Hay lựa chọn lĩnh vực kinh doanh mà mình thích và xây dựng kế hoạch kinh doanh mà mình đã chọn

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dù bạn có đang hoạt động kinh doanh một mình thì đều cần có một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện đầy đủ: mục tiêu thực hiện, dự trù chi phí, tính toán ngân sách, kêu gọi đầu tư, vay vốn,… Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho doanh nghiệp là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và quyết định sự thành công của các dự án kinh doanh.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Acabiz đưa ra những lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và tham khảo một vài mẫu kế hoạch kinh doanh mới nhất.

6 lưu ý để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản

Trước khi xây dựng một mẫu kế hoạch kinh doanh cực kỳ chi tiết thì bạn nê bắt đầu từ bước phác thảo những ý tưởng kinh doanh mà mình đặt ra. Để phác thảo chính xác, hãy thu thập các số liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang quan tâm để có thể đánh giá tổng quan tính khả thi và chi tiết của ý tưởng đó. Tập trung nghiên cứu, chọn lọc ra những ý tưởng phù hợp dựa trên các số liệu đã thu thâp được và đồng thời phác thảo mô hình kinh doanh bạn mong muốn. Đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? sẽ giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình. Đồng thời đó còn có thể là một công cụ hiệu quả giúp bạn dễ dàng làm việc với nhà đầu tư.

2. Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể

Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp hiện nay hay gặp phải khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó chính là lựa chọn không đúng lĩnh vực kinh doanh để bắt đầu. Và nếu như bạn đã muốn theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì bạn phải chắc chắn rằng mình có kinh nghiệm chuyên môn, đam mê để theo đuổi tới cùng. Các tốt nhất để bạn trau dồi kinh nghiệm đó có chính là dành thời gian làm việc cho những người đang làm trong ngành trước khi quyết định kinh doanh độc lập. Mặc dù một ý tưởng kinh doanh hay ho sẽ khác xa rất nhiều so với thực tiễn triển khai cùng vô vàn thử thách, nhưng nếu đã có một ý tưởng kinh doanh tốt, xây dựng được một mẫu kế hoạch kinh doanh khả thi thì bạn chắc chắn đã thành công được một nửa.

3. Triển khai nghiên cứu thị trường

Triển khai nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ việc thực hiện các cuộc khảo sát để kiểm tra xem sản phẩm, dich vụ của mình có đang phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không trước khi bắt đầu triển khai kinh doanh. Sự thành công trong kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng thú vị mà còn được quyết định bởi nhu cầu của thị trường.

4. Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chuẩn xác bạn không thể tự làm một mình mà cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ các công sự có trách nhiệm, chuyên môn cao về kinh doanh. Đó phải là người có năng lực chuyên môn khá, có kỹ năng lên kế hoạch và có một giá trị đạo đức tốt đến đôi bên có thể bổ trợ lẫn nhau. Hoặc bạn có thể lựa chọn những cộng sự có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của bạn, và hơn nữa là giúp cho bạn rèn luyện thêm, biến điểm yếu thành điểm mạnh.

>> Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc nhóm

>> Tiếp cận hoàn hảo chuỗi giá trị của doanh nghiệp

5. Kiểm soát tài chính vững vàng

Có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố quan trọng để bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp mình một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Việc nắm vững các kỹ năng kế toán, sử dụng thành thạo phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu, ngân sách,….sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án kinh doanh.

6. Tập trung vào hoạt động kinh doanh

Nếu bạn đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm, dịch vụ nào đó có tính đặc thù , bạn có thể thấy rõ rằng khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó thì bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với những người không biết gì. Chính vì vậy, tìm ra điểm mạnh của mình và tập trung làm nổi bật nó trong các dự án kinh doanh mà bạn lên ý tưởng, điều này sẽ giúp cho bạn có một vũ khí mạnh mẽ để sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ khác ngoài thị trường. 

Mục tiêu lớn nhất của một mẫu kế hoạch kinh doanh được xây dựng lên đó là giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tính khả thi của dự án kinh doanh cũng như xác định được tiềm lực kinh tế và cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Sau đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh để doanh nghiệp tham khảo, hy vọng rằng những mẫu kế hoạch này có thể giúp ích cho bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh dễ dàng và hiệu quả.

Các mẫu kế hoạch kinh doanh tham khảo cho doanh nghiệp

Mẫu kế hoạch kinh doanh 1

Mẫu kế hoạch kinh doanh 2

Mẫu kế hoạch kinh doanh 3

Đã đến lúc cần tìm hiểu kỹ hơn về cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình thực sự. Để từ đó định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình hiệu quả hơn.

1. Nguyên tắc trong cách xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh hộ gia đình hiểu đơn giản là hoạt động kinh doanh tại gia, do một người hoặc một vài người cùng đứng ra làm chủ. Quy mô kinh doanh thường không lớn và chuyên nghiệp. Nhưng không vì vậy mà bạn không cần lập kế hoạch phát triển kinh doanh cho mình. Để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho gia đình mình hợp lý và có tính khả thi cao, đầu tiên bạn cần tuân thủ ba nguyên tắc bên dưới đây:

1.1. Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp

Thế nào là kế hoạch kinh doanh phù hợp? Có 3 tiêu chí phù hợp mà bạn cần đảm bảo trong kế hoạch kinh doanh của mình, đó là:

  • Kế hoạch phù hợp với chuyên môn của bạn
  • Phù hợp với số vốn hiện có [hoặc có thể có]
  • Kế hoạch cần rõ ràng, chi tiết, phù hợp với người sẽ tham gia vào dự án của bạn

Người lập kế hoạch kinh doanh cần phải hiểu rõ mình sẽ kinh doanh cùng với những ai, ai sẽ thông qua bản kế hoạch của bạn. Số vốn hiện có là bao nhiêu? Cần huy động vốn ở những nguồn nào? Bạn đã có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh này không? Hay bạn cần tìm hiểu thêm từ ai, ở đâu, trong bao lâu?

1.2. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang lập kế hoạch

Tất nhiên bạn không nhất thiết phải là chuyên gia nhưng ít nhất phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình đang làm. Nếu đó là hoạt động kinh doanh hoàn toàn mới, bạn cần dành ít nhất 2 tuần đến vài tháng tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm để kế hoạch kinh doanh của bạn được hoàn thiện và có tính khả thi cao nhất.

1.3. Kế hoạch cần ngắn gọn và xúc tích

Xây dựng kế hoạch kinh doanh là để bạn có cái nhìn cụ thể về việc mình cần làm gì. Đồng thời để cho những người cùng thực hiện hiểu được công việc mà họ chuẩn bị tiến hành. Chính vì thế, bản kế hoạch cần ngắn gọn, xúc tích, tránh dài dòng, lan man gây khó hiểu.

Ví dụ: Để chuẩn bị cho việc khai trương của hàng tạp hóa thứ hai của mình, những  việc bạn cần làm là:

  • Xác định ngày khai trương
  • Sửa sang mặt bằng
  • Sắp xếp kệ hàng, trang trí cửa hàng
  • Thống nhất các chương trình ưu đãi ngày khai trương
  • Thông báo chương trình khai trương trên các kênh truyền thông

Với những việc này thì công việc nào thuộc nhóm vận hành, việc nào thuộc nhóm truyền thông, việc nào thuộc nhóm Marketing bán hàng. Thời gian để thực hiện từng công việc. Mỗi công việc cần thực hiện trong thời gian bao lâu.

Tiếp theo đó, dưới đây là hướng dẫn 9 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình cơ bản mà bạn có thể áp dụng:

2. Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình theo 9 bước

2.1. Bắt đầu bằng ý tưởng kinh doanh ấn tượng

Trước khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh, bạn cần có một ý tưởng sáng tạo và khả thi. Một ý tưởng sáng tạo đem đến sự mới mẻ, độc đáo trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, mặc khác cũng giúp bạn thu hút khách hàng tốt hơn. Nhưng hãy lưu ý là sự sáng tạo đó phải trong khả năng có thể thực hiện được, không phải ý tưởng viển vông.

Một ví dụ về mô hình kinh doanh hộ gia đình sáng tạo mà bạn có thể tham khảo là tạp hóa 4.0 hiện đại. Ở đó có áp dụng các công nghệ bán hàng, nhập hàng online, thanh toán online, ship hàng tận nhà hoặc sử dụng ứng dụng trên điện thoại tích hợp để quản lý hiệu quả hơn. Đây là ý tưởng kinh doanh mới mà nhiều bạn trẻ đang triển khai, thậm chí nhiều chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống cũng đang dần chuyển dịch cửa hàng sang hình thức này.

2.2. Đặt mục tiêu và thành quả đạt được

Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu và buộc phải hoàn thành dự định đó. Bạn hãy chia nhỏ mục tiêu và hoàn thành từng bước.

SMART là nguyên tắc quan trọng nhất giúp bạn xác định mục tiêu chính xác nhất:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Có thể đo lường được
  • Attainable: Có thể đạt được
  • Relevant: Tính khả thi
  • Time Bounce: Thời gian hoàn thành

Ví dụ: bạn đặt mục tiêu bỏ ra 100 triệu tiền vốn để nhập một số lượng mặt hàng và phải bán hết các mặt hàng ấy trong 1 tháng. Bước đầu tiên bạn phải tìm ra nguồn hàng, dùng số vốn của mình sao cho nhập được hàng chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Sau đó sẽ bắt tay vào biến thành quả bán trong 1 tháng thành hiện thực. Nếu bạn có tất cả 100 mặt hàng, chia cho 30 ngày, vậy thì bắt buộc 1 ngày bạn phải bán được từ 3-4 mặt hàng. Nếu 1 ngày bán hụt thì ngay lập tức ngày hôm sau phải bán nhiều hơn để bù lại.

2.3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Sau khi đã xác định mục tiêu kinh doanh, việc tiếp theo là nghiên cứu và phân tích thị trường. Bước này giúp bạn đánh giá một lần nữa tính khả thi của kế hoạch kinh doanh. Mặc khác, kết quả của những cuộc nghiên cứu cho bạn định hướng những hành động, lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh khả thi hơn.

7 bước thực hiện nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Xác định mục tiêu cuộc khảo sát
  • Đánh giá thị trường cạnh tranh
  • Xác định tập khách hàng mục tiêu
  • So sánh với đối thủ cạnh tranh
  • Tiến hành thu thập thông tin khảo sát
  • Phân tích số liệu nghiên cứu
  • Ứng dụng phân tích nghiên cứu thị trường của bạn vào kế hoạch thực tế

Từ kết quả của cuộc nghiên cứu, bạn tiếp tục thực hiện phân tích, đánh giá tổng thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bằng biểu đồ SWOT.

2.4. Lập biểu đồ SWOT

Dành cho bạn nào chưa biết về biểu đồ SWOT. SWOT là tổng hợp chữ cái viết tắt của 4 từ Strengths [Sức mạnh], Weakness [Điểm yếu], Oppotunities [Cơ hội] và Threats [Thách thức]. Đây là biểu đồ đơn giản với 4 phần rõ ràng, giúp bạn có cái nhìn tổng thể và đánh giá chính xác nhất ý tưởng và kế hoạch kinh doanh của mình. Từ đó vạch kế hoạch kinh doanh hợp lý, chớp thời cơ và vượt qua những khó khăn đang có. Một chiếc biểu đồ đơn giản nhưng đủ ý, giúp bạn vận hành kế hoạch đi đúng hướng, không bị sa lầy vào những ý tưởng viển vông, khó thực hiện.

Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố nội tại mà tiệm bạn đang có. Cơ hội và thách thức là những gì mà tiệm tạp hóa sẽ được lợi hoặc chịu ảnh hưởng từ môi trường. Vậy, cùng là câu chuyện về kế hoạch kinh doanh tiệm tạp hóa thời công nghệ, khi phân tích biểu đồ SWOT sẽ được thực hiện như sau:

  • Điểm mạnh có thể bao gồm: Cửa hàng tại nhà, tiết kiệm phí thuê mặt bằng. Nguồn lực tài chính hiện tại ổn định. Gia đình đã có kinh nghiệm bán hàng tạp hóa. Tiệm tạp hóa mở đã lâu, đã có một lượng khách cố định
  • Điểm yếu: Tiệm mở đã lâu nên không gian cửa hàng không còn bắt mắt nữa, cần phải trang hoàng lại để thu hút khách. Quy trình thanh toán hiện tại còn nhiều thiếu sót, việc quản lý hàng hóa, doanh thu cũng không chuyên nghiệp, cần phải nâng cấp hệ thống quản lý hiện đại hơn.
  • Cơ hội: Trong năm 2021 này, nhu cầu mua sắm nhanh – gọn – lẹ, hạn chế tiếp xúc nơi công cộng có thể là thách thức của năm 2020 nhưng có thể là cơ hội trong năm 2021. Với những tiệm tạp hóa tích hợp công nghệ, cho phép thanh toán mobile tại cửa hàng sẽ tự mình xoay chuyển tình thế, tối ưu hiệu quả bán hàng và doanh số. Đặt hàng tạp hóa trên ứng dụng VinShop cũng được xem cơ hội mới của chủ tiệm. Việc chuyển hóa ban đầu có thể khiến chủ tiệm có một chút xíu hoang mang, thao tác còn lọng cọng. Tuy nhiên, chuyển hóa và tích hợp công nghệ là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Ai là người đi đầu sẽ là người nắm được cơ hội lớn hơn.
  • Thách thức lớn nhất là làm thế nào để chủ tiệm tạp hóa tích hợp và chuyển hóa công nghệ ở cửa tiệm nhanh nhất và hiệu quả nhất. Mọi thứ đang vận chuyển nhanh chóng. Và để nắm bắt và kịp thời thích nghi với vòng xoáy này chủ tiệm cần sáng suốt lựa chọn loại ứng dụng đơn giản, tiện ích và tối ưu nhất.

2.5. Lập mô hình tổ chức kinh doanh

Muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Để ý tưởng kinh doanh được hiện thực hóa bạn cần có những người đồng đội cùng mình thực hiện. Chính vì thế cần có một mô hình tổ chức kinh doanh hợp lý

Trong đó, sẽ phân chia ra từng bộ phận cụ thể, mỗi người chịu trách nhiệm một công đoạn. Ví dụ thêm gia đình bạn kinh doanh tạp hóa thì ai sẽ là người kiểm kê hàng hóa, ai là người cộng sổ sách chi phí, ai là người bán hàng trực tiếp,…

2.6. Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh Marketing

Một số hoạt động Marketing – Bán hàng đơn giản mà bạn có thể thiết lập cho cửa tiệm nhà mình như giảm giá, mua 1 tặng một hoặc bán hàng theo combo,… Mỗi chương trình ưu đãi sẽ đi kèm với một thông điệp truyền thông khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau và mang đến những hiệu quả khác nhau.

Khi lập kế hoạch Marketing và bán hàng, bạn cần đảm bảo các tiêu chí sau đây:

  • Chọn sản phẩm [một vài hoặc tất cả sản phẩm]
  • Quyết định chính sách ưu đãi nào [giảm giá, tặng quà, bán hàng đồng giá,…]
  • Chọn kênh quảng bá
  • Mục tiêu doanh thu cần đạt được sau chiến dịch
  • Kế hoạch triển khai chi tiết

2.7. Kế hoạch quản lý nhân sự

Về nhân sự, những ai sẽ tham gia vào hoạt động quản lý kinh doanh của bạn. Vai trò và nhiệm vụ của mỗi người là gì? Bạn có cần tuyển dụng thêm nhân sự hay không? Nếu có thì công việc cụ thể của họ là gì? Khi nào cần tuyển dụng.

2.8. Lên kế hoạch quản lý tài chính

Tài chính hay vốn chính là vấn đề quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh. Bạn cần có kế toán để quản lý chi tiêu hợp lý. Đây được coi là một khâu quan trọng nhất trong cách xây dựng kế hoạch kinh doanh. Nếu thiếu vốn thì có nên vay vốn kinh doanh không hay điều kiện vay vốn như thế nào

2.9. Thống nhất và hành động

Thống nhất kế hoạch với các thành viên khác trong gia đình, những người cùng tham gia hoạt động kinh doanh với bạn. Sau đó, việc cuối cùng và cũng là việc quan trọng nhất: triển khai hành động.

Để mọi việc được thuận lợi bạn nên lường trước các tình huống có thể xảy ra. Nghĩ đến những khó khăn khiến một số hoạt động lệch khỏi quỹ đạo bản kế hoạch ban đầu để từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời. Nguyên tắc hành động mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ là thực hiện từng bước một. Tuân thủ kế hoạch giúp bạn đánh giá hiệu quả kế hoạch chính xác hơn.

Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình không khó. Thời gian hoàn thành có thể tùy theo mỗi cá nhân, theo kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Nhưng hãy thực hiện đủ các bước như hướng dẫn trên, bạn sẽ có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Làm được như vậy, chắc chắn mọi dự liệu kinh doanh của bạn sẽ được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Cách xử lý hàng tồn kho quá nhiều không bán được

Mô hình kinh doanh Canvas là gì? 9 yếu tố trụ cột trong một mô hình Canvas

Video liên quan

Chủ Đề