Giấy khen cháu ngoan bác hồ là gì

Lạ lùng “khen từng mặt”

Chị T., một phụ huynh có con học ở Trường Tiểu học Tân Phương [Ứng Hòa, Hà Nội] chia sẻ hình ảnh giấy khen của con và rất băn khoăn vì chưa từng thấy danh hiệu này bao giờ: “Đạt danh hiệu học sinh khen từng mặt”.

Mình không hiểu khen thế này là thế nào, con được khen mặt gì. Bạn Phạm Oanh [Hà Nội] chia sẻ, làm trong ngành giáo dục mà đến giấy khen, nhà trường cũng ghi rất tối nghĩa, không rõ ràng. Thế này làm sao học trò tiến bộ được.

Chị Bích Thuận, một phụ huynh có con đang học tiểu học ở huyện Thanh Trì [Hà Nội] cho hay, nhìn giấy khen của các con thì thấy mỗi nơi ghi một kiểu không thống nhất.

“Trường con mình cũng “khen toàn diện” và “khen từng mặt”. Với “khen toàn diện” thì cụm từ này chung. Còn “khen từng mặt” thì khen con mặt nào, sẽ ghi rõ mặt đó”, chị Thuận cho biết.

Giấy khen có thành tích "lạ" được phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội

Được biết, việc ghi giấy khen không thống nhất như trên đây là do áp dụng đánh giá học sinh theo Thông tư 30 [đánh giá bằng nhận xét thay cho điểm số]. Một số giáo viên tiểu học cho biết, đánh giá qua điểm số như trước đây đơn giản và dễ dàng. Nhưng từ khi áp dụng thông tư mới này, để tránh cho phụ huynh bức xúc, thầy cô đã phải dành thời gian để “quy đổi” lời khen. Ví dụ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tương đương với danh hiệu học sinh giỏi, “hoàn thành nhiệm vụ” tương đương với học sinh tiên tiến hoặc khen một mặt nào đó trong phong trào rèn luyện thân thể...

Khen cũng... áp lực

Sau khi có Công văn số 39/ BGDĐT-GDTH ngày 6/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, việc ghi giấy khen phải hết sức linh hoạt, phải dùng các câu nhận xét thế nào để tương ứng với từng trình độ, không theo khuôn mẫu có sẵn trước đây. Vì vậy, mới có chuyện mỗi nơi một kiểu giấy khen, mỗi trường mỗi kiểu nhận xét như hiện nay.

Quanh những rắc rối về lời khen, nhiều hiệu trưởng, giáo viên tiểu học cho rằng, chính bản thân họ đang chịu áp lực rất nhiều từ phụ huynh, bởi như hiện nay, giáo viên không có điểm số để “quy đổi”. Vì vậy, tùy trình độ của giáo viên để có lời khen dễ hay khó hiểu dành cho học sinh.

Cô Trần Thị Tám, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Phương [Ứng Hòa, Hà Nội] cho rằng, sở dĩ giấy khen ghi “Đạt danh hiệu khen từng mặt” là do nhà trường thực hiện theo Thông tư 30. Theo đó, nhà trường có hai hình thức khen học sinh toàn diện và học sinh khen từng mặt.

“Đáng ra, phải cụ thể hóa ra là từng mặt đấy là các em nổi trội mặt nào như: Nổi trội về môn Toán, môn Tiếng Việt, hay thể dục thể thao. Tuy nhiên, nhà trường rút kinh nghiệm vì đã dùng từ chung chung”.

Giấy chứng nhận "Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long"

Cô Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên [Hà Nội] cũng cho hay việc ghi giấy khen sao cho phù hợp với học sinh và để phụ huynh cũng an tâm quả không dễ chút nào. Tuy nhiên, vận dụng đúng Thông tư 30, cuối năm nhà trường khen theo hình thức mỗi cháu phải có một lời khen riêng sao cho thích hợp với quá trình học tập. Chẳng hạn, học sinh xuất sắc thì ghi: “Học sinh hoàn thành nhiệm vụ toàn diện” hoặc “Học sinh hoàn thành tốt môn Toán/hoàn thành tốt môn Tiếng Việt”, “Học sinh hoàn thành tốt môn Đạo đức”...

Với chiếc giấy chứng nhận “Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long” có nghĩa ra sao, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Thượng [Tây Hồ, Hà Nội] cho hay: “Giấy chứng nhận này là do Hội đồng Đội tặng cho học sinh có thành tích công tác phong trào. Còn ở trường, giấy khen học tập được áp dụng đúng theo Thông tư 30, khen từng mặt hoặc khen toàn diện".

Mỹ Hà

[email:]

Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020 vừa được diễn ra ở Hà Nội hôm 25 tháng 10 năm 2020, mà theo truyền thông Nhà nước Việt Nam là một đại hội được tổ chức long trọng với quy mô lớn, nhằm tuyên dương thành tích của các em học sinh được mệnh danh là ‘cháu ngoan Bác Hồ’ [CNBH] xuất sắc giai đoạn 2015 - 2020.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn còn khó khăn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, còn người dân miền Trung thì đối diện muôn vàn khó khăn do thiên tai, thì vì sao lại tổ chức đại hội với quy mô rầm rộ như vậy?

Bạn trẻ Đăng Quang nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 27 tháng 10 năm 2020:

Sau 1975, nền giáo dục theo phong trào thành tích giả dối và những danh hiệu ảo như: ‘Cháu ngoan Bác Hồ’. Khi mục tiêu giáo dục sau 1975 hoàn toàn đánh mất đi tính Nhân bản - Lễ nghĩa.
-Nguyễn Lai

“Họ tuyên truyền về ‘cháu ngoan Bác Hồ’ một cách rầm rộ thì nghiêng về chính trị hơn là giáo dục, và đối với em là không cần thiết. Dù nhân vật Hồ Chí Minh [HCM] gây hai luồng ý kiến trái chiều, nhưng em dừng lại ở nhân vật lịch sử, những gì đã qua thì nên tôn trọng, nhưng chúng ta cũng không cần thiết [tôn thờ] đến mức quá là như vậy. Bởi vì những lứa tuổi nhỏ như lớp 1 hay cấp tiểu học, thì các em chưa tự tìm hiểu được một cách khách quan ông HCM là như thế nào? Mà nhà trường đã áp đặt có danh hiệu ‘Cháu ngoan Bác Hồ’ mới là con ngoan trong gia đình... Để đạt được danh hiệu CNBH thì họ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn, ví dụ ai nói xấu đảng, xấu bác thì phải phản bác lại là không đúng...”

Theo Đăng Quang, như vậy sẽ tạo ra cho trẻ nhỏ một tư duy không phản biện, không sáng tạo, không có tự do suy nghĩ, và theo Quang là không nên.

‘Cháu ngoan Bác Hồ” là một danh hiệu do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tặng cho các em học sinh có thành tích học tập và được đánh giá có đạo đức tốt. Tuy nhiên, học sinh đó phải là thành viên của Đội Thiếu niên mới được xét để được nhận danh hiệu này.

Một học sinh lớp 10 ở Sài Gòn nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10:

“Con cũng có được CNBH trước đây, nhưng năm ngoái thì không được... CNBH là tính từ lớp 1 cho đến lớn luôn, CNBH là tính hạnh kiểm của mình nguyên một năm, năm đó mình có đánh nhau không, có đi học trễ không, chuyên cần các kiểu... Còn học lực thì học sinh khá trở lên mới được CNBH. Bây giờ học sinh chỉ quan tâm học khá giỏi hay trung bình yếu, chứ cũng không quan tâm cái đó cho lắm.”

Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX, năm 2020 vừa được diễn ra ở Hà Nội hôm 25 tháng 10 năm 2020. Courtesy TP

Cũng như các nước Xã hội Chủ nghĩa khác, việc thần tượng lãnh tụ ở Việt Nam là một điều ai cũng biết. Ngay từ lớp một hay mẫu giáo đã được học 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu làm cháu ngoan Bác Hồ, coi Bác Hồ giống như một vị thần thánh rất tốt... Theo chính quyền Việt Nam, có lẽ việc thần tượng hóa ông Hồ giúp rất nhiều cho việc duy trì chế độ hiện nay.

Để tìm hiểu thực tế, Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10 liên lạc một giáo viên tiểu học, không muốn nên tên vì lý do an ninh, ở thành phố Hồ Chí Minh, và được Cô cho biết:

“Danh hiệu CNBH vẫn còn, căn cứ dựa vào việc tham gia tốt các phong trào của đoàn đội tổ chức, và cũng dựa vào năng lực học tập, hai cái đó xét để thành CNBH. Bây giờ cấp một vẫn hưởng ứng CNBH, năm nào tụi chị cũng phải xét CNBH... Chị thấy các em có giấy khen thì các em cũng thích thú.”

Chị Nguyễn Lai, một phụ huynh ở Nha Trang, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn hôm 27 tháng 10 năm 2020, cho biết giá trị về học hành ngày xưa dựa trên nền tảng Triết lý giáo dục: Nhân Bản, Dân Tộc, Khai Phóng, lấy con người làm gốc, tinh thần dân tộc và giáo dục tri thức với tinh thần sáng tạo… Tuy nhiên với giáo dục tại Việt Nam sau 1975, Chị nhận xét:

“Sau 1975, nền giáo dục theo phong trào thành tích giả dối và những danh hiệu ảo như: ‘Cháu ngoan Bác Hồ’. Khi mục tiêu giáo dục sau 1975 hoàn toàn đánh mất đi tính Nhân bản - Lễ nghĩa. Khi học sinh đánh nhau lột đồ trước cổng trường... Thì danh hiệu ‘Cháu ngoan Bác Hồ’ chỉ là danh hiệu ảo.

Chuyện ‘cháu ngoan bác Hồ’đã không còn phù hợp từ rất lâu rồi, nhưng nó lại rất cần cho chế độ Việt Nam hiện nay, cho sự độc quyền của đảng cộng sản.
-TS. Nguyễn Quang A

Học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước nhưng thực tại thì đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái trong đó góp phần không nhỏ từ nhà trường, thầy cô. