Hình ảnh con người thời Trần được miêu ta như thế nào

Vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng

  • Dàn ý vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần
  • Vẻ đẹp con người và thời đại nhà trần qua bài thơ Tỏ lòng
  • Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần - Mẫu 2
  • Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần - Mẫu 3
  • Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần - Mẫu 4
  • Vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần - Mẫu 5
  • Vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần - Mẫu 6
  • Vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần - Mẫu 7

Dàn ý vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão, bài thơ Tỏ lòng.

- Dẫn dắt đến nội dung cần phân tích: vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp của con người

- Tư thế “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo

=> Tư thế chủ động, tự tin cũng như đầy kiên cường, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

- Tầm vóc của người anh hùng thể hiện qua không gian, thời gian:

=> Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

2. Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần

- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” - ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

=> Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, vững vàng của quân đội nhà Trần.

- Khí thế đội quân:

=> Cho thấy khí thế dũng mãnh, hào dùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của con người và quân đội thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng.

- Đánh giá chung về bài thơ Tỏ lòng.

Vẻ đẹp của con người thời Trần được tái hiện qua những hình ảnh nào? Từ những hình ảnh đó, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của con người thời Trần?

Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng

THPT Sóc Trăng Send an email
0 21 phút

Nếu nói về vẻ đẹp con người trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão chính là việc ta đi phân tích vẻ đẹp hình ảnh củangười anh hùng hay trang nam nhi thời nhà Trần khiến con người ta thán phục.

Đề bài:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp người anh hùng thời Trần trong bài thơ “
Tỏ lòng
” [Thuật hoài] của Phạm Ngũ Lão. Vẻ đẹp đó có ý nghĩa như thế nào đối với con người hiện nay?

Bạn đang xem: Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng

Cùng THPT Sóc Trăng tham khảo những bài văn mẫu sau để hiểu rõ hơn em nhé:

Bài viết gần đây
  • Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

  • Dàn ý phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều [Nguyễn Du]

  • Dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nội dung

  • 1 Văn mẫu phân tích vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng
    • 1.1 2 bài văn của học sinh giỏi Văn đạt giải nhất Toàn quốc
    • 1.2 Vẻ đẹp của trang nam nhi thời trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Hình ảnh người tráng sĩ trong bài thơ Tỏ lòng

Mỗi thời kỳ lại để lại trong lòng người đọc những hình tượng người tráng sĩ với vẻ đẹp riêng, đến với Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt, sánh ngang tầm vóc vũ trụ của những người lính mang hào khí Đông A lịch sử, thiêng liêng.

Không chỉ là một vị chủ tướng tài ba, Phạm Ngũ Lão trong Thuật Hoài còn chứng tỏ ngòi bút nội lực với những nét vẽ ấn tượng lột tả được cái hồn và vẻ đẹp của con người thời đại nhà Trần ngay từ hai câu thơ mở đầu:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Nam nhi vị liễu công danh trái"

Dịch thơ:

"Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"

Có thể thấy, bản dịch thơ làm mờ đi nét đẹp khỏe khoắn, vững chãi trong tư thế cầm giáo của người tráng sĩ. “Hoành sóc” là hành động thể hiện tư thế và tâm thế vững chãi, hiên ngang oai phong lẫm liệt của người cầm ngọn giáo. Ngọn giáo trấn giữ non sông. Nghĩa là ở đây, tác giả đã đặt hình tượng con người sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ rộng lớn để khắc họa và tôn lên tầm vóc, vị thế của người anh hùng. Cách ví von này giúp hình ảnh người tráng sĩ hiện lên càng thêm oai hùng, lớn lão, vĩ đại. Và nếu “non sông” được đặt làm nền để tôn vinh sự lớn lao vĩ đại của hình tượng người tráng sĩ, thì thời gian dằng dặc “mấy thu” gợi sự bền bỉ, bền gan vững chí của kẻ anh hùng vì nghĩa lớn xả thân. Từ đó ta mới thấy được cái hay trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão, đó là tạc nên vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ bằng cách đặt hình tượng trong mối quan hệ với cả không gian mênh mông và thời gian dằng dặc.

