658 xe với số thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng là 3.412 tỷ đồng, giảm 472 tỷ đồng so với tháng trước.

Tiếp đó, tháng 12/2022 số thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh là 3.218 tỷ đồng, giảm 194 tỷ đồng so với tháng trước. Tháng 1/2023 số thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh là 1.442 tỷ đồng, giảm 1.776 tỷ đồng so với tháng trước, với sản lượng kê khai tương ứng là 9.766 xe.

Nếu loại trừ yếu tố do nghỉ lễ kéo dài [do tháng 1 là tháng tết Nguyên đán] thì số thuế tiêu thụ đặc biệt kê khai trong tháng 1/2023 cũng giảm khoảng 200 tỷ đồng so với tháng liền kề.

Như vậy, "đối với những khó khăn, thách thức nêu trên thì việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh như đề xuất của UBND tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình và các hiệp hội, doanh nghiệp là cần thiết", Bộ Tài chính khẳng định.

Hơn nữa, sau khi hết thời gian gia hạn, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải nộp đủ số thuế vào ngân sách nhà nước, khác với đề xuất ưu đãi giảm lệ phí trước bạ.

Phân tích nhược điểm của chính sách này, theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể tạo ra quan ngại, phản ứng từ các đối tác liên quan các quy định về đối xử quốc gia của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] và các hiệp định thương mại tự do [FTA].

Mức độ phản ứng có thể thấp hơn so với phương án giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, do cuối cùng nghĩa vụ thuế mà các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ trong năm.

Do đó, "thời gian áp dụng gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không nên kéo dài", Bộ Tài chính phân tích.

Đề xuất phương án gia hạn, Bộ Tài chính cho biết, phương án gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo phương án như tại Nghị định số 32/2022/NĐ-CP ngày 21/5/2022 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9/2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo đó, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9/2023 chậm nhất là ngày 20/11/2023.

Việc đề xuất thống nhất thời gian gia hạn là ngày 20/11/2023 để tránh dồn các khoản phải nộp cho doanh nghiệp vào cuối năm và tránh ảnh hưởng đến việc hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.

BA NĂM LIÊN TIẾP GIA HẠN THUẾ

Dự kiến số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bình quân 1 tháng phát sinh trong các tháng tiếp theo năm 2023 là khoảng 2.600 - 2.800 tỷ đồng/tháng.

Do đó, theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn trong 4 kỳ tính thuế như phương án đề xuất là khoảng 10.400 tỷ đồng - 11.200 tỷ đồng. Do thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2023 nên không ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Thông tin về kết quả thực hiện việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trước đây, Bộ Tài chính cho hay đã trình Chính phủ ban hành 3 nghị định, gồm: Nghị định số 109/2020/NĐ-CP ngày 15/9/2020, Nghị định số 104/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 và Nghị định số 32/2022/NĐ-CP ngày 21/5/2022 quy định thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, với thời gian gia hạn cụ thể nhằm hỗ trợ và phục hồi sản xuất kinh doanh do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Kết quả thực hiện việc gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt, lũy kế đến ngày 15/3/2023 tổng số đơn đề nghị gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 12 doanh nghiệp với tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn theo tờ khai là 9.603 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp vào ngân sách nhà nước là 8.871 tỷ đồng. Số thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp vào ngân sách nhà nước là 731 tỷ đồng.

Tính riêng số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp 3 tháng đầu năm 2023 [lũy kế đến ngày 21/4/2023] của 12 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp là 4.282 tỷ đồng, số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp là 3.624 tỷ đồn. Như vậy, tổng số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải nộp ngân sách nhà nước là 657 tỷ đồng.

Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn cho năm 2023, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đồng thời, đề nghị giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp bị khởi kiện vi phạm các cam kết quốc tế.

Chủ Đề