Giới thiệu về một tác phẩm văn học em đã học

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn rất thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật. Truyện ngắn là kết quả chuyến đi thực tế cuối cùng ở Lào Cai của tác giả, được in năm 1977 trong tập “Giữa trong xanh”, qua đó ca ngợi hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Tình huống của truyện là cuộc gặp gỡ thình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. Tình huống gặp gỡ này tuy rất bình thường nhưng lại là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính là anh thanh niên được hiện ra không chỉ qua lời tự giới thiệu qua chính anh mà còn qua cách quan sát, nhìn nhận, đánh giá của nhiều nhân vật khác. Nhờ có vậy mà truyện ngắn đã dễ dàng xây dựng lên một hình tượng anh thanh niên thật tự nhiên, đa chiều, theo nhiều điểm nhìn. Trong truyện ngắn này, bằng cách sử dụng kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận, tác giả như viết lên một bài thơ với chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh hết sức thơ mộng đến hình ảnh con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc. Chính vì vậy, “Lặng lẽ Sa Pa” được đánh giá là một truyện ngắn hết sức thành công của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý

Giáo dục trẻ em sáu tuổi, nhất là việc tổ chức cuộc sống cho các em ở trường học như thế nào là cả một vấn đề khoa học mà nhiều nhà sư phạm có tâm huyết trên thế giới quan tâm. Với quan niệm chỉ dẫn cho trẻ sáu tuổi không chỉ như là học sinh, mà trước hết, như con người đang phát triển, có cuộc sống đa dạng của. mình và những môi quan hệ tương ứng phức tạp với những người xung quanh, để từ đó chỉ ra rằng mỗi trẻ em có thể được nhận thức và giáo dục như một nhân cách chỉ khi ta tính đến cuộc sống thực của nó, những niềm vui sướng và đau khổ, những nhu cầu và khát vọng, những khả năng và hy vọng của trẻ đó cũng là thông điệp mà tác giả s. A. Amonasvili trong cuốn sách Chào các em muốn gửi tới bạn đọc thông qua sáu chương gồm hơn ba trăm năm mươi trang [bản dịch của PGS.TS. Vũ Nho].

Là Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lí học, tác giả s. A. Amonasvili quan tâm đến hầu như tất cả các động thái, hành vi và những biểu hiện tâm sinh lý của trẻ em sáu tuổi để hướng đến mục đích tổ chức cuộc sống cửa các em ở trường học. s. A. Amonasvili không bắt đầu với các em từ ngày khai giảng, mà bắt đầu từ Ngày hôm trước [31 tháng 8] – đúng như tiêu đề của Chương một của cuốn sách với nội dung mô tả không khí nhộn nhịp, tinh thần háo hức của các em ngày mai được đến trường; cuộc làm quen gián tiếp [khi người giáo viên đem hồ sơ riêng của học sinh về nhà]; gửi thư chúc mừng đến từng em và yêu cầu ở cuối thư: Hãy lấy bút chì màu và giấy và hãy vẽ người thầy giáo đầu tiên của mình,- đúng như em đã hình dung về thầy, đồng thời tính toán số lượng giờ học, bài học sắp tới cho cả năm học, cho cả thời gian học cấp một, tính toán thậm chí đến từng phút tiếp xúc với trẻ em để cố gắng không đánh mất trên đường một giây nào, sau khi không gieo nó lên cánh đồng sư phạm ươm giống đã được cày bừa kỹ.

Chương hai của cuốn sách có tên Khi tôi còn bé [ngày thứ nhất] tác giả đề cập nhiều phương diện giáo dục đan xen và hòa nhuyễn trong một ngày của học sinh tại lớp học mà trước hết là quan niệm về con người – con người từ tương lai khi tác giả nghĩ: nếu tôi biểu lộ tình yêu thật sự của mình với trẻ em, thì nhất định tôi tiến hành điều đó trong hình thức tốt nhất. Với niềm tin và phương châm như vậy, tác giả xác định trường học là của em – sự bình đẳng về quyền được phát triển như thế nào; quan tâm đến những trò tinh nghịch – nguồn cung cấp thức ăn cho các tư tưởng giáo dục tiến lên xa hơn và tại _sao lại cho rằng: có thể trừng phạt những đứa trẻ tinh nghịch, nhưng thật ra cần phải khích lệ [tr. 42]; cách thức nâng niu từng chút tâm hồn trẻ thơ cũng như cẩn trọng hướng dẫn các em từng bậc thang của sự trưởng thành… Tuy nhiên, công việc giáo dục không phải bao giờ cũng chỉ gặp những thuận lợi, nhất là khi có những biểu hiện hành vi của học sinh không diễn ra theo dự doán thì nhà sư phạm phải ứng biến ra sao, v.v…

Xem thêm:  Phân tích áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Dù thế nào, việc gây được hứng thú vẫn là vấn đề cốt lõi của giờ dạy học, hay nói một cách bóng bẩy như tiêu đề của Chương ba là: Momut [vị chúa củạ tiếng cười] đối mặt với Morophây [vị chúa của buồn ngủ] trong giờ học, tác giả cuô’n sách trình bày khá tỉ mỉ việc cảm nhận niềm vui nhận thức bộc lộ trên từng nét mặt, cũng như niềm thú vị và hạnh phúc của người thầy giáo khi nhìn thấy học sinh đang suy nghĩ. Không khuôn cứng trong quy định của chương trình, người thầy trong cuốn sách dã sáng tạo ra cách phân định tiết học thành từng phần nhỏ, thiết kế những hoạt động “chuyển tiếp” trong giờ ra chơi, tổ chức cho học sinh thực hành ngôn ngữ trong giao tiếp… Chương bốn [Ngày hội sách học vần] và Chương năm [Bản tổng phổ một ngày học] tác giả đề xuât nguyên tắc soạn sách giáo khoa cho trẻ 6 tuổi [cuốn thứ nhất đưa trẻ vào thế giới hoạt động ngôn ngữ; cuốn thứ hai: thế giới bí ẩn của việc đọc; cuốn thứ ba và bôn phát triển hứng thú đọc] hay xác định chủ đề chính của bản giao hưởng sư phạm, [điều kiện cho cuộc sống phát triển của trẻ chuyển động nhanh chóng và hấp dẫn]… được tác giả xem như những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả dạy học. Tiếp tục mạch các chương trước, trong Chương sáu [Nhân cách] tác giả khái quát công việc giáo dục trẻ sáu tuổi bằng mười câu hỏi cần trả lời có thể và mười câu hỏi cần trả lời không nên và kết luận: Cần phải yêu mến các em bằng tất cả trái tim và để có thể yêu các em như thể cần phải học tập ở các em cách biểu lộ tình yêu, đó như thế nào. Mỗi một ngày đến trường, mồi bài học cần phải được nhà sư phạm hiểu như là món quà tặng trẻ em. Mỗi một sự tiếp xúc của em bé với thầy giáo của mình cần phải có được niềm vui sướng và lạc quan [tr. 349]. Thực hiện được công việc thiêng liêng đó, theo tác giả, giáo viên là người có được khả năng và quyền trở thành bất tử nếu như người đó có thể gieo cái mầm tốt đẹp của tâm hồn mình vào tâm hồn học sinh và làm cho trái, tim các em nhạy cảm với mọi mối quan tâm của con người. Người giáo viên chân chính không bao giờ chết vì họ đã hóa thân vào hàng nghìn chàng trai và cô gái, biến thành nhân cách của họ, thành những con người có mục đích cao quý, có trái tim rực cháy của Đankô [tr. 24].

Xem thêm:  Bài viết số 7 lớp 10

Đúng như ý kiến trong Lời tựa của A. V. Petrovski – Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, cuốn sách của s. A. Amonasvili khác thường ở chỗ không thể xác định được thể loại, nó được thể hiện thông qua cách mô tả hoạt động của thầy giáo với đối tượng trẻ sáu tuổi một cách giản dị, sinh động và sâu sắc. Độc giả Việt Nam có thể thấy tư tưởng c.ủa tác giả s. A. Amonasvili gần gũi, dễ chia sẻ… một phần cũng nhờ ở khả năng chuyển ngữ linh hoạt, mềm mại bởi sở trường kiến thức chuyên môn về phương pháp dạy học của nhà văn – dịch giả Vũ Nho.

Vanmau.edu.vn

Chủ đề: bút chìCảm nhậncánh đồngcon ngườicuộc sốngem begiáo dụchanh phuchọc sinhhọc tậpkhát vọnglớp họcmục đíchNhững đứa trẻniềm tinra chơisuy nghĩthầy giáothời gianthuyết minhtinh yeutrường họcvan hoc

Đọc tài liệu gửi tới bạn đọc những đoạn văn mẫu hay theo đúng yêu cầu Đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp tu từ so sánh thuộc nội dung bài học Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ Văn 6 tập 1 [Cánh Diều]. Mời bạn đọc tham khảo!

Hướng dẫn viết đoạn văn về tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp so sánh

Đề viết được đoạn văn đúng và đầy đủ yêu cầu của đề bài, ta cần xác định được nội dung sẽ viết trong đoạn văn:

- Xác định đoạn văn sẽ viết về tác giả hay tác phẩm

- Kiến thức, hiểu biết về tác giả/tác phẩm sẽ đề cập đến trong đoạn văn:

Tác giả: Cuộc đời, sự nghiệp...

Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, nội dung của tác phẩm, ý nghĩa...

- Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Ví dụ về biện pháp tu từ so sánh:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. [Nguyên Đăng Mạnh]

Đoạn văn về tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp so sánh

Đoạn văn ngắn về một tác giả em đã học

Bài mẫu 1

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê ở tỉnh Nam Định. Ông sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn tình yêu thương do cuộc hôn nhân của bố mẹ không có tình yêu, bố mất sớm, mẹ vì mưu sinh mà phải đi làm xa, để ông ở lại sống cùng với người cô cay nghiệt bên họ nội. Ngay từ sớm Nguyên Hồng đã phải lăn lộn làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ đó hình thành nên tính cách con người và phong cách văn của ông. Có thể nói Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ bởi lẽ con người ông luôn mang đậm chất dân nghèo, chất lao động. Mỗi câu từ trong các tác phẩm là tình yêu thương, sự thấu hiểu và thương cảm với những số phận bất hạnh, những mảnh đời vất vả; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bài mẫu 2

Tố Hữu được biết tới là "một bậc thầy của dòng thơ lãng mạn cách mạng". Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, bí danh là Lành, sinh ngày 4-10-1920, là con út trong một gia đình có truyền thống nho giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ, nhà cách mạng lớn. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông đã đưa thơ chính trị đến trình độ rất trữ tình. Những tác phẩm của ông là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu và giàu tính trữ tình, có tính tư tưởng cao, sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ở Tố Hữu, lý tưởng, đất nước, cách mạng, con người, tình yêu… đã hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên, thuần thục; vì làm cách mạng là để phục vụ cuộc đời, làm thơ cũng để phục vụ cuộc đời.

Bài mẫu 3

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27-9-1920, tại làng Nghĩa Đô, Hoài Đức, Hà Đông [nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội]. Tô Hoài là một trong những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam; ông cũng chính là người tiên phong khai đường mở lối và xác lập một vị thế vững chắc cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ri đá, Một cuộc bể dâu… cho thấy thế giới loài vật của Tô Hoài thật độc đáo, gợi lên sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Cùng với sự sáng tạo tinh tế, lối diễn đạt mộc mạc, sắc bén, hóm hỉnh, đã tạo cho ông có nhiều tác phẩm để đời trong lòng độc giả. Ông là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, độ tuổi khác nhau và đó là lý do những người yêu văn chương luôn nhắc nhớ, tìm đọc tác phẩm của ông.

Đoạn văn ngắn về một tác phẩm em đã học

Bài mẫu 1

Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" nằm trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, song bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn. Tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

Nội dung trong bài viết Phát biểu cảm nghĩ về Bài học đường đời đầu tiên sẽ giúp các em có thêm những gợi ý để hoàn thành phần viết đoạn văn ngắn về một tác phẩm em đã học

Bài mẫu 2

Những ngày thơ ấu là tập hồi kí tiêu biểu cho phong cách Nguyên Hồng: giản dị, chân thành, đậm chất trữ tình. “Trong lòng mẹ” nằm trong chương VI của “Những ngày thơ ấu” kể về cuộc sống cơ cực, thiếu thốn tình yêu thương của cậu bé Hồng. Cậu bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Bố là kẻ nghiện ngập, chết mòn trên bàn thuốc phiện để lại cho mẹ con Hồng một cuộc sống tù túng cực độ, cuối cùng mẹ Hồng phải tha hương cầu thực, bỏ Hồng lại một mình sống với bà cô. Hằng ngày cậu phải chịu sự ghẻ lạnh, đay nghiến và mỉa mai của người cô cùng họ hàng bên nhà nội. Khung cảnh, phân đoạn lấy đi nhiều nước mắt nhất trong đoạn trích chính là đoạn hai mẹ con Hồng được gặp nhau, đây chính là chi tiết cao trào để tình cảm được bung ra, yêu thương ùa về. Cuộc gặp gỡ định mệnh và tình cảm trở nên sâu nặng hơn. Không có sức mạnh nào có thể ngăn được tình cảm thiêng liêng ấy. Bằng lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng, cách diễn tả tâm lí sâu sắc và hơn hết bằng tình yêu thương vô bờ bến của tác giả đã khiến người đọc “ôm tim mình” mà khóc. “Trong lòng mẹ” luôn in đậm trong người đọc một tình cảm thiêng liêng, chân thành nhất.

Dựa theo đoạn văn gợi ý trên và xem thêm nội dung Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ để viết đoạn văn của mình nhé!

~/~

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn Viết đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả em đã học. hi vọng với bội dung mà Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em viết được đoạn văn về tác phẩm, tác giả của riêng mình!

Video liên quan

Chủ Đề