Tiếp đến, hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện rõ qua từ "ba quân" để chỉ quân đội nhà Trần đồng thời còn tượng trưng cho sức mạnh của đội quân, một đội quân có khí thế "khí thôn ngưu". Cách so sánh ví von này của Phạm Ngũ Lão không chỉ giúp người đọc hình dung ra sức mạnh, mà còn cảm nhận được trực tiếp và mãnh liệt hào khí Đông A của thời đại nhà Trần, nó khiến giọng văn và khí văn như được bốc men say, để cùng với câu thơ của tác giả thể hiện một cách trọn vẹn nhất thời kì vàng son một đi không trở lại trong lịch sử.

Hai câu thơ đầu là những nét vẽ gân guốc để khắc họa hình tượng, vẻ đẹp ngoại hiện của người tráng sĩ, thì đến hai câu thơ sau giọng văn trầm lắng như những suy tư trĩu nặng của tác giả hay cũng là một “ô cửa” để người đọc khám phá chí tâm của người anh hùng- vẻ đẹp trong thế giới nội tâm của người tráng sĩ:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.

Dịch thơ:

"Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"

Điển tích chuyện Vũ Hầu là câu chuyện về bậc tôi trung đã hy sinh, cống hiến cho giang sơn xã tắc bằng tấm lòng tận trung của mình. Nỗi thẹn ấy của Phạm Ngũ Lão, hay cũng là niềm trăn trở của ông khi cảm thấy mình vẫn chưa hy sinh cống hiến được nhiều cho xã tắc sơn hà. Đó âu cũng là cái nợ nam nhi phải trả, ý muốn khẳng định: đã là nam nhi, nam tử hán đại trượng phu sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông, phải đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp thiên thu vạn đại của dân tộc. Có vậy mới xứng danh của kẻ nam tử hán. Ý thức về nợ công danh của kẻ nam nhi là vấn đề trở đi trở lại trong văn học trung đại. song bằng cách lồng vào đó sự quan hoài và mối ưu tâm thường trực của mình, câu thơ của Phạm Ngũ Lão càng thêm xúc động. Và từ đó, càng giúp người đọc cảm nhận được nhân cách cao cả của nhà thơ.

Hào khí Đông A là hào khí hùng thiêng của thời kỳ lịch sử một đi không trở lại, những người tráng sĩ được sống trong bầu không khí ấy đã được Phạm Ngũ Lão khắc họa một cách sống động, bằng bút pháp so sánh, ẩn dụ đầy tài hoa. Họ hiện lên oai phong, lẫm liệt sánh ngang tầm vóc vũ trụ. Hình tượng ấy đã đi vào lịch sử, và trở thành biểu tượng cho cả một thế hệ những người tráng sĩ, chiến sĩ đã chiến đấu tận trung vì giang sơn xã tắc. Do đó, thông qua Thuật Hoài, hơn cả việc cảm nhận được vẻ đẹp của con người mang hào khí Đông A, điều quan trọng là các thế hệ sau thông qua những trang sách mà gặp gỡ và đồng điệu với điệu tâm hồn của cả một thế hệ lịch sử đã qua.

I. Dàn ýHình ảnh trang nam nhi thời trần trong bài Thuật hoài [Tỏ lòng] Phạm Ngũ Lão


1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Thuật hoài và tác giả Phạm ngũ Lão
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, khái quát hình ảnh trang nam nhi thời Trần trong bài Thuật Hoài


2. Thân bài

- Phân tích từng câu thơ để làm rõ hình ảnh trang nam nhi thời Trần với những vẻ đẹp

a. Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.
- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

b. Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần
- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử

c. Hoài bão và lý tưởng cao đẹp
- Phân tích quy luật công danh, "nợ công danh" của trang nam tử. Liên hệ với quan niệm của Nguyễn Công Trứ
- Khẳng định tầm vóc tư tưởng của nam nhi thời Trần. Nợ công danh với họ trong thời điểm đất nước lâm nguy, mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

d. Nỗi thẹn mang tầm vóc lớn lao
- Nỗi thẹn thực ra là sự khiêm nhường của tác giả. Nó thể hiện niềm khao khát vươn tới những thứ lớn lao, vĩ đại hơn của người nam nhi.

e. Đánh giá nghệ thuật và tài năng của Phạm Ngũ Lão.


3. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp hình ảnh trang nam nhi nhà Trần trong bài thơ
- Đánh giá vị trí của tác phẩm và liên hệ

Video liên quan

Chủ Đề