Dạy học dự an trong môn Tự nhiên, Xã hội

iiiiiiLỜI CẢM ƠNTác giả xin chân thành cảm ơn:- TS. Phạm Quang Tiệp – Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt thời giannghiên cứu để hoàn thành luận văn này.- Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục Tiểu học và Thư việntrường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiêncứu và thực hiện luận văn của tác giả.- Các thầy, cô trong Hội đồng giám khảo bảo vệ đề cương và Hội đồng giámkhảo bảo vệ và đánh giá luận văn đã không quản thời gian để đọc và tham giagóp ý cho luận văn được hoàn thành.- Ban giám hiệu, các giáo viên cộng tác và các em học sinh trường Tiểu họcNguyễn Siêu đã tạo mọi điều kiện cho thực nghiệm sư phạm.- Các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ.Hà Nội, thángnăm 2016Tác giảPhạm Thị LoanivLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa có ai công bố trong một côngtrình nghiên cứu nào khác.Hà Nội, thángnăm 2016Tác giảPhạm Thị LoanvMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iLỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ivDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................... xDANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... xiMỞ ĐẦU ................................................................................................................ 11. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 12. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 23. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 24. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 35. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 37. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 48. Những đóng góp mới ...................................................................................... 4NỘI DUNG ............................................................................................................ 5Chương 1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học ................................................................................... 51.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 51.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo dự án ............................................. 51.1.2. Những nghiên cứu về dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học....... 61.1.3. Những nghiên cứu về thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học ................................................................................ 81.2. Những vấn đề lí luận về dự án học tập và dạy học theo dự án .................... 9vi1.2.1. Dự án học tập ......................................................................................... 91.2.1.1. Khái niệm dự án .................................................................................. 91.2.1.2. Bản chất của dự án học tập ............................................................... 101.2.1.3. Đặc trưng của dự án học tập ............................................................. 111.2.2. Dạy học theo dự án .............................................................................. 141.2.2.1. Bản chất của dạy học theo dự án ...................................................... 141.2.2.2. Tiến trình dạy học theo dự án ........................................................... 161.2.2.3. Các nguyên tắc của dạy học theo dự án ............................................ 201.3. Đặc điểm môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học ............................................ 211.3.1. Mục tiêu môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học ....................................... 211.3.2. Nội dung môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học ...................................... 221.3.3. Đặc điểm môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học...................................... 261.3.3.1. Các chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp ............. 261.3.3.2. Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển dần qua các lớp ... 261.3.3.3. Chương trình chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của HS trongviệc tham gia xây dựng các bài học ............................................................... 271.4. Đặc điểm của học sinh giai đoạn đầu tiểu học........................................... 271.4.1. Đặc điểm sinh lí ................................................................................... 271.4.2. Đặc điểm tâm lí .................................................................................... 281.4.3. Đặc điểm về nhận thức ........................................................................ 291.5. Những định hướng thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên vàxã hội ở tiểu học ................................................................................................ 30viiKết luận chương 1 ............................................................................................. 32Chương 2: Thực trạng thiết kế và sử dụng dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học .................................................................................... 342.1. Mục tiêu điều tra ........................................................................................ 342.2. Đối tượng điều tra ...................................................................................... 342.3. Nội dung điều tra........................................................................................ 342.3.1. Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học ...................... 342.3.2. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học ởtiểu học ........................................................................................................... 422.3.3. Thực trạng thiết kế và sử dụng dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học .............................................................................. 432.3.3.1. Đánh giá về vai trò của PPDH theo dự án trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ............................................................................................... 432.3.3.2. Khả năng vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học Tự nhiên và xãhội ở Tiểu học ................................................................................................ 452.3.3.3. Tiến trình vận dụng PPDH theo dự án trong dạy học Tự nhiên và xãhội................................................................................................................... 462.3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc sử dụng PPDH theo dựán trong môn Tự nhiên và xã hội ................................................................... 47Kết luận chương 2 ............................................................................................. 49Chương 3: Quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học .................................................................................... 503.1. Nguyên tắc thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ởtiểu học .............................................................................................................. 50viii3.1.1. Đảm bảo đặc trưng của dự án học tập ................................................. 503.1.2. Phù hợp với đặc trưng của môn Tự nhiên và xã hội............................ 503.1.3. Phù hợp với đặc điểm của học sinh giai đoạn đầu tiểu học................. 503.1.4. Phù hợp với thực tiễn dạy học ở tiểu học ............................................ 513.2. Quy trình thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ởtiểu học .............................................................................................................. 523.3. Một số kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xãhội ở tiểu học ..................................................................................................... 543.3.1. Kĩ thuật thiết kế mục tiêu của dự án học tập ....................................... 543.3.2. Kĩ thuật thiết kế các nhiệm vụ trong dự án học tập ............................. 573.3.3. Kĩ thuật thiết kế phương pháp hướng dẫn học sinh học tập theo dự án........................................................................................................................ 573.3.4. Kĩ thuật thiết kế phương tiện, học liệu học tập của học sinh theo dự án........................................................................................................................ 583.3.5. Kĩ thuật thiết kế môi trường học tập theo dự án .................................. 593.4. Thiết kế một số dự án học tập minh họa .................................................... 603.5. Thực nghiệm sư phạm................................................................................ 733.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................... 733.5.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................... 743.5.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................... 743.5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................... 743.5.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................... 753.5.5.1. Căn cứ để đánh giá: .......................................................................... 75ix3.5.5.2. Phương án đánh giá .......................................................................... 753.5.6. Tiến hành TNSP................................................................................... 753.5.6.1. Các giáo viên dạy thực nghiệm ........................................................ 753.5.6.2. Các tiến trình dạy học theo dự án sử dụng trong thực nghiệm sưphạm ............................................................................................................... 753.5.6.3. Lịch dạy học theo dự án ở các lớp thực nghiệm ............................... 763.5.7. Đánh giá kết quả TNSP ....................................................................... 76KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 811. Kết luận ......................................................................................................... 812. Kiến nghị ....................................................................................................... 81TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 83PHỤ LỤC ............................................................................................................. 87xDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNViết đầy đủViết tắt- Câu hỏi khái quátCHKQ- Câu hỏi bài họcCHBH- Câu hỏi nội dungCHND- Dạy học theo dự ánDHTDA- Dự ánDA- Dạy họcDH- Giáo viênGV- Học sinhHS- Nghiên cứu tài liệuNCTL- Phương phápPP- Phương pháp dạy họcPPDH- Phương pháp dự ánPPDA- Thực nghiệm sư phạmTNSP- Trung bìnhTBxiDANH MỤC CÁC BẢNG1. Bảng 1.1. Phân phối chương trình môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học ........ 222. Bảng 2.1. Phương pháp dạy học giáo viên thường dùng .............................. 353. Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ........................... 364. Bảng 2.3. Đánh giá của GV về vai trò của PPDH theo dự án ..................... 435. Bảng 2.4. Vai trò, ý nghĩa của PPDH theo dự án trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ................................................................................................. 446. Bảng 2.5.Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng PPDH theo dự án ................ 477. Bảng 3.1. Bảng phân công giáo viên dạy các lớp thực nghiệm .................... 778. Bảng 3.2. Kết quả đánh giá HS các nhóm DA “Em làm bác sĩ nhí” ............ 799. Bảng 3.3.Kết quả đánh giá HS các nhóm DA “Con người và môi trườngsống” ................................................................................................................ .801MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1.Bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay: dạyhọc theo tiếp cận năng lực; theo đó nội dung dạy học được xây dựng theo hướngtích hợp; phương pháp dạy học được thực hiện chủ yếu theo hướng thực hành,trải nghiệm và qua đó người học hình thành và phát triển được các năng lực cầnthiết như năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học…1.2.Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học hướng người học vào việcgiải quyết các nhiệm vụ có tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực gắn với hiệnthực đời sống. Vấn đề cốt lõi của dạy học dựa vào dự án chính là các dự án họctập. Các dự án học tập phải được thiết kế công phu trên cơ sở tích hợp tri thứckhoa học thuộc nhiều lĩnh vực và dựa trên nền tảng vốn kiến thức, kinh nghiệmcủa người học thì dạy học dựa vào dự án mới đạt được hiệu quả giáo dục mongmuốn.1.3.Môn Tự nhiên và xã hội là môn học tích hợp ở tiểu học. Nội dung học vấncủa môn học này trải rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó bao gồm: vật lí,hóa học, sinh học, lịch sử, địa lí, dân số, môi trường… Môn học này hình thànhcho người học tri thức khoa học có tính căn bản, nền tảng phục vụ thiết thực chođời sống cá nhân và là nền tảng để học tập các tri thức thuộc các lĩnh vực khoahọc khác. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu nhằm đổi mới cả vềnội dung và phương pháp dạy học môn học này và những nghiên cứu ấy bướcđầu gặt hái được những thành công. Mặc dù vậy, trong bối cảnh đổi mới nềngiáo dục Việt Nam hiện nay, cần có những nghiên cứu hướng trực tiếp vào việccấu trúc lại nội dung học tập thành các vấn đề có tính rộng mở hơn gắn với thựctiễn nhiều hơn và đó chính là các dự án học tập.21.4.Đến nay, dạy học dựa vào dự án nói chung đã được nghiên cứu và triểnkhai khá rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên hầu như chưa có công trình nghiên cứunào tập trung chủ yếu vào vấn đề thiết kế dự án học tập tích hợp liên môn hoặcdự án học tập trong một môn học cụ thể. Chính vì thế, xuất phát từ các cở sở líluận và thực tiễn trên đây chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thiết kế dự án họctập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học” làm luận văn tốt nghiệpcủa mình, nhằm góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu họctheo hướng phát triển năng lực cho người học như định hướng đã được nêu ratrong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XIvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.2. Mục đích nghiên cứuĐề xuất quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập, quy trình tổ chức cho họcsinh thực hiện dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.3. Nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng dự án học tập trongdạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.3.2. Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế và sử dụng dự án học tập trong dạy họcmôn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.3.3. Đề xuất quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học. Đề xuất quy trình tổ chức cho học sinh thực hiện dựán học tập trong môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả củaquy trình và kĩ thuật thiết kế được đề xuất trong đề tài.34. Khách thể và đối tượng nghiên cứu4.1. Khách thể nghiên cứuQuá trình dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.4.2. Đối tượng nghiên cứuViệc thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.5. Phương pháp nghiên cứu5.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu lịch sử nghiên cứu và những thànhtựu khoa học hiện nay.- Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệmcơ bản và khung lí thuyết của nghiên cứu.5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, dự giờ để tìm hiểuthực trạng việc thiết kế và sử dụng dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên vàxã hội ở tiểu học.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm bằng các kĩ thuật tọa đàm, phân tích hồ sơgiảng dạy, phân tích sản phẩm của giáo viên.- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu.5.3. Phương pháp xử lí thông tin và số liệuSử dụng thống kê toán học để xử lí các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra nhữngnhận xét, kết luận có giá trị khách quan.6. Giả thuyết khoa họcNếu quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học vừa đảm bảo các nguyên tắc chung của dạy học theodự án vừa phù hợp với đặc trưng của môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học thì có thể4vận dụng để thiết kế được các dự án hay và sử dụng hiệu quả trong dạy học mônTự nhiên và xã hội ở tiểu học.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm bachương:Chương 1: Cơ sở lí luận của việc thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu họcChương 2: Thực trạng thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tự nhiên và xãhội ở tiểu họcChương 3: Quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu học8. Những đóng góp mới- Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận của dạy học theo dự án làm cơ sở cho việcvận dụng dạy học Tự nhiên và xã hội ở tiểu học.- Đề xuất quy trình và kĩ thuật thiết kế dự án học tập trong môn Tự nhiên và xãhội ở tiểu học.- Thiết kế được hai quy trình dạy học theo dự án trong môn Tự nhiên và xã hội ởhai chủ đề.- Đã tổ chức thực hiện tiến trình dạy học theo dự án trong môn Tự nhiên và xãhội tại trường tiểu học Nguyễn Siêu.5NỘI DUNGChương 1. Cơ sở lí luận của việc thiết kế dự án học tập trong dạy học mônTự nhiên và xã hội ở tiểu học1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo dự ánVào thế kỉ XVI, những kiến trúc sư người Ý đã làm việc chuyên nghiệp xuhướng nghề nghiệp của họ bằng cách thành lập một Học viện nghệ thuật – TheAccademia di San Luca – Rome dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Gregory XIIInăm 1577.Cuộc thi đầu tiên của Học viện được tổ chức vào năm 1656. Cấu trúc củacác cuộc thi vào Học viện tương đương với kì thi kiến trúc. Việc thiết kế trongcác cuộc thi vào Học viện chỉ là những tình huống giả định. Vì lí do này chúngđược gọi là “dự án” – “những dự án với ý định là những bài tập trong tưởngtượng chứ chúng không được dùng để xây dựng” [theo Egbert].Sau mô hình của Ý, Viện hàn lâm kiến trúc Hoàng gia cũng được thànhlập ở Pháp năm 1761, nhiệm vụ của cuộc thi ở đây trở nên phổ biến. Ngoàinhững cuộc thi “Prix d’Emulation” diễn ra hàng tháng. Với sự giới thiệu của Prixd’Emulatiom, việc đào tạo đã tập trung vào học tập bằng các dự án. Sinh viênphải hoàn thành một vài dự án cấp tháng để được trao tặng huân chương hoặcđược công nhận kết quả. Sự công nhận này hết sức cần thiết để học tiếp thạc sĩvà được trao tặng danh hiệu kiến trúc sư hàn lâm. Với Prix d’Emulatiom năm1763, sự phát triển ý tưởng dự án thành phương pháp học tập và giáo dục hànlâm được hoàn thiện.6Học tập bằng các dự án không còn là duy nhất đối với ngành kiến trúc.Đến cuối thế kỉ XVIII chuyên ngành cơ khí đã được thành lập và được coi là mộtbộ phận của các trường đại học công nghiệp và kĩ thuật mới.Sự lan truyền từ châu Âu sang châu Mĩ và từ ngành kiến trúc đến ngànhcơ khí có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng và trang bị cơ sở lí luận chocác PPDH theo dự án.Quá trình lịch sử nổi bật của PPDH theo dự án được chia thành 5 giai đoạn:Từ 1590 – 1765: Khởi đầu là việc làm theo dự án ở những trường kiến trúc củachâu Âu.Từ 1765 – 1880: PPDH theo dự án là một PP học tập có qui tắc và được đưa đếnMĩ.Từ 1880 – 1915: Làm việc trong dự án đào tạo thủ công ở các trường phổ thôngcông lập bình thường.Từ 1915 – 1965: Định nghĩa lại PPDH theo dự án và đưa nó từ Mĩ quay lại ChâuÂu.Từ 1965 đến nay: Khám phá lại ý tưởng về PPDH theo dự án và làm nó phổ biếntrên toàn thế giới.Như vậy, lịch sử phát triển của PPDH theo dự án có thể tóm lược như sau:DHTDA có nguồn gốc ở châu Âu từ thế kỉ XVI [ở Ý, Pháp]. Đến thế kỉ XX, cácnhà sư phạm Mĩ [Woodward; Richard; J.Dewey, W.Kilpatrick] xây dựng cơ sở líluận cho PPDH này. Ngày nay, PP DHTDA được sử dụng phổ biến trên toàn thếgiới, trong tất cả các ngành học, cấp học với các tên gọi khác nhau: ProjectMethod, Project based learning.1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học* Lịch sử phát triển môn Tự nhiên và xã hội:7Trước Cách mạng Tháng 8: môn học có tên gọi “Cách trí” dạy các nộidung: - Cấu tạo cơ thể người - Vệ sinh cơ thể người - Môi trường và thiên nhiên.Sau Cách mạng Tháng 8: Từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất [1950] đổi tênthành "Cách trí cải tiến" với nội dung: - Giống Cách trí nhưng có lược bỏ nhữngphần có liên quan đến Pháp. Sau 1954, từ cuộc Cải cách giáo dục lần thứ hai[1956] lấy tên là: "Tìm hiểu khoa học thường thức" và "Truyện kể lịch sử", tuynhiên hình thức bị lồng ghép vào môn tiếng Việt. Lớp 1, 2 được dạy thông quamôn Tập đọc đó là những bài tập đọc khoa, sử, địa. Lớp 3: Nội dung các phầnkhoa, sử, địa được in thành bài riêng ở cuối sách. Phương pháp chủ yếu là thuyếttrình [do dạy qua môn Tập đọc]. Lớp 4: Có sách giáo khoa riêng cho môn “Tìmhiểu khoa học thường thức” với các nội dung: Cấu tạo và vệ sinh cơ thể người;Một số cây lương thực; Một số con vật nuôi; Một số bệnh thông thường và cácbiện pháp phòng chống bệnh tật [đau mắt hột, giun sán, cấp cứu người bị thương,bị bỏng]; Đất trồng trọt; Khoáng vật; Điện. Sau năm 1981 [từ cuộc Cải cách giáodục lần thứ ba] môn học được đổi tên là "Tự nhiên và xã hội". Nhưng đến tậnnăm học 1996 - 1997 mới được thực hiện chính thức trên cả nước, sau quá trìnhthực nghiệm lâu dài ở nhiều nơi. Đến năm 2001, chính thức gọi môn học là: Tựnhiên và xã hội [các lớp 1,2,3]; Khoa học [các lớp 4,5]; Lịch sử và Địa lí [cáclớp 4,5] [23].* Dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu họcNghiên cứu về dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học có Nguyễn ThịThấn và Nguyễn Thượng Giao [1995] với “Phương pháp dạy học Tự nhiên vàXã hội” trong Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ Đại học Tại chức.Nguyễn Thượng Giao [2001] với giáo trình “Phương pháp dạy học môn Tựnhiên và Xã hội”. Bùi Phương Nga [2007] cùng một số tác giả khác đã đưa ra8một số phương pháp dạy học phù hợp trong môn Tự nhiên và xã hội qua “Tựnhiên – xã hội và phương pháp dạy học tự nhiên – xã hội”. Các nghiên cứu trênđây đều chủ yếu tập trung vào các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xãhội.Với bài nghiên cứu khoa học “Tích hợp giáo dục môi trường trong mônTự nhiên và xã hội lớp 1,2,3”, tác giả Dương Thơ đã bước đầu đưa ra cái nhìnrộng hơn về quan điểm tích hợp trong môn học này. Với phương pháp này, GVcó thể giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế và tạo được hứngthú cho HS.1.1.3. Những nghiên cứu về thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Tựnhiên và xã hội ở tiểu họcỞ Việt Nam, các hình thức dạy học gần gũi với phương pháp DHTDA cótừ rất sớm. Ví dụ: các khóa luận tốt nghiệp, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,...tiến hành ở các trường Đại học, trong đó sinh viên, học viên và các nghiên cứusinh phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu với sự nỗ lực cao dưới sự hướngdẫn của thầy. Còn ở các trường phổ thông, việc GV tổ chức các cuộc tham quan,học tập ngoại khóa, làm thí nghiệm trên lớp hoặc nhóm và khi kết thúc, học sinhphải có bản tổng kết hay báo cáo. Ở các trường phổ thông lao động, vào nhữngnăm 1960 – 1980, HS được giao các nhiệm vụ lao động [22; tr.9] cũng là nhữnghình thức dạy học tương tự với dự án. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, kháiniệm DHTDA vẫn còn xa lạ đối với GV và HS ở trường phổ thông. Mãi cho tớinhững năm gần đây, lí luận DHTDA mới được truyền bá và vận dụng ở ViệtNam.DHTDA cũng được dự án giáo dục Việt - Bỉ đưa vào chương trình tậphuấn cho giáo viên tiểu học [22]. Trong ngành giáo dục, DHTDA cũng được vận9dụng để dạy học một số bộ môn: như Vật lí, Sinh học, Môi trường, Tin học, Tựnhiên và Xã hội... nhờ công nghệ thông tin của Intel, Microsoft mà DHTDAđược phổ biến và vận dụng ở Việt Nam [22, tr. 10] .Gần đây, Nguyễn Thị Hương [2012] đã nghiên cứu việc “Vận dụngphương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề Giáo dục môi trường chosinh viên ngành Giáo dục Tiểu học”. Trong luận văn này, tác giả xây dựng mộtsố dự án về chuyên đề Giáo dục môi trường. Qua đó, sinh viên nắm được cáckiến thức về môi trường và vận dụng các kiến thức có liên quan đưa vào thực tế.1.2. Những vấn đề lí luận về dự án học tập và dạy học theo dự án1.2.1. Dự án học tập1.2.1.1. Khái niệm dự ánThuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng Latinh và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo haymột kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnhvực kinh tế-xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa họccũng như trong quản lý xã hội...Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiệnthời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mụcđích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thứctổ chức dự án chuyên biệt.Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:- Có mục tiêu được xác định rõ ràng,- Có thời gian qui định cụ thể.- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn.- Mang tính duy nhất [phân biệt với các dự án khác].10- Mang tính phức hợp, tổng thể.- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.Có nhiều loại dự án khác nhau. Dựa theo nội dung của dự án có thể phânbiệt các loại sau:- Dự án đầu tư – xây dựng: đầu tư xây dựng, đầu tư trang thiết bị- Dự án nghiên cứu - phát triển: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm mới,các máy móc, thiết bị, kết cấu kỹ thuật; xây dựng các chương trình, phầnmềm.v.v…- Dự án tổ chức: xây dựng tổ chức mới, thay đổi tổ chức, …- Dự án hỗn hợp: bao gồm một số nội dung đã nêu trên.Quá trình thực hiện một dự án được phân chia thành các giai đoạn khácnhau. Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây:- Xác định mục tiêu dự án [giai đoạn chuẩn bị/ giai đoạn khả thi]- Lập kế hoạch dự án [lập kế hoạch và thiết kế dự án]- Thực hiện dự án [thực hiện và kiểm tra]- Kết thúc dự án [đánh giá]1.2.1.2. Bản chất của dự án học tậpHọc tập dựa trên dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động họctập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy GV làm trung tâm.Theo đó các hoạt động học tập được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâudài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy người học làm trung tâm và hòanhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại. Mục tiêu của một dự án[được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập] là đểhọc nhiều hơn về một chủ đề chứ không chỉ là để tìm ra những câu trả lời đúngcho những câu hỏi mà GV đưa ra.11Dự án học tập được tổ chức dựa trên một vấn đề hoặc một dự án có nộidung liên quan đến môn học. Trong dự án, GV chỉ giữ vai trò là người chỉ dẫn,thúc đẩy và cộng tác trong quá trình tìm tòi, sáng tạo của HS còn HS sẽ đượcgiao vai trò cụ thể - như một chuyên gia về vấn đề mà GV đưa ra. Các em cộngtác, độc lập tư duy và tự xây dựng kiến thức của bản thân chứ không phải là GV.Kết thúc dự án phải có một sản phẩm cụ thể.Bản chất của dạy học theo dự án là người học lĩnh hội kiến thức và kỹnăng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống [bài tập dự án] gắn vớithực tiễn. Thông qua việc thực hiện các dự án, HS sẽ phát triển được các kỹ năngnhư: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng sống, kỹ năng tư duy, kỹ năng ngônngữ, kỹ năng tự quản lý, thái độ tích cực và cuối cùng là áp dụng kiến thức vàothực tiễn cuộc sống.1.2.1.3. Đặc trưng của dự án học tậpMột dự án học tập thường thể hiện những nét đặc trưng cơ bản sau đây:1] Dự án hướng học sinh vào việc giải quyết một nhiệm vụ mang tính liên môn,đa ngành mà không chỉ bó buộc trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể nào. Theo lốitư duy dạy học truyền thống thì mỗi nội dung học vấn cụ thể cần hình thành chongười học được thiết kế thành một bài và tiến hành dạy trên lớp từ một đến vàitiết học [mỗi tiết học kéo dài trung bình 35 đến 45 phút], và tất nhiên bài học ấysẽ thuộc một môn học cụ thể nào đó. Tuy nhiên, ở dự án học tập người ta khôngtìm thấy ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học mà chỉ tồn tại vấn đề cần giảiquyết. Để giải quyết được vấn đề ấy đòi hỏi người học phải có hiểu biết nhấtđịnh về một số lĩnh vực khoa học, có thể là toán học, vật lí, xã hội học, địa lý…hay văn học. Khi người học chưa đủ kiến thức nền tảng để giải quyết vấn đề thìhọ phải tự học, tự nghiên cứu hay thậm chí tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác và12sự học như thế trong dự án chính là chìa khóa đem đến thành công cho mô hìnhdạy học này. Việc sử dụng tư duy tích hợp, kiến thức và kĩ năng tích hợp để giảiquyết các vấn đề tích hợp đem lại nhiều cơ hội phát triển bền vững cho ngườihọc.2] Dự án phải mang tính xã hội và ý nghĩa giáo dục sâu sắc mà không đơn điệu,nhàm chán chỉ tính đến mục tiêu dạy học đơn thuần. Điều này có nghĩa là dự ánhọc tập phải hướng vào việc giải quyết các vấn đề hoặc những thắc mắc màngười học hay xã hội đang phải đối mặt. Với học sinh, dự án là sự kết nối giữacác hoạt động với những kiến thức nền tảng để phát triển bản thân bằng câu hỏiđịnh hướng hoặc một vấn đề đã biết. Dự án được xây dựng dựa trên nhiều lĩnhvực học tập, nhưng đó chưa phải là đủ để có được một dự án hay; cần có thêmnhững câu hỏi mà học sinh đang theo đuổi, sản phẩm của dự án phải được địnhhướng để phục vụ cho mục đích trí tuệ quan trọng. Việc kết nối giữa các vấn đềmang tính xã hội với những nội dung học vấn, lĩnh vực khoa học cần hình thànhcho người học trong một dự án là không hề đơn giản, tuy nhiên điều này thực sựcần thiết và hữu ích đối với người học và cả quá trình dạy học.3] Dự án phải hướng học sinh vào việc giải quyết một nhiệm vụ mang tính thựctiễn cao; tốt nhất là giải quyết, khắc phục một hiện trạng đang tồn tại xung quanhhọc sinh hay ở cộng đồng nơi các em sinh sống. Đặc trưng này của dự án học tậpđảm bảo cho nguyên tắc học tập thông qua làm việc, thực hành, trải nghiệm. Rấtphổ biến mà chúng ta bắt gặp trong hiện thực giáo dục lâu nay là người học họcnhững thứ mà họ không hề nhìn thấy trong thực tiễn, không biết học để làm gì.Do đó học sinh thiếu đi động cơ và ý chí học tập, các em học tập qua loa, hờihợt, chóng vánh; và học như vậy thì nhanh quên, nhanh chán.13Một dự án học tập tốt phải cho học sinh cơ hội để điều tra mang tính xâydựng. Điều tra là một quá trình định hướng mục tiêu tới việc tìm kiếm nhữngthông tin liên quan, tạo dựng hiểu biết và ra quyết định. Điều tra là tiền để, là cơsở để người học ra quyết định, phát hiện và giải quyết vấn đề, khám phá hoặcxây dựng các mô hình kĩ thuật. Nhưng để được coi là dự án học tập, các hoạtđộng trọng tâm của dự án phải liên quan tới việc chuyển dịch và tạo dựng trithức [tức là hiểu biết mới, kĩ năng mới] dựa trên nền tảng tri thức của học sinh[Bereiter & Scardamalia, 1999]. Có nghĩa là nếu các dự án không gây cho họcsinh những khó khăn hoặc áp dụng những thông tin và những kĩ năng đã đượchọc thì đó đơn thuần chỉ là những bài tập chứ không phải là dự án học tập.4] Dự án học tập không bị bó buộc trong một vài tiết lên lớp như bài học truyềnthống, nó có thể kéo dài trong một vài tuần, thậm chí cả tháng hay cả kì học.Hình thức thực hiện dự án cũng hết sức đa dạng, có thể ngay trên lớp học hoặccũng có thể trên thư viện, ngoài thực địa, tại hiện trường hay thậm chí ở nhà.Điều quan trọng nhất của một dự án học tập không phải là vấn đề thời gian màchính là tính vấn đề tương đối rõ và cao của nhiệm vụ học tập thể hiện trong dựán, chính vấn đề học tập ấy thúc đẩy người học dấn bước trên con đường học tậpđầy gian nan, thử thách nhưng vô cùng hấp dẫn và lí thú. Chính tính mở về thờigian thực hiện dự án đã làm cho nó trở nên cơ động và linh hoạt, làm cho nómềm dẻo, hiệu quả và có sức sống hơn hơn nhiều so với lối học truyền thống.5] Dự án học tập thường định hướng vào một sản phẩm vật chất cụ thể, nghĩa làcác nhiệm vụ trong dự án phải hướng người học vào việc tạo ra một thứ gì đó cóthể nhìn thấy, sờ thấy, tri giác được. Sản phẩm của một dự án học tập có thể làmô hình về một sự vật nào đó tồn tại trong hiện thực đời sống gần gũi với cácem, hoặc có thể là một bài thuyết trình giới thiệu, thuyết minh cho một hiện14tượng trong tự nhiên, xã hội mà các em đang quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu…Chính sản phẩm của dự án là nơi hội tụ thành quả học tập của học sinh sau mộtthời gian say mê làm việc học tập. Đối với người học, sản phẩm ấy vô cùng ýnghĩa bởi để có nó người học phải nỗ lực tìm kiếm thông tin, ý tưởng, phải phốihợp làm việc cùng nhau, phải trải qua thời gian hoạt động tương đối dài; sảnphẩm ấy sau này sẽ được báo cáo với giáo viên, cha mẹ, bạn bè và rất có thể sẽđược lựa chọn để trưng bày trong góc học tập của lớp hay thậm chí phòng truyềnthống của trường.1.2.2. Dạy học theo dự án1.2.2.1. Bản chất của dạy học theo dự ánDạy học theo dự án là một mô hình dạy học coi trọng tính tích hợp của nộidung học vấn, coi trọng năng lực hoạt động thực tiễn của người học. Toàn bộquá trình dạy học theo mô hình này hướng vào việc tổ chức cho người học thựchiện các nhiệm vụ mang tính liên môn, đa ngành, đa lĩnh vực và gắn bó mật thiếtvới thế giới thực, đời sống thực của các em. Nhiệm vụ học tập này không đượctriển khai trên lớp học trong một thời gian xác định một cách bài bản như kiểudạy học bài - lớp truyền thống mà nó được thiết kế để người học thực hiện mộtcách linh hoạt, cơ động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, phụ thuộc vào mongmuốn của chính người học và những nhiệm vụ ấy được gọi là dự án học tập. Nhưvậy, dự án học tập chính là trung tâm của mô hình dạy học theo dự án. Việc thiếtkế dự án học tập chính là nhiệm vụ khó khăn nhất, đòi hỏi tốn nhiều thời gian vàtâm sức nhất của giáo viên.1] Xét trên bình diện vĩ mô, dạy học theo dự án được xem như một chiến lượcdạy học dựa trên một vấn đề của nội dung học tập. Vấn đề này tương đối lớn, cóý nghĩa bao trùm nhiều lĩnh vực học tập và đời sống xã hội. Nó được thiết kế

Video liên quan

Chủ Đề