Giấy tay vi bằng là gì

Vi bằng là gì? – một từ ngữ thường xuyên xuất hiện trong những giao dịch về nhà đất. Những giấy tờ liên quan đến tài sản có giá trị như nhà đất luôn cần được hiểu đúng nhất. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về vi bằng? Có nên sử dụng vi bằng trong giao dịch mua bán nhà đất hay không? Những câu hỏi thường gặp nhất về vấn đề vi bằng sẽ được công ty luật GVLAWYERS giải đáp trong bài viết “Vi bằng là gì? Hiểu thế nào đúng nhất về vi bằng nhà đất” dưới đây

Định nghĩa vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo [nếu cần thiết]. Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do Thừa phát lại chứng kiến. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước Tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp

Có thể thấy đặc điểm của vi bằng như sau:

Mua nhà đất giấy tay qua vi bằng hiện nay diễn ra thường xuyên, bởi nhà đất có giá thành rẻ. Tuy nhiên, mua bán theo hình thức này cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Để phòng tránh các trường hợp tranh chấp về sau có thể xảy ra, người dân cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức liên quan. Hoặc có thể tham khảo những lưu ý khi mua nhà giấy tay qua vi bằng sẽ được DHLaw đề cập trong bài viết này.

1./ Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Đây là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thừa pháp lại được Nhà nước giao quyền làm các công việc về Tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án dân sự. Các công việc cụ thể bao gồm:

  • Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự;
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự;
  • Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
  • Không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

2./ Các lưu ý khi lập vi bằng

a./ Vi bằng được lập thành mấy bản chính?

Vi bằng được lập làm ba bản. Một bản giao cho người yêu cầu, một bản được lưu giữ tại Sở tư pháp tỉnh, bản cuối cùng được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

b./ Vi bằng không thẩm định được giá trị pháp lý của giao dịch

Theo quy định, vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch chuyển nhượng giữa người mua và người bán, nhằm mục đích làm chứng cứ nếu xảy ra tranh chấp. Vi bằng không thẩm định được giao dịch mua bán có giá trị pháp lý hay không. Do đó, khi tìm hiểu mua nhà hoặc đất, nếu được cò đất tư vấn thừa phát lại được trao quyền công chứng là không đúng.

c./ Những trường hợp có thể lập vi bằng

Thừa phát lại giúp cá nhân, tổ chức lập vi bằng trong những trường hợp như sau:

  • Xác nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận tài sản; quá trình và kết quả việc kiểm kê tài sản; tình trạng tài sản trước khi kết hôn, ly hôn, thừa kế; tình trạng nhà, đất, tài sản khi mua, bán, cho thuê;
  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; tình trạng nhà, tài sản bị hư hỏng do hành vi của cá nhân, tổ chức khác; tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; xác nhận hành vi bày bán hàng giả, hàng nhái tại cơ sở kinh doanh, thương mại; việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Xác nhận mức độ ô nhiễm; sự chậm trễ trong thi công công trình; tình trạng công trình khi nghiệm thu;
  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thật; đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền; đưa tin vu khống;
  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; cuộc họp của cơ quan, tổ chức; cuộc họp gia đình;
  • Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
  • Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

d./ Vi bằng lập tại Thừa phát lại có giá trị khi nào?

Vi bằng có giá trị khi được đăng ký tại Sở tư pháp. Những vi bằng chưa được đăng ký tại Sở tư pháp sẽ không có giá trị. Trường hợp vi bằng bị từ chối đăng ký tại Sở Tư pháp sẽ không có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Đây cũng không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn có hiệu lực của vi bằng không bị giới hạn. Tuy nhiên, Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng hoặc vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định.

e./ Mua bán qua vi bằng gặp những rủi ro gì?

Mua bán qua vi bằng có thể được thực hiện nhiều lần. Nghĩa là thửa đất có thể được chuyển nhượng qua nhiều người. Khi đó sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

Cũng không ít trường hợp, người chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng, trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng hoặc đã chuyển nhượng cho người khác qua giấy tờ tay. Về sau, nguy cơ sảy ra tranh chấp đất đai là rất cao. Cơ quan chức năng cũng sẽ gặp không ít khó khăn để xử lý vụ việc.

g./ Mua nhà đất bằng vi bằng có được sang tên sổ đỏ không?

Mua bán nhà đất bằng vi bằng không được sang tên vì:

Theo quy định, hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Hồ sơ sang tên buộc phải có hợp đồng đã công chứng, chứng thực này. Tuy nhiên, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Vi bằng chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3./ Liên hệ nhận tư vấn

Trên đây là một vài điểm cần lưu ý khi cần lập vi bằng mà bạn có thể tìm hiểu. Trường hợp, bạn có câu hỏi cần được giải đáp hoặc cần lập vi bằng tại TPHCM, bạn hãy liên hệ tới công ty luật DHLaw, gặp luật sư nhà đất để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

- Add: 185 Nguyễn Văn Thương [D1 cũ], Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

- Hotline: 0909 854 850

- Email: 

Đức Mạnh   -   Chủ nhật, 14/03/2021 13:41 [GMT+7]

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 8.1.2020.

Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng. Cụ thể, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất.

Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Công chứng vi bằng đó có giá trị pháp lý không?

Cụ thể, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập như sau:

"Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập".

Mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản.

Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản.

Tuy nhiên, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận có giao kết về việc mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Việc mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.

Video liên quan

Chủ Đề