Hay phân tích ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi mầm non của một truyện cổ tích mà em biết

LÀM MẸPhương pháp nuôi dạy con cái

Nhà bác học vĩ đại Albert Einstein đã từng nói "Nếu muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho chúng nghe truyện cổ tích, nếu muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc cho chúng nghe nhiều truyện cổ tích hơn nữa". Khi các bé còn nhỏ tuổi, chúng ta không thể dạy trực tiếp các nội dung về đạo đức, tình yêu, cuộc sống, bạn bè...nhưng thông qua các câu truyện cổ tích các bé lại học được rằng trong cuộc sống phải yêu thương, giúp đỡ người khác, luôn phấn đấu vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở phương Tây, việc giáo dục con trẻ thông qua các câu truyện cổ tích có ý nghĩa được coi là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay. Thậm chí, họ quan tâm đến việc giáo dục cho con trẻ thông qua phương pháp này ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Ở Việt Nam, phương pháp này đang ngày càng phổ biến và nhận được sự quan tâm của các bậc cha mẹ.Vậy những câu truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với việc giáo dục trẻ? 1. Truyện cổ tích sẽ kể cho bé nghe về cuộc sống và khuyến khích trẻ khám phá thế giới:Ngay từ những năm đầu đời, trẻ đã phải trải qua rất nhiều thử thách: thất vọng, sự ganh đua giữa các anh chị em, sự so sánh với những người xung quanh, tinh thần trách nhiệm… Điều đó đôi khi làm trẻ cảm thấy bị cô độc và lo lắng. Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho rằng cần bao bọc con khỏi những tác động khiến tâm hồn non nớt ấy bị rối loạn. Họ luôn nói với con về những mặt tích cực của vấn đề. Họ không hay biết điều đó không hề làm chúng cảm thấy yên lòng mà trái lại, càng củng cố các lo lắng của trẻ bởi bé cảm nhận rất rõ rằng cuôc đời không chỉ chứa đựng những bất ngờ vui vẻ. Truyện cổ tích sẽ kể cho bé nghe về cuộc sống và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.2. Truyện cổ tích cung cấp các ý tưởng giúp bé giải quyết các vấn đề:Các câu truyện cổ tích giúp bé liên tưởng và nhận biết được: Cái gì là tốt, cái gì là xấu? Ai tốt bụng, ai độc ác? Làm thế nào tìm thấy tình yêu khi người ta lớn? Làm thế nào lớn lên và rời khỏi mái ấm gia đình khi đủ lớn?...Từ đó, giúp bé có khả năng ứng xử khi gặp các tình huống xảy ra trong cuộc sống thức và dần dần hoàn thiện nhân cách của mình.3. Truyện cổ tích nói bằng ngôn ngữ của trẻTrẻ em thường tin vào các câu truyện cổ tích hơn là những bài thuyết trình của bố mẹ bởi ngôn ngữ được sử dụng trong truyện thường gần gũi, khách quan và kích thích trí tưởng tưởng của trẻ. Theo các nhà khoa học thì đối với trẻ, ranh giới giữa vật sống và vô tri, người và vật, tưởng tượng và thực tế là rất mơ hồ. Tuy nhiên, thông qua những câu truyện cổ tích được kể đều đặn hàng ngày, hàng tuần, bộ não của trẻ sẽ dần tiếp thu, ghi nhớ và hình thành phản xạ một cách tự nhiên. Theo đó, bộ não được bồi đắp phong phú và phát triển từng ngày.Vì vậy, lời khuyên cho cha mẹ:• Nên đọc/kể hoặc cho bé nghe những truyện cổ tích càng sớm càng tốt để kích thích sự phát triển tư duy và nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi áp dụng đó là tìm nguồn truyện và giọng kể truyền cảm. Các bố mẹ có thể tham khảo và đăng ký nhận truyện cổ tích miễn phí đều đặn hàng tuần tại trang này: //1001truyencotichchobe.gr8.com • Khi bé thích, bé sẽ biết cách bày tỏ sự hào hứng, sẽ yêu cầu kể đi kể lại không chán cho tới tận khi nào kết thúc thì thôi. Bé sẽ thực sự bị cuốn hút bởi chính nhu cầu của mình. Khi các quan tâm của bé thay đổi, bé yêu cầu mẹ [bố] kể một câu truyện khác.• Chính những câu truyện ấy sẽ giúp cha mẹ hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong tâm hồn trẻ thơ.Trên đây là những chia sẻ và những bài học mà em thu thập được để áp dụng cho con mình. Các mẹ quan tâm đến chủ đề này có thể chia sẻ thêm để em và các mẹ khác cùng hiểu và áp dụng nhé!

Lứa tuổi thiếu nhi là một giai đoạn phát triển phức tạp và có vị trí đặc biệt quan trọng. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ thể chiếm ưu thế, giàu cảm xúc, thích tìm tòi khám phá ham hiểu biết. Chính lẽ đó mà truyện cổ tích đã trở thành một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ. Hãy cùng khám phá những lý do khiến chuyện cổ tích có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Truyện cổ tích là một phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm đối với trẻ

1. Truyện cổ tích giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nhận biết văn hoá.

Khả năng sáng tạo trong giai đoạn phát triển của trẻ rất mạnh mẽ, đa dạng và phong  phú.  Không những trẻ có thể tưởng tượng ra những tình tiết câu chuyện theo tư duy, cách hiểu của bản thân, mà từ đó còn có thể định hướng nhân cách, nghề nghiệp vả cả lối sống của trẻ sau này. Thông qua việc phản ánh các khía cạnh văn hoá, các câu chuyện thần tiên [theo sự sáng tạo với những nét đặc trung riêng biệt] còn giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc từ đó trẻ sẽ dễ dàng học hỏi những tinh hoa, những chỉ dẫn tốt từ khắp các nền văn hoá, góp phần hình thành một lối nghĩ đa dạng.

2. Truyện cổ tích dạy trẻ phân biệt đúng sai.

Truyện cổ tích dạy trẻ mầm non phân biệt được đúng sai.

Nội dung của các câu chuyện này thường nhắm đến sự đấu tranh giữa thiện và ác, tình yêu và sự mất mác. Những nội dung trên lại có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ. Bà Goddard Blythe – Giám đốc Viện nghiên cứu Tâm Sinh lý học thần kinh – cho biết: “Truyện cổ tích dạy trẻ các phân biệt cái đúng và cái sai, không phải không qua việc giáo dục trực tiếp, nhưng là qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải”. Thật vậy, thông qua những câu chuyện này, trẻ học hỏi được một điều rằng cái thiện luôn luôn chiến thắng và sự hi vọng cho những điều tốt đẹp hơn không bao giờ là lãng phí.

3. Phát triển khả năng tư duy, nhận xét nơi trẻ.

Richard Dawkins đã từng nhấn mạnh rằng thông qua các câu chuyện cổ tích, trẻ sẽ dễ dàng hình thành và phát triển khả năng bình luận, và tư duy của mình. Học hỏi từ những quyết định của các nhân vật trong chuyện, trẻ nhận biết được kết quả đằng sau những quyết định đó. Trẻ sẽ rút ra được bài học rằng khi gặp khó khăn hay thử thách, chúng ta sẽ có quyền lựa chọn và khi chọn đúng, mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp.

4. Giúp trẻ điều khiển cảm xúc của bản thân.

Chẳng những các câu chuyện cổ tích giúp trẻ hình thành những chuẩn mực xã hội và đạo đức mà, bên cạnh đó, còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân. Chuyên gia nghiên cứu tầm quan trọng của truyện cổ tích đối với trẻ em, tiến sĩ tâm lý học Bruno Bettelheim khẳng định rằng những câu chuyện trên sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng và sợ hãi mà ngay cả đến trẻ cũng không thể nào hiểu được. Trong những mẩu chuyện thần tiên, nhân vật chính là các anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm đấu tranh chống lại sự xấu và luôn kết thúc trong chiến thắng huy hoàng. Theo đó, trẻ sẽ tự tưởng tượng một anh hùng cho bản thân  để chống lại những sợ hãi.

Truyện cổ tích còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân

Vậy nên vai trò của truyện cổ tích có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trí tưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lên những tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này.

Xem thêm về bí quyết giúp trẻ ăn ngon tại: //truongmamnonpandakids.vn/bai-viet-tin-tuc/kien-thuc/bi-quyet-giup-tre-an-ngon-tai-cac-truong-mam-non-quan-1/

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được nhân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Vai trò truyện cổ tích rất quan trọng vì mỗi câu truyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, sẽ giúp cho các em nhỏ phát triển tư duy lành mạnh, trong sáng nhất và các phẩm chất tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Truyện cổ tích là thể loại truyện phù hợp với tâm lí của trẻ nhỏ. Những câu truyện cổ tích được bà, mẹ hay cô giáo kể cho các bé nghe đều sẽ đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi bé, giúp tuổi thơ các bé lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp – xấu, cái thiện – ác trong cuộc sống. Các câu truyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong đời. Với trẻ em, chúng sẽ luôn bị thích thú bởi những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn, cái đẹp, những điều kì diệu.


Truyện cổ tích mang lại nhiều hình ảnh đa dạng để trẻ khám phá

Khi nghe những câu truyện cổ tích, các em sẽ vô cùng vui khi được hòa mình vào điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh như một con người. Ngược lại trong một số câu truyện về chó sói, các em sẽ có thể bị sợ bởi hình ảnh con chó sói xấu xí, độc ác nhưng nó cũng có thể khiến bé cười, mơ mộng khi thấy sói bị thỏ xỏ mũi.

Vai trò truyện cổ tích ở đây là các câu truyện sẽ giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu truyện như vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Không những vậy truyện cổ tích còn giúp các bé nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ long tự hào dân tộc.

Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Điều thú vị là truyện cổ tích dành cho bé lại mang thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện các bé sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.

Qua đó chúng ta đều thấy được vai trò truyện cổ tích quan trọng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi bài học được rút ra từ chính câu chuyện sẽ là những điều giúp trẻ noi theo để học hỏi. Những nhân vậy sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm những người nghèo khó kém may măn hơn mình, … từ đó những phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ in sâu vào tâm trí của các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của các bé sau này.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ đang có con nhỏ tuổi

vai trò truyên cổ tích rất quan trọng nên các bậc cha mẹ nên cho con mình đọc hoặc kể cho bé nghe những câu truyện cổ tích càng sớm càng tốt. Bởi vì còn nhỏ nên các bé sẽ rất thích thú khi được nghe kể về và khám phá về những điều mình chưa được biết. Cha mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với mọi thể loại truyện, sau đó sẽ biết được câu truyện nào là các bé thích nhất. Nếu bé tỏ ra không hào hứng với loại truyện mà bạn đang kể cho bé nghe hoặc cho bé đọc thì có nghĩa là câu truyện bạn chọn không đáp ứng được các nhu cầu quan tâm của bé. Sau đó cha mẹ nên hỏi xem vấn đề mà bé quan tâm là gì để chọn chủ đề truyện phù hợp với bé hơn như vậy thì bé mới có hứng thú khi nghe hoặc đọc truyện cổ tích.

Khi đã được đáp ứng đúng câu truyện bé thích, bé sẽ bày tỏ sự thích thú của mình đối với câu truyện đó và có thể yêu cầu cha mẹ kể đi kể lại mà không cảm thấy chán cho đến khi câu truyện kết thúc. Các bé sẽ thực sự bị cuốn hút bởi chính nhu cầu của mình. Các truyện cổ tích là tâm hồn bé thêm phong phú thì chính chúng sẽ làm bé hài lòng.

Thấy được vai trò truyện cổ tích sẽ giúp cho các bé phát triển tư duy thật tốt, sẽ có những cách nhìn nhận sự việc tốt hơn, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, ý thức được những hành động mình đang làm là đúng hay sai. Kể truyện cho bé nghe là cơ hội để mẹ giáo dục các đạo đức tốt cho con.


Truyện cổ tích giúp giáo dục trẻ tốt hơn

Khi kể truyện cho con mẹ nên tận dụng cơ hội nhắc đến sự chăm chỉ, sự thành thật, lòng vị tha, tính kiên nhẫn, sự chịu khó, lòng thương người, …. vì qua giọng kể của mẹ sẽ giúp các bé nhớ sâu sắc hơn.

Vai trò truyện cổ tích quan trọng như vậy nên các bậc cha mẹ nên tạo thói quen cho các bé nhỏ nghe truyện cổ tích mỗi đêm trước khi ngủ, việc này cực kỳ có ý nghĩa bổ ích đối với các bé nhỏ mầm non.

Truyện Cổ Tích Việt Nam : Chúng tôi tuyển tập những truyện cổ tích hay nhất trong kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam, truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, truyện cười, những câu truyện quà tặng cuộc sống ý nghĩa…Trang đọc truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, gồm những câu chuyện cổ tích chọn lọc dành cho thiếu nhi và mọi lứa tuổi. Kể chuyện cổ tích cho bé, giúp khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, cũng như rút ra nhiều bài học bổ ích. Ba mẹ Hãy cùng bé đọc các truyện cổ tích Việt Nam để giúp bé có những bài học yêu thương sâu sắc, biết cảm thông, chia sẻ, kính trên nhường dưới, Tuổi thơ trẻ lớn lên không thể thiếu các mẫu chuyện cổ tích. Truyện cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên và phát triển trí tưởng tượng, sự thông minh, ngoài ra giúp bé phát triển kỹ năng đọc, hiểu sớm, đọc sách giúp bé hạn chế việc viết sai chính tả khi lớn lên.  Nếu có điều kiện hãy cho bé đọc các bản sách cứng để giúp bé thường xuyên đọc và tạo thói quen yêu thích đọc sách nhé. Chúc bé vui vẻ với những mẫu chuyện cổ tích bổ ích này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề