Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024

Cao huyết áp là bệnh thường gặp hiện nay, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, đe dọa tính mạng. Thế nên, hầu hết mọi người lo lắng về việc uống thuốc để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc huyết áp phải có chỉ định từ bác sĩ bởi có một số trường hợp sau khi thăm khám bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện những thay đổi về lối sống. Vậy huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Để giải đáp chi tiết vấn đề này, cùng các kiến thức sức khỏe liên quan, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tin liên quan:

  • Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào? Cách kiểm soát và ổn định huyết áp
  • Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Cách xử lý tụt huyết áp đúng cách
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
  • Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
  • Thực đơn cho người cao huyết áp trong 1 tuần

Nội dung chính

Huyết áp bao nhiêu gọi là cao?

Khái niệm về huyết áp

Huyết áp là áp lực dòng máu tác động lên thành mạch máu trong quá trình máu lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể. Sức cản của động mạch và lực co bóp của tim là 2 yếu tố chính tạo nên huyết áp.

Chỉ số huyết áp của một người bình thường sẽ cao hơn vào ban ngày và thấp vào ban đêm. Thời gian từ 1-3 giờ sáng khi cơ thể đang ngủ chính là thời điểm huyết áp ở mức thấp nhất và thời gian từ 8-10 giờ sáng là thời điểm huyết áp đạt mức cao nhất.

Huyết áp tăng cao khi cơ thể vận động, thần kinh căng thẳng, co mạch, ăn quá mặn hay trải qua các cảm xúc mạnh. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, ra nhiều mồ hôi, ở môi trường nóng hay bị tiêu chảy,… thì mức huyết áp sẽ giảm xuống.

Chỉ số huyết áp được biểu thị qua huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi đo huyết áp, nếu chỉ số cao hơn mức tiêu chuẩn thì được xem là cao huyết áp, ngược lại là huyết áp thấp.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Chỉ số huyết áp thay đổi vào từng thời điểm

Phân loại huyết áp theo JNC 7

Theo hướng dẫn của JNC 7 , mức huyết áp bình thường của người từ 18 tuổi trở lên là huyết áp tâm thu < 120mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.

Bảng phân loại sau đây sẽ giúp người đọc phân biệt và hiểu rõ hơn về từng mức huyết áp cũng như tình trạng:

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường < 120 < 80 Tiền tăng huyết áp 120 – 139 80 – 89 Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99 Tăng huyết áp độ 2 ≥ 160 ≥ 100

Các biến chứng thường gặp của bệnh lý huyết áp

Theo Webmb tình trạng huyết áp cao rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng. Nếu như không can thiệp điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể gây ra rất nhiều hệ lụy như:

Tổn thương động mạch vành

Khi huyết áp tăng, hoạt động của tim mạnh hơn dẫn đến áp lực tác động lên thành động mạch lớn. Từ đó, gây ra xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch. Khi áp lực lên động mạch chủ tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho động mạch vành. Thế nên, tăng huyết áp cũng gây ra những tổn thương cho động mạch vành.

Biến chứng về mạch máu ngoại vi

Huyết áp tăng sẽ gây ảnh hưởng đến các động mạch ngoại biên như động mạch chi trên và dưới, động mạch cảnh, động mạch thận. Các động mạch này bị tổn thương lâu dài khiến các động mạch trở nên cứng, ít co giãn dẫn đến xơ vữa, vôi hóa hay tắc nghẽn.

Nhồi máu cơ tim

Huyết áp tăng làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, thành mạch trở nên ít co giãn, cứng và dễ bị tổn thương. Các mảng xơ vữa này bám vào lòng mạch vành khiến con đường lưu thông máu bị thu hẹp dần. Thế nên, máu sẽ không được lưu thông thuận tiện, không cung cấp đủ để nuôi cơ tim.

Khi chịu tác động từ bất kỳ lý do nào, chẳng hạn như stress, huyết áp cao, các mảng xơ vữa đột ngột vỡ ra và bám vào thành mạch bị tổn thương tạo thành cục huyết khối. Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn và gây nên nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Huyết áp cao có thể gây ra nhồi máu cơ tim

Suy tim

Suy tim cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp nếu không được xử lý kịp thời. Tình trạng tăng huyết áp khiến cho hoạt động co bóp của tim liên tục với tần suất cao nhằm bơm máu đến các mạch ngoại biên. Nếu như càng kéo dài như thế, cơ tim có thể bị phình to, khả năng đàn hồi kém, chức năng bơm máu về tim giảm mạnh.

Biến chứng não

Tim cung cấp máu giàu oxy đến não, giúp não bộ hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi bị cao huyết áp sẽ gây nên nhiều hậu quả cho não bộ:

  • Tăng huyết áp khiến các mạch máu ở não không chịu nổi áp lực nên vỡ ra gây đột quỵ do xuất huyết. Khi bị đột quỵ, sức khỏe người bệnh suy giảm rõ rệt, đôi khi còn bị liệt nửa người, nặng nhất là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Các mảng xơ vữa có thể tách ra, hình thành các cục máu đông ở não dẫn đến nhồi máu não.
  • Khi các động mạch bị thu hẹp không gian, máu không thể vận chuyển lên não dẫn đến hiện tượng thiếu máu não.

Ngoài các biến chứng kể trên, khi bị tăng huyết áp còn có thể gây nên nhiều ảnh hưởng cho mắt, xuất huyết võng mạc, tiểu đường, suy thận,… Do đó, mọi người không nên chủ quan, cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị, tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ.

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là điều mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc huyết áp không thể tự ý mà cần phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.

Thực tế, việc dùng thuốc huyết áp giúp kiểm soát tình trạng, ổn định chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bị tăng huyết áp cũng cần uống thuốc. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị cũng như chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất. Vậy huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Giai đoạn tiền tăng huyết áp

Với người bệnh có tình trạng và chỉ số huyết áp này, bác sĩ chỉ định chưa cần dùng thuốc, chỉ cần điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Người bệnh cần tuân thủ tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ, kết hợp rèn luyện thể thao để kiểm soát tình trạng và nâng cao sức khỏe. Đồng thời, mỗi người cũng cần theo dõi chỉ số huyết áp, nếu có gì bất thường cần đến bệnh viện nhanh chóng.

Giai đoạn tăng huyết áp độ 1

Trường hợp này sẽ phối hợp dùng thuốc cùng sự thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc huyết áp nếu có bệnh lý nền.

Đối với những người không có bệnh lý nền hay ít có nguy cơ biến chứng thì việc sử dụng thuốc sẽ hạn chế hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc và theo dõi huyết áp phải thực hiện thường xuyên để kịp thời xử lý khi cần thiết.

Giai đoạn tăng huyết áp độ 2

Đây là tình trạng bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhằm kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, dinh dưỡng, theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả khi huyết áp trở về mức ổn định.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Giai đoạn tăng huyết áp độ 2 phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không?

Bên cạnh huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc có rất nhiều người bệnh lo lắng uống thuốc huyết áp lâu dài ảnh hưởng sức khỏe. Theo các bác sĩ, thực tế, thuốc nào cũng sẽ có tác dụng phụ nhất định và gây tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng phụ hay ảnh hưởng như thế nào còn tùy thuộc vào nhóm thuốc được chỉ định. Một số nhóm thuốc thường chỉ định điều trị tăng huyết áp theo NHS bao gồm:

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng hạ huyết áp bằng cách mở rộng và giãn các mạch máu trong cơ thể. Dùng thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là đau đầu, táo bón, sưng mắt cá chân.
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): thuốc này giúp các mạch giãn, làm hạ huyết áp. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ho khan kéo dài, chóng mặt, đau đầu và phát ban.
  • Thuốc lợi tiểu: tác dụng phụ có thể gây chóng mặt khi thay đổi tư thế, khát nhiều, đi vệ sinh thường xuyên và phát ban. Đồng thời, còn gây hạ kali hoặc natri máu thấp khi dùng thuốc lâu dài.
  • Thuốc chẹn beta: tác dụng phụ của thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, mệt mỏi.

Tùy theo sức khỏe, tình trạng, tuổi tác,… mà bác sĩ chỉ định nhóm thuốc hạ huyết áp phù hợp. Và thuốc huyết áp sẽ phải dùng lâu dài, có khi suốt cuộc đời nhưng liều lượng sẽ thay đổi tùy theo tình trạng, giai đoạn. Nếu như trong quá trình dùng thuốc, người bệnh gặp phải các tác dụng phụ cần thông báo với bác sĩ điều trị ngay để được theo dõi, thay đổi liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc trong ngày. Điều này giúp giảm, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Người bệnh nên nhớ rằng dùng thuốc huyết áp chính là phòng tránh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hơn nữa, duy trì dùng thuốc còn chống tái phát và hạn chế tối đa chuyển biến xấu. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong sử dụng thuốc cũng như tái khám định kỳ để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Thực tế cho thấy, nếu lo sợ dùng thuốc ảnh hưởng hay sau khi điều trị một thời gian thấy tình trạng tương đối ổn định và ngừng dùng thuốc sẽ vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ tình trạng tăng huyết áp có thể trở lại và gây nên nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cho người huyết áp

Để người bệnh sử dụng thuốc an toàn, đảm bảo hiệu quả cần chú ý một số điều sau:

  • Uống thuốc theo chỉ định và hướng dẫn: Uống thuốc đúng liều lượng, đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày,…
  • Có khá nhiều bệnh nhân băn khoăn uống thuốc huyết áp lúc nào tốt nhất. Thông thường, hầu hết thuốc huyết áp được người bệnh uống vào buổi sáng mặc dù không có thử nghiệm nào đưa ra khuyến cáo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới, thuốc huyết áp được uống vào giờ đi ngủ thay vì lúc thức dậy có khả năng giảm 50% nguy cơ tử vong do các biến cố tim mạch. Song, người bệnh nên uống đều đặn cùng thời điểm mỗi ngày để thuốc hiệu quả và tránh tình trạng quên uống.
  • Ghi nhớ tên và liều lượng của các loại thuốc đang sử dụng. Không tự ý dùng thuốc, thay đổi thuốc, thay đổi liều lượng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Cần thông báo, trao đổi với bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc, vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung đang sử dụng. Bởi một số thực phẩm chức năng, thảo dược có thể tương khắc hay làm giảm hiệu quả của thuốc hạ huyết áp. Để tránh các loại thuốc tác động với nhau gây nguy hiểm cho sức khỏe, tốt nhất chỉ nên dùng các loại thuốc bổ sung, thực phẩm chức năng khi thực sự cần thiết hay bác sĩ cho phép.
  • Khi sử dụng một số thuốc không kê đơn như thuốc dị ứng, thuốc cảm cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Bởi một số thuốc này cũng không an toàn cho những người bị cao huyết áp.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh đang mang thai, có ý định mang thai hay đang cho con bú.
  • Tránh uống rượu bia khi sử dụng thuốc huyết áp.
  • Theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên: trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà. Điều này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của bệnh nhân tốt nhất. Tốt nhất, người bệnh nên ghi lại huyết áp, thời điểm trong mỗi lần đo.

Ngoài ra, trong thời gian dùng thuốc điều trị huyết áp, người bệnh cũng nên kết hợp lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao để thuốc hiệu quả hơn. Hơn nữa, sức khỏe cũng được nâng cao và cải thiện tốt hơn.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn

Dinh dưỡng cho người huyết áp cao

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe cho người tăng huyết áp. Do đó, người bệnh nên lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bên cạnh đó, người thân hay người bệnh cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại các trung tâm, viện dinh dưỡng. Điều này giúp nâng cao kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe, từ đó thiết kế chế độ ăn uống phù hợp tình trạng của chính mình, gia đình cũng như hạn chế bệnh tật, biến chứng nguy hiểm.

Nhu cầu năng lượng

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn đủ, ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ mức năng lượng 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Đối với những người thừa cân, béo phì, thực đơn ăn uống cần giảm năng lượng.

Những người thừa cân, béo phì bị tăng huyết áp giảm năng lượng ăn vào bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm quá nhiều năng lượng bởi rất dễ tăng cân, thừa mỡ. Điều này càng khiến cho cholesterol tăng cao, tích tụ nhiều trong thành mạch dẫn đến xơ cứng động mạch. Vì thế, người bị tăng huyết áp bên cạnh theo dõi chỉ số huyết áp ổn định thì cũng cần kiểm soát chỉ số cân nặng, tránh tăng cân.

Tỉ lệ thành phần cơ chất đạm đường béo

Khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp cần chú ý tỉ lệ thành phần các chất:

  • Protein: 12-15% tổng năng lượng khẩu phần, trong đó không nên ăn quá nhiều protein động vật
  • Lipid: 15-20% năng lượng khẩu phần, hạn chế mỡ động vật, nội tạng động vật. Người bệnh nên bổ sung lipid từ thực vật như các loại hạt, dầu hạt hay lipid từ một số loài cá.
  • Glucid: 65-70% năng lượng khẩu phần, trong đó nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các loại đường từ bánh, kẹo, thực phẩm đóng hộp, đóng chai, chế biến sẵn,…
  • Hàm lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn nên bổ sung rau, quả với lượng trung bình là 400 g/người/ngày, với người tăng huyết áp nên ăn 500g mỗi ngày. Chất xơ tốt cho người bệnh, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Bởi chất xơ này giúp tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, giúp hạn chế hấp thu chất béo và điều hoà gián tiếp tình trạng rối loạn lipid máu. Đồng thời, chất xơ còn có khả năng giảm huyết áp gián tiếp thông qua giảm insulin máu. Thế nên một khẩu phần ăn giàu chất xơ giúp giảm huyết áp hiệu quả.
  • Đặc biệt, người bị tăng huyết áp không nên ăn mặn, hạn chế gia vị, muối trong chế biến thức ăn. Lượng muối khuyến cáo cho người bệnh dưới 6g/ ngày.

Các vi chất cần tăng cường: canxi, magie, kali

Các vi chất cũng giữ nhiều vai trò quan trọng trong cải thiện triệu chứng cho người tăng huyết áp. Do đó, cần được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hằng ngày:

Kali

Khẩu phần ăn giàu kali có tác dụng bảo vệ đối với người bị tăng huyết áp. Cơ chế bảo vệ này do kali có khả năng tăng đào thải muối natri qua đường niệu, ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và kích thích chất giãn mạch giúp bảo vệ tim mạch.

Người bệnh chỉ nên bổ sung kali qua chế độ ăn chứ không nên dùng thuốc bổ sung kali. Một số rau củ quả giàu kali như khoai tây, chuối, quýt, rau bí, dưa gang, cà chua, cam, sữa chua,…. Tuy nhiên, với các bệnh nhân mắc huyết áp cao có kèm tình trạng phù thũng, suy thận, nước tiểu ít thì không nên ăn nhiều đồ ăn, thực phẩm giàu kali để tránh thừa kali trong máu.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Bổ sung kali qua chế độ ăn

Canxi và magie

Khoáng chất canxi tốt cho người tăng huyết áp bởi đem đến nhiều lợi ích. Canxi giúp điều hòa huyết áp thông qua cơ chế tác động lên renin trong máu, chức năng nội mạc và sản xuất nitric oxide giãn mạch.

Magie cũng là khoáng chất tốt cho huyết áp. Bởi việc điều hòa hoạt động của canxi trong tế bào do magie hỗ trợ và có quyết định đến sự co thắt cơ trơn mạch máu.

Vitamin C cùng các chất oxy hóa

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta caroten, flavonoids là những chất có khả năng bảo vệ các tế bào của tim và mạch máu. Ngoài tác dụng chống oxy hóa, vitamin C còn có khả năng ngăn quá trình oxy hóa mỡ, giảm kết dính tiểu cầu, giảm hàm lượng cholesterol máu. Thế nên, người bệnh bổ sung vitamin C có thể giảm tần suất và độ nặng của các cơn đau thắt ngực.

Chế độ vận động

Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ vận động, rèn luyện cơ thể cũng là một trong những yếu tố nâng cao sức khỏe, điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Các bài tập cho người bệnh cần được tham khảo bởi bác sĩ điều trị để phù hợp với mức độ, thể trạng cơ thể cũng như giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Có 2 bài tập thường được áp dụng để giảm huyết áp cho người tăng huyết áp giai đoạn 1 và 2 là đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Tùy từng tình trạng sức khỏe mà bệnh nhân có thể lựa chọn bài tập hay có thể tập luân phiên giữa 2 bài.

  • Đi bộ nhanh: Người bệnh có thể đi bộ nhanh với tốc độ khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe. Nếu thực hiện đi bộ với tốc độ 5 – 6km/giờ, có thể đạt tần số tim khoảng từ 100 – 110 nhịp/phút trong thời gian luyện tập. Người bệnh nên tập 5 – 7 buổi/ tuần, thời gian tập từ 40 – 60 phút/ ngày sẽ cho kết quả tốt. Sau khi đã quen, người bệnh có thể tăng dần cường độ luyện tập.
  • Chạy bước nhỏ: với những người mới tập nên để cơ thể thích nghi dần, không nên chạy quá sức. Người bệnh nên duy trì tốc độ chạy khoảng 7 – 8km/giờ tùy theo sức khỏe. Tần số tim của người bệnh có thể đạt khoảng 120 – 130 nhịp/phút trong tập luyện. Khi đã quen với cường độ, người bệnh có thể tăng thời gian chạy lên 20 – 30 phút/buổi, tập đều đặn ít nhất 3 – 4 buổi/tuần.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp các hình thức tập luyện khác như thiền, yoga, bơi lội, thái cực quyền,… miễn sao phù hợp độ tuổi, tình trạng sức khỏe.

Huyết áp cao bao nhiêu thì uống thuốc hạ huyết năm 2024
Cần có xây dựng chế độ luyện tập phù hợp

Lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh nên thay đổi thói quen để có lối sống, sinh hoạt lành mạnh hơn, góp phần cải thiện sức khỏe, ổn định huyết áp: