Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì

Nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm, trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi hoặc hơn. Nhiều trường hợp trẻ được mẹ đưa đến vì khóc cơn kéo dài cả tháng, những trẻ này đêm nào cũng khóc to không sao dỗ được nhưng ban ngày trông bé vẫn bình thường. Đã nhiều trường hợp gia đình đưa bé đi khám bệnh nhiều nơi, làm nhiều xét nghiệm máu, chụp phim Xquang, siêu âm đều cho kết quả bình thường. Thậm chí đã cho uống nhiều loại thuốc nhưng cũng không giảm. Một số bà mẹ không cho uống thuốc vì cho là cháu bị khóc dạ đề nhưng không biết phải làm gì khi bé khóc.

Theo các nghiên cứu nhi khoa, cho đến nay vẫn chưa có minh chứng khoa học giải thích nguyên nhân của khóc kéo dài hàng giờ ở trẻ sơ sinh vào ban đêm và cũng chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Giả thuyết được các nhà nghiên cứu đồng tình nhiều nhất là tâm trạng lo lắng, bất an, hoặc những căng thẳng của mẹ ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái tâm lý và thể chất của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời, hoặc về thể chất, hệ tiêu hóa non nớt chưa thể thích ứng với chế độ dinh dưỡng với nhiều protein, chất kích thích trong sữa mẹ khi cho con bú đã... khiến bé bị đầy hơi.

Cần xoa dịu trẻ bằng cách vỗ về trẻ, ôm trẻ vào lòng.

Cần phân biệt khóc dạ đề và khóc bệnh lý

Khóc dạ đề hay khóc cơn kéo dài trong y khoa gọi là cơn khóc do co thắt ruột. Khóc dạ đề ở trẻ em không phải là bệnh lý, đây là một sự thay đổi làm trẻ đang khỏe mạnh khóc dữ dội đột ngột vào chiều tối hoặc ban đêm, tiếng khóc to, đỏ mặt, ưỡn người khiến cha mẹ rất lo. Chứng này xảy ra ở trẻ nhỏ khá phổ biến, cứ trong 10 trẻ sơ sinh thì có 2 trẻ có thể bị khóc dạ đề.

Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Làm gì khi trẻ khóc dạ đề?

Mặc dù không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề, các bà mẹ có thể thử một số cách tại nhà. Nhưng nhớ rằng nếu phương pháp hiệu quả trong một lần thì sẽ không hiệu quả lần sau. Vì vậy hãy sáng tạo và kiên nhẫn. Để chữa trị tại nhà, điều quan trọng nhất là luôn giữ bình tĩnh và thoải mái.

Tránh những điều gây khó chịu cho trẻ bằng cách thực hiện những điều như sau: Chắc chắn rằng trẻ được bú đủ no, không quá no mà cũng không đói; Đảm bảo trẻ không nuốt quá nhiều hơi trong khi bú. Bế trẻ thẳng người trong khoảng 15 phút sau khi ăn; Giữ một thời gian biểu nhất định về ăn uống, ngủ nghỉ và chơi đùa. Trẻ không bị khó chịu bởi ánh sáng và tiếng ồn trong ngày; Chọn tã vừa vặn với trẻ, thay thường xuyên để giữ tã trẻ sạch sẽ.

Nếu trẻ khóc xoa dịu trẻ bằng cách: Vỗ về trẻ, ôm trẻ vào lòng, thủ thỉ lời yêu thương hoặc hát ru khe khẽ, đong đưa nhè nhẹ; Đặt trẻ ở tư thế đứng lên đầu gối của mình, thử cho trẻ tập đi cũng là một cách; Làm dịu tinh thần của trẻ bằng cách đưa trẻ đi dạo một vòng; Nếu cảm thấy không bình tĩnh và thoải mái, các bà mẹ có thể nhờ người khác trông hộ trẻ. Tuy nhiên đừng để bé khóc một mình quá 5-10 phút. Sau 10 phút làm lại các bước như trên.


Trẻ thường khóc dữ dội, nhiều giờ liền vào ban đêm. Trẻ ưỡn cong người, toàn thân đỏ ửng, tay nắm chặt, hai chân co lại căng cứng. Đây là dấu hiệu trẻ đang có những cơn đau.

Nếu trẻ có những dấu hiệu:

- Khóc kéo dài hơn ba giờ mỗi ngày.

- Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần

- Khóc hơn ba tuần/tháng.

Thì đó là khóc dạ đề ở trẻ.

Đến nay người ta vẫn chưa giải thích được nguyên nhân cũng như chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nào cho tình trạng khóc dạ đề ở trẻ. Nhiều bác sĩ nhi cho rằng, tâm trạng lo lắng, bất an, căng thẳng của mẹ khi mang thai và khi ở cữ có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái tâm lý và thể chất của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời.

Hoặc do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa thể thích ứng với chế độ dinh dưỡng, chất kích thích trong sữa mẹ khi cho con bú đã… khiến bé bị đầy hơi, đau bụng.

2. Kiểm tra tình huống khóc của trẻ để tìm nguyên nhân

Mặc dù chưa được hiểu rõ về nguyên nhân gây khóc dạ đề ở trẻ, nhưng cha mẹ có thể kiểm tra các tình huống:

- Trẻ bị đau: Đau tai, loét miệng, mẩn da, mặc tã thô cứng gây đau.

- Kiểm tra thân nhiệt: Có thể dùng nhiệt kế hoặc áp da trẻ vào da mẹ để kiểm tra, xem bé khóc có phải do trẻ bị sốt hay không. Nếu trẻ có sốt kèm theo nôn ói, tiêu chảy thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi ngay.

- Kiểm tra quần áo: Có thể trẻ mặc quần áo, quấn quá chật gây khó chịu hoặc tã bẩn gây ứng da… Nếu không được làm sạch, có thể gây đau và nên trẻ khóc vì khó chịu.

Trẻ khóc dạ đề có thể do những khó chịu, cần kiểm tra tình trạng của bé.

- Kiểm tra nơi ngủ: Để bảo đảm giấc ngủ của bé được đầy đủ, không quấy khóc, cần cho bé ngủ ở nơi thông thoáng, giường ngủ êm không bị nóng quá hoặc lạnh quá. Khi trẻ ngủ đủ giấc sẽ vui vẻ và không quấy khóc.

- Xem trẻ có bị đói không: Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu bú liên tục. Thời gian của các bữa ăn tùy thuộc ở mỗi trẻ. Mẹ không nên áp dụng công thức khoảng cách giờ ăn của bé một cách cứng nhắc. Trẻ quấy khóc nhiều trong đêm có thể do bé bú chưa đủ no, mẹ có thể kiểm tra bằng cách cho bé ăn xem có hết quấy khóc hay không

- Trẻ bị đầy bụng: Khi mẹ ép bé ăn quá no khiến bụng bị đầy hơi, là nguyên nhân khiến trẻ khóc do khó chịu.

- Dị ứng thực phẩm: Các loại thực phẩm mẹ ăn hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần của sữa mẹ. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên có thể bị dị ứng với một trong các loại protein có trong sữa mẹ [hoặc sữa bò nếu trẻ ăn sữa công thức] gây đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Cần thay đổi chế độ ăn của mẹ hoặc đổi sữa công thức cho bé theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa.

3. Các biện pháp xử trí với tình trạng trẻ khóc dạ đề

Sau khi thực hiện kiểm tra tình huống khóc của trẻ như trên, nhưng trẻ vẫn quấy khóc nhiều thì cần điều trị để xoa dịu. Mục tiêu của điều trị khóc dạ đề là làm giảm sự quấy khóc của trẻ; giúp đỡ gia đình trong việc đương đầu với cơn khóc và phòng ngừa lâu dài các khó khăn trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Massage là một biện pháp xoa dịu cho bé.

Nhiều bác sĩ khuyến nghị áp dụng các biện pháp sau:

3.1. Động viên cha mẹ:

Cha mẹ có con khóc dạ đề dai dẳng trong nhiều ngày nhiều tháng thường cảm thấy kiệt sức, chán nản, tức giận, cảm giác có lỗi và vô dụng vì chứng khóc quá mức của con mình. Những cảm nhận này là hết sức bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không có khả năng hay không xứng đáng chăm sóc con của mình.

3.2. Hãy nghỉ ngơi:

Khi trẻ không quấy khóc, hãy dành vài phút để nghỉ ngơi. Nếu chỉ có một mình mẹ chăm sóc bé, hãy đặt bé nằm ngửa trong một chiếc nôi có che chắn xung quanh để tránh làm rơi trẻ. Đồ chơi hay gối có thể gây nguy hiểm cho bé vì thế hãy bỏ chúng ra khỏi nôi. Sau đó đi ra ngoài tách khỏi bé một chút.

Gọi cho người thân nếu họ có thể tới giúp bạn trông bé để bạn có thể nghỉ ngơi, thậm chí là hẹn hò với bạn bè đi chơi, cà phê ở bên ngoài một chút.

3.3. Không rung lắc trẻ:

Do trẻ quấy khóc, nhiều cha mẹ hoặc người chăm trẻ thường cố gắng dỗ trẻ bằng cách rung lắc. Nhưng việc làm này rất có hại.

Hội chứng rung lắc là thuật ngữ mô tả sự chấn thương não bộ trẻ nhỏ khi bị người lớn rung lắc mạnh. Chúng ta biết rằng cổ trẻ chưa cứng để cố định được đầu, việc bạn rung lắc bé mạnh sẽ làm cho đầu trẻ di chuyển ra trước, ra sau đột ngột. Não trẻ sẽ va đập vào thành trong sọ gây tổn thương não để lại di chứng lâu dài hoặc thậm chí tử vong.

3.4. Hãy thử thay đổi chế độ ăn:

- Với trẻ bú sữa bình, một số thiết bị [núm vú, bình sữa] được thiết kế để làm giảm lượng khí mà trẻ nuốt vào trong quá trình trẻ bú. Hãy cho trẻ bú trong tư thế ngồi thẳng và cho trẻ ợ hơi thường xuyên có thể làm giảm được hiện tượng đau bụng dẫn đến quấy khóc.

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ khóc dạ đề sẽ giảm quấy khóc khi chuyển sang sữa đậu nành sữa dành cho trẻ dị ứng đạm bò. Tuy nhiên kết luận này chưa được chắc chắn. Vì thế cần hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn muốn thử phương pháp này.

Một số bác sĩ gợi ý cha mẹ đổi sang loại sữa công thức khác [với trẻ bú bình] trong vòng một tuần và theo dõi. Quay trở lại sữa cũ nếu không có sự cải thiện với sữa mới. Sữa đậu nành và sữa thủy phân đạm thì đắt hơn sữa công thức thường và không nên duy trì tiếp tục nếu như sau khi thử tỏ ra không hiệu quả.

- Đối với trẻ bú mẹ: Mẹ nên thử thay đổi một chế độ ăn với thực phẩm ít gây dị ứng để xem con có giảm hiện tượng quấy khóc hay không. Nên hạn chế một số nhóm thức ăn sau: Sữa, trứng, các loạt hạt và lúa mì.

Ngừng từng nhóm thức ăn một trong vòng mộ tuần. Nếu trẻ không cải thiện tình trạng khóc thì ăn trở lại và thử ngừng nhóm thức ăn tiếp theo và theo dõi trẻ.

Phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn ở những trẻ có mẹ bị hen phế quản, chàm, viêm mũi dị ứng và bản thân trẻ có cũng có những bệnh tương tự.

Không nên ngưng sữa mẹ để chuyển qua sữa công thức.

3.5. Địu con:

Nhiều cha mẹ phát hiện ra rằng giữ con trên tay hay trước ngực bằng địu vải có thể làm giảm được quấy khóc. Tuy các nghiên cứu chưa chứng minh được phương pháp này hiệu quả ở mọi trẻ, nhưng bạn cũng có thể thử vì phương pháp này không gây hại gì cho trẻ.

3.6. Thay đổi môi trường:

Có nhiều cách để xoa dịu trẻ khóc dạ đề, chẳng hạn như: Cho ngậm ti giả, cho lên xe và lái đi vòng vòng, thay đổi quang cảnh, cho trẻ bơi, tắm nước ấm…

Quấn trẻ trong một tấm vải mềm cũng có thể làm dịu trẻ, đặt chúng nằm gần một chiếc máy phát ra tiếng động có thể làm dịu trẻ.

3.7. Dùng men vi sinh:

Một số nghiên cứu gợi ý một số chủng vi khuẩn đặc biệt có thể hữu ích với trẻ bị khóc dạ đề như lactobacillus reuteri. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Vì vậy, nếu muốn cho trẻ dùng men vi sinh thì cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa. Bởi một số trường hợp có thể gây hại thêm cho trẻ.

3.8. Các phương thuốc thảo dược:

Các loại thảo mộc như hoa cúc, hạt thì là và tinh dầu bạc hà được cho là có tính chống co thắt và đã được sử dụng ở trẻ bị khóc dạ đề. Mặc dù một số nghiên cứu đã cho thấy có sự cải thiện ở trẻ được cho uống trà với hỗn hợp các loại thảo mộc khác nhau. Tuy nhiên cha mẹ nên thận trọng khi thử phương pháp này.

3.9. Massage:

Việc mát xa cho trẻ được khuyến khích cho những cha mẹ có con khóc dạ đề, mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được lợi ích của nó một cách rõ ràng. Nhưng massage có thể đem lại sự thoải mái, giao lưu tình cảm, giúp lưu thông tuần hoàn, tăng khả năng tiêu hóa và tăng cân.

Mời độc giả xem thêm video:

Động tác đơn giản thực hiện ngay tại nơi làm việc giúp hạn chế cơn đau cổ vai gáy

BSCK1. Trần Văn Công

Video liên quan

Chủ Đề