Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Khi lên độ cao rất lớn, áp suất CO2 trong phế nang giảm xuống dưới 40 mmHg (mặt nước biển). Con người khi thích nghi với độ cao có thể tăng thông khí lên tới 5 lần, tăng nhịp thở gây giảm PCO2 xuống dưới 7 mmHg.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ở độ cao ngang với mặt nước biển, áp suất khí quyển là 760 mmHg; ở độ cao 3000 m, áp suất khí quyển là 523 mmHg. Sự giảm áp suất khí quyển khi đi lên cao chủ yếu do sự giảm áp suất oxy và tỉ lệ O2 giảm dưới 21% thành phần không khí. Ví dụ ở độ cao ngang với mặt nước biển, PO2 xấp xỉ 159 mmHg, còn ở độ cao 15,2 km, PO2 chỉ còn 18 mmHg.

CO2 và hơi nước làm giảm oxy phế nang

Thậm chí ở những vị trí cao, CO2 vẫn tiếp tục được trao đổi giữa mạch máu ở phổi vào trong phế nang. Thêm nữa, nước bốc hơi vào trong khí hít vào từ đường thở. Hai loại khí này làm giảm lượng O2 trong phế nang, dẫn đến giảm nồng độ O2. Áp suất hơi nước trong phế nang duy trì ở mức 47 mmHg khi nhiệt độ cơ thể bình thường và không phụ thuộc vào độ cao.

Khi lên độ cao rất lớn, áp suất CO2 trong phế nang giảm xuống dưới 40 mmHg (mặt nước biển). Con người khi thích nghi với độ cao có thể tăng thông khí lên tới 5 lần, tăng nhịp thở gây giảm PCO2 xuống dưới 7 mmHg.

Sự ảnh hưởng của áp suất hơi nước và CO2 đối với oxy phế nang. Ví dụ, áp suất khí quyển giảm từ 760 mmHg (mặt nước biển) xuống 253 mmHg (đỉnh Everest). Trong đó, áp suất của hơi nước là 47 mmHg và áp suất của các khí khác là 206 mmHg. Ở người đã thích nghi với độ cao, áp suất CO2 là 7 mmHg, các khí khác là 199 mmHg. Nếu như không có sự sử dụng oxy, 1/5 áp suất khí còn lại là của O2 và 4/5 là của N2. Suy ra, PO2 phế nang trong trường hợp này là 40 mmHg. Tuy nhiên, một phần O2 còn lại trong phế nang tiếp tục được hấp thu vào máu, nên PO2 thực trong phế nang chỉ là 35 mmHg. Vậy nên, khi lên tới đỉnh Everest, chỉ những người có khả năng thích nghi rất tốt mới có thể sống sót ở nơi có áp suất oxy rất thấp. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng sẽ rất khác khi thở khí tinh khiết. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận ở các phần tiếp theo.

PO2 phế nang ở các độ cao khác nhau

Giá trị gần đúng PO2 phế nang ở các độ cao khác nhau khi hít thở ở những người thích nghi và không thích nghi được trình bày ở cột 5, BẢNG 44-1. Ở mực nước biển, PO2 là 104 mmHg. Ở độ cao 6100 m, PO2 xuống còn 40 mmHg đối với người không thích nghi được và 53 mmHg ở người thích nghi. Sự khác biệt này là do thông khí tại phế nang của người thích nghi tăng nhiều hơn so với người không thích nghi.

Độ bão hòa oxy ở các độ cao khác nhau

SaO2 ở các độ cao khác nhau trong hai trường hợp: thở khí trời và thở oxy. Ở độ cao 3050 m so với mặt nước biển, trong hai trường hợp, SaO2 luôn duy trì 90% trở lên. Ở độ cao trên 3050 m đối với thở khí trời, SaO2 giảm nhanh chóng (đường màu xanh trên biểu đồ) và chạm ngưỡng dưới 70% ở độ cao 6100 m.

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Ảnh hưởng của độ cao đến độ bão hòa oxy của động mạch khi thở khí trời và khi thở oxy nguyên chất.

Sau khi các phế nang (alveoli) được thông khí phổi, bước tiếp theo của quá trình hô hấp là sự trao đổi (khuếch tán) khí O2 từ phế nang vào trong máu phổi và sự khuếch tán khí CO2 theo hướng ngước lại là đi từ máu tới các phế nang. Quá trình khuếch tán chỉ đơn giản là sự khuếch tán qua lại 1 cách ngẫu nhiên giữa các phân tử khí khi qua màng hô hấp và dịch liền kề. Tuy nhiên trong sinh lý hô hấp ta không những quan tâm tới cơ chế cơ bản của sự khuếch tán mà còn là tốc độ nó xảy ra, đòi hỏi cần sự hiểu biết rất nhiều về vật lý của sự khuếch tán trao đổi khí.

Không khí phế nang không có cùng nồng độ của khí như không khí trong khí quyển.

Chúng có sự khác biệt rõ rệt:

Đầu tiên, không khí phế nang là chỉ thay thế một phần bởi không khí trong khí quyển với mỗi hơi thở.

Thứ hai, O2 liên tục được hấp thu vào máu phổi từ không khí phế nang.

Thứ ba, CO2 liên tục khuếch tán từ máu phổi vào phế nang.

Thứ tư, không khí trong khí quyển khô xâm nhập vào đường hô hấp đoạn được làm ẩm ngay cả trước khi nó đạt đến các phế nang.

Sự làm ẩm của không khí trong đường hô hấp

Khí quyển gần như là N2 và O2, nó thường chứa một lượng nhỏ hơi nước và hầu như không có CO2. Tuy nhiên, ngay sau như không khí trong khí quyển đi vào đường hô hấp, nó được tiếp xúc với các dịch bao phủ bề mặt hô hấp. Ngay cả trước khi không khí đi vào các phế nang, nó trở nên gần hoàn toàn ẩm.

Áp suất riêng phần của hơi nước bình thường ở nhiệt độ cơ thể của 37°C là 47 mm Hg, do đó là áp suất riêng phần của hơi nước trong các phế nang không khí. Bởi vì áp suất trong các phế nang không thể tăng hơn áp suất khí quyển (760mm Hg). Hơi nước này chỉ đơn giản là làm loãng tất cả các khí khác trong không khí hít vào.

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Bảng. Áp suất một phần của khí hô hấp (tính bằng mmHg) khi chúng đi vào và rời khỏi phổi (ở mực nước biển)

Khí phế nang đang từ từ đổi mới nhờ khí trong khí quyển

FRC (dung tích cặn chức năng) của nam giới có giá trị trung bình là 2.3 lít. Tuy nhiên chỉ có 350ml khí mới được đưa vào các phế nang khi hít vào bình thường nên cũng có 350ml khí phế nang được đi ra ngoài khi ta thở ra.

Nên thể tích khí phế nang được thay thế với khí của khí quyển ở mỗi hơi thở chỉ bằng 1/7 so với FRC.

Hình cho thấy sự chậm đổi mới của khí phế nang, và sau 16 lần thở (breaths) thì khí dư thừa vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn từ các phế nang.

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Khí thở ra từ phế nang với các nhịp thở liên tiếp

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Tốc độ loại bỏ khí thừa từ phế nang

Hình cho thấy tốc độ khí phế nang được loại bỏ, cho thấy 1 nửa lượng khí được loại bỏ trong 17s đầu tiên với thông khí phổi ở người bình thường, khi tốc độ thông khí phổi ở người mà bằng ½ so với người bình thường thì phải mất 34s để loại bỏ được ½ lượng khí phế nang, khi tốc độ thông khí phổi ở người mà bằng 2 lần so với người bình thường thì mất 8s.

Tầm quan trọng của việc thay thế chậm khí phế nang

Sự thay đổi chậm khí phế nang có tầm quan trọng để ngăn ngừa sự thay đổi đột ngột của nồng độ các khí trong máu và cũng giúp cho sự hô hấp ổn định hơn, ngăn ngừa sự tăng hay giảm quá mức của khí oxi ở các mô, nồng độ CO2 ở mô, pH ở mô khi hô hấp bị gián đoạn.

Nồng độ O2 và áp xuất riêng phần ở các phế nang

O2 liên tục được hấp thu từ các phế nang vào máu phổi thông qua quá trình hít vào. Vì thế nồng độ khí O2 cũng như áp xuất riêng phần của nó được phụ thuộc bởi:

(1) tốc độ hấp thu O2  vào máu.

(2) tỷ lệ thâm nhập của khí O2 mới vào phổi bởi quá trình thông khí.

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Ảnh hưởng của thông khí phế nang lên áp suất riêng phần của oxy (PO2) trong phế nang ở hai tốc độ hấp thụ oxy từ phế nang - 250 ml / phút và 1000 ml / phút. Điểm A là điểm hoạt động bình thường.

Hình cho thấy tác dụng của thông khí ở phổi và tỷ lệ hấp thụ O2 vào máu phế nang và áp xuất riêng phần của O2 tại phế nang (PO2). Với 1 đường cong đại diện cho sự hấp thu O2 với tốc độ 250ml O2/phút (đường nét liền) và 1000ml O2/phút (đường nét đứt). Khi thông khí bình thường với tỷ lệ 4.2l/phút và với tỷ lệ O2 hấp thu với tốc độ 250ml/phút thì điểm A là điểm hoạt động bình thường với PO2 tại điểm A là 104mmHg nhưng khi tốc độ hấp thu O2 là 1000ml O2/phút thì cần tăng tỷ lệ thông khí ở phổi lên 4 lần mới duy trì được PO2 về bình thường. Khi 1 người hít thở trong khí quyển bình thường ở áp xuất mực nước biển thì PO2 không bao giờ quá được 149 mmHg.

Nồng độ CO2 và áp xuất riêng phần tại các phế nang

CO2 liên tục được hình thành trong cơ thể và sau đó vào máu tĩnh mạch và được đưa tới các phế nang, và sau đó nó tiếp tục được đẩy ra ngoài phế nang thông qua hô hấp.

 

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Ảnh hưởng của thông khí phế nang lên áp suất riêng phần phế nang của carbon dioxide (PCO2) ở hai tốc độ bài tiết carbon dioxide từ máu - 800 ml / phút và 200 ml / phút. Điểm A là điểm hoạt động bình thường.

Hình cho thấy mối quan hệ tác động áp xuất riêng phần tại phế nang (alveolar partial pressure) của CO2 (PCO2) và thông khí ở phổi (Alveolar ventilation) của CO2 với 2 tốc độ bài tiết CO2 là 200ml CO2/phút và 800ml CO2/phút. Từ hình vẽ trên ta thấy tại điểm A điểm mà hoạt động hô hấp bình thường thì với tốc độ bài tiết CO2 là 200ml CO2/phút thì tỷ lệ thông khí phổi là 4.2l và PCO2 = 40mmHg.

Thứ nhất: PCO2 tại các phế nang sẽ tăng trực tiếp cân xứng với tốc độ CO2 bài tiết.

Thứ hai:Lượng CO2 ở phế nang sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thông khí ở phổi tức là khi thông khí phổi tăng CO2 sẽ ra ngoài nhiều và lúc này CO2 phế nang sẽ có ít.

Khí thở ra là 1 hỗn hợp gồm không gian chết và khí phế nang

Không gian chết là khối lượng của không khí được hít vào mà không tham gia vào việc trao đổi khí.

Các thành phần trong khí thở ra được xác định bởi:

(1) thể tích khí của không gian chết.

(2) thể tích khí được trao đổi ở các phế nang.

 

Khi lên cao áp suất o2 như thế nào

Hình. Áp suất riêng phần oxy và carbon dioxide (PO2 và PCO2) trong các phần khác nhau của không khí hết hạn thông thường.

Hình cho thấy quá trình thay đổi áp xuất riêng phần của CO2 và O2 trong quá trình thở ra bình thường. Đầu tiên, trong không khí này là không gian chết, đây là 1 khí ẩm điển hình. Sau đó dần dần không khí phế nang trộn với khí trong không gian chết, và lúc này khí thở ra là các khí phế nang.

Vì vậy khí thở ra bình thường bao gồm khí phế nang và khí của không gian chết, và lúc này nồng độ khí và áp xuất riêng phần mỗi khí.