Sốt xuất huyết ở người lớn bao lâu thì khỏi

Sốt xuất huyết đã bước vào mùa cao điểm khi số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh đang có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 27.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Mỗi tuần, TP.HCM có từ 500-600 ca mắc bệnh, Hà Nội có hơn 200 ca, và đã có 3 trường hợp tử vong. Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.

Hà Nội vừa ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, một ca là bệnh nhân nam 57 tuổi, ca còn lại là một thanh niên trẻ tuổi. Cả hai đều có điểm chung là xuất hiện triệu chứng sốt xuất huyết diễn biến nặng nhưng không đến bệnh viện ngay mà tự điều trị tại nhà, khi nhập viện đã quá muộn và không qua khỏi.

Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 tháng gần đây, trung bình mỗi tuần, thành phố ghi nhận 500 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2020 đến đầu tháng 9, TP.HCM có gần 12.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó đã có 1 ca tử vong. Tại các địa phương khác như Đồng Nai, Ninh Bình, Cần Thơ… mỗi tuần cũng có hàng chục ca bệnh, trong đó có rất nhiều ca bệnh nặng do chủ quan tự điều trị tại nhà.

Theo dự báo, đỉnh dịch năm nay sẽ rơi vào tháng 10 – 11. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội khuyến cáo, từ đây đến cuối năm, dự báo bệnh sốt xuất huyết sẽ còn tăng do mùa mưa, là môi trường thuận lợi để muỗi truyền bệnh sinh sôi. Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, tránh trường hợp nhập viện trễ khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm.

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên chúng ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp khác nhau. 

Sốt xuất huyết là loại bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra

Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau:

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C;
  • Tình trạng sốt có thể kéo dài 4 – 7 ngày và rất khó hạ sốt;
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu;
  • Đau nhức khớp và cơ;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Có tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban;
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen [do bị xuất huyết nội tạng].
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng [hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp], nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Dấu hiệu của bệnh bao gồm tất cả những triệu chứng kể trên. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nặng và tụt huyết áp, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Sốt cao đột ngột là một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi diễn tiến của bệnh rất nhanh và đột ngột. Thông thường bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ phải trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt cao: Thường bệnh nhân sẽ sốt cao đột ngột trong khoảng 2 ngày với nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C. Trong giai đoạn này, bệnh chưa có các dấu hiệu rõ ràng nên rất khó phân biệt với các loại sốt khác. Để xác định có bị sốt xuất huyết hay không, người bệnh nên đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm và được điều trị kịp thời.

Người bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện tình trạng phát ban, mẩn đỏ trên da.

  • Giai đoạn nguy hiểm: Đây mới là giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng bệnh nhân thường chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể. Lúc này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện rõ rệt như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa… vô cùng nguy hiểm.
  • Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn cơ thể dần phục hồi, tiểu cầu tăng dần, huyết động ổn định. Do đó, người bệnh đã có cảm giác thèm ăn và thể trạng bắt đầu hồi phục dần.

Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt. Trong vòng từ 4 – 7 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, đau nhức khớp và cơ… Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạ tiểu cầu khiến cơ thể mệt mỏi, li bì. Chính vì vậy, người bệnh cần được làm xét nghiệm công thức máu để có được phác đồ điều trị hợp lý.
  • Sốt xuất huyết biến chứng nặng gây tổn thương mạch máu dẫn đến chảy máu cam, nướu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu chảy ồ ạt ra ngoài cơ thể dẫn đến tử vong.
  • Suy tim, suy thận do tình trạng xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ thống tuần hoàn. Đặc biệt khi tim không được bơm đủ máu có thể dẫn đến tràn dịch màng tim.
  • Tràn dịch màng phổi cũng là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến nhanh dẫn tới biến chứng vô cùng nghiêm trọng nhưng CHƯA CÓ VẮC XIN DỰ PHÒNG và KHÔNG CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ. Làm thế nào để cả gia đình bạn tránh được bệnh sốt xuất huyết?

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cảnh báo: 3 SAI LẦM thường gặp khiến bệnh nhân trở nặng không thể cứu vãn.

Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, cần lưu ý tái khám thường xuyên, nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu như: 

  • Mệt mỏi, khó chịu dù giảm sốt hoặc hết sốt;
  • Nôn ói nhiều;
  • Đau bụng nhiều;
  • Tay chân lạnh, ẩm;
  • Mệt lả, bứt rứt;
  • Xuất huyết mũi, miệng hoặc bất kỳ chỗ nào…

Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy đỡ khó chịu trong người nhưng đây lại là thời điểm quyết định cần kiểm soát bệnh chặt chẽ. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng týp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau. 

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:

  • Nằm nghỉ ngơi;
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa; uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt;
  • Uống thuốc hạ sốt, lưu ý chỉ được hạ sốt bằng paracetamol chứ không được dùng Ibuprofen hoặc Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu đồng thời chườm mát cho người bệnh;
  • Theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội cho biết, những dấu hiệu của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với sốt phát ban,… vì thế, để chẩn đoán bệnh chính xác, không thể chỉ dựa vào những dấu hiệu bệnh mà còn cần phải làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Thông thường, người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3, thể tích khối hồng cầu tăng hơn 20%.

  • Xét nghiệm NS1: Với loại xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sớm từ ngày đầu tiên bị sốt. Người bệnh thường được chỉ định làm xét nghiệm này từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 kể từ khi có dấu hiệu bị bệnh.
  • Xét nghiệm kháng thể IgM/Xét nghiệm kháng thể IgG: Loại xét nghiệm này được chỉ định thực hiện từ ngày thứ 6. Bằng xét nghiệm này, chuyên gia có thể xác định cơ thể người bệnh có thể chống lại virus trong giai đoạn cấp tính hay không.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải đồ đề có thể đánh giá được mức độ bệnh.

Xét nghiệm là cách chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác nhất

Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm bước chẩn đoán hình ảnh để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất:

  • Siêu âm ổ bụng.
  • Chụp X-quang tim phổi: Đây là phương pháp để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, kiểm tra bệnh nhân có hiện tượng ứ tràn dịch màng phổi hay không.
  • Khi sốt, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, dễ mất nước. Vì thế, cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Với trẻ em, cần bổ sung 1500ml nước trong ngày, với người lớn thì lượng nước cần bổ sung khoảng 2000ml.
  • Tuyệt đối tránh những loại nước có gas, có màu đỏ, màu đậm vì sẽ gây nhầm lẫn với hiện tượng chảy máu dạ dày nếu người bệnh có hiện tượng nôn.
  • Người bệnh sốt xuất huyết cũng nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát. Đồng thời tránh những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. 
  • Người bệnh đặc biệt chú ý đến việc tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ, kể cả khi ngừng sốt vẫn phải tái khám. Trong trường hợp người bệnh có hiện tượng lừ đừ, li bì hoặc buồn nôn, đau bụng dữ dội, xuất huyết, tay chân lạnh thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện:

  • Giữ gìn nơi ở, môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ;
  • Tuyệt đối không được trữ nước ở các thùng, xô chậu hay các dụng cụ khác trong nhà, để muỗi không có cơ hội đẻ trứng;
  • Áp dụng một số biện pháp như đốt hương muỗi, vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi;
  • Phát quang bụi rậm;
  • Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt;
  • Nếu có dấu hiệu sốt nên đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến khám tại cơ sở y tế và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị. 

Hệ thống phòng điều trị nội trú tại BVĐK Tâm Anh đáp ứng tiêu chuẩn phòng bệnh quốc tế, đảm bảo quy trình chăm sóc sức khỏe an toàn, chuyên nghiệp.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh. Tại BVĐK Tâm Anh, tất cả các phòng nội trú đều được trang bị hệ thống thiết bị y tế chuyên biệt phục vụ việc điều trị, cấp cứu tại chỗ nhằm mang đến cho khách hàng một quy trình chăm sóc sức khỏe an toàn và chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, khi điều trị nội trú tại BVĐK Tâm Anh, người bệnh sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, giải trí thường ngày, thoải mái như ở nhà với tivi màn hình phẳng, tủ cá nhân, két sắt, quầy bar mini phục vụ thức ăn nhẹ và đồ uống, điện thoại liên lạc, wifi,… giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Video liên quan

Chủ Đề