Chính sách của nhà nước là gì

6 chính sách của nhà nước đối với thanh niên

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thanh niên là ai?

Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Trong đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, được hưởng các quyền và thực hiện các trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước. [Theo Hiến pháp 2013]

Cụ thể tại Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 [sửa đổi 2014], người có quốc tịch Việt Nam bao gồm

- Người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 [sửa đổi 2014].

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 [sửa đổi 2014] thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam

2. Các chính sách của nhà nước đối với thanh niên

2.1. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về học tập và nghiên cứu khoa học

Về học tập và nghiên cứu khoa học, theo Điều 16 Luật Thanh niên 2020 đã quy định các chính sách đó như sau: 

- Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Ban hành và bảo đảm thực hiện các chương trình giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên.

- Có chính sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo của thanh niên; tham gia đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng cần thiết khác cho thanh niên.

2.2. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về lao động, việc làm

Theo Điều 17 Luật Thanh niên 2020, chính sách về lao động, việc làm đối với thanh niên được quy định như sau:

- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên; giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cho thanh niên; bảo đảm thanh niên không bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

- Tạo điều kiện để thanh niên có việc làm; tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo phù hợp với từng vùng, miền, gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn tín dụng hợp pháp khác để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh.

2.3. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về khởi nghiệp

Chính sách về khởi nghiệp đối với thanh niên được quy định cụ tại Điều 18 Luật Thanh niên 2020 như sau:

- Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.

- Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật

2.4. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

Theo Điều 19 Luật Thanh niên 2020, các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối thanh niên bao gồm:

- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho thanh niên; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; phòng, chống ma túy, HIV/AIDS; phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh xã hội khác và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của thanh niên.

- Bảo đảm cho thanh niên được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.

2.5. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về văn hóa, thể dục, thể thao

Về văn hóa, thể dục, thể thao, theo Điều 20 Luật Thanh niên 2020 đã quy định các chính sách đó như sau: 

- Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động và sáng tạo trong văn hóa, thể dục, thể thao.

- Tạo điều kiện cho thanh niên tích cực tham gia giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức và bảo vệ sự an toàn của thanh niên trên không gian mạng.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cho thanh niên.

2.6. Chính sách của nhà nước đối với thanh niên về bảo vệ Tổ quốc

Chính sách về bảo vệ Tổ quốc đối với thanh niên được quy định tại Điều 21 Luật Thanh niên 2020 như sau:

- Bảo đảm cho thanh niên được giáo dục quốc phòng và an ninh, tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo đảm cho thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; tham gia quân nhân dự bị và xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chính sách công là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều, dùng để chỉ những chính sách của nhà nước, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về chính sách công.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Ví dụ về chính sách công.

Chính sách công là gì?

Nhà nước được hình thành để quản lý xã hội. Do đó, để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình thì nhà nước cần có những công cụ hữu hiệu. Và chính sách công được coi là một trong số các công cụ đó.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về chính sách công. Tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Chính sách công thể hiện ý chí chính trị của đảng cầm quyền, được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước. Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chính sách công tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, chính sách công là: Pubic policy.

Đặc điểm của chính sách công

– Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước

Chính sách công là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước dùng để quản lý xã hội. Do đó, chính sách công cũng được các quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng và ban hành. Các cơ quan ban hành chính sách công bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp, … Các chính sách được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định của xã hội.

– Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau

Chính sách công là một chuỗi các quyết định nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Một chính sách công được ban hành có thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật nhằm tổ chức thực hiện chính sách công trên thực tế.

– Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội

Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề đang đặt ra.

– Chính sách công có mục đích là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia

Chính sách công là một công cụ quản lý xã hội, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Chính sách công có mục đích để điều tiết xã hội vì mục đích chung là sự phát triển của cộng đồng.

Vai trò của chính sách công

+ Thứ nhất: Định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội

Như đã trình bày ở trên thì chính sách công thể hiện thái độ, cách cư xử của Nhà nước về các vấn đề của đời sống xã hội. Do đó, các chính sách công thể hiện sự tác động đến các chủ thể trong xã hội. Từ đó, giúp các chủ thể này có thể định hướng và phát triển đi theo những định hướng từ chính sách công của Nhà nước.

+ Thứ hai: Tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế – xã hội theo mục tiêu chung

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội chung, nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác,.. Sự tác động của chính sách công không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước.

+ Thứ ba: Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường

Sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều khi có sự xuất hiện những vấn đề tiêu cực, ví dụ như cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá… điều này tạo nên sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé… gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Do đó, Chính sách công thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề này nhằm để giải quyết những vấn đề tiêu cực, bất cập này, tạo nên môi trường lành mạnh để các chủ thể tiến hành sản xuất và phát triển kinh tế.

+ Thứ tư: Tạo lập các cân đối trong phát triển

Để kinh tế – xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng – tiền, cung – cầu, xuất – nhập khẩu, tiết kiệm – tiêu dùng,.. Đồng thời, nhà nước còn dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước

+ Thứ năm: Kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội 

Chính sách công giúp nhà nước thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển cũng như phân bổ các nguồn nhân lực cân đối, hạn chế tình trạng sự phân bố không đồng đều đối với các nguồn nhân lực của xã hội.

+ Thứ sáu:Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội.

Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…

Các chính sách công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Các chính sách này giúp nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết và phát triển kinh tế xã hội. Ví dụ về chính sách cụ thể như sau:

+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất

+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất…

+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.

+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường…

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về chính sách công. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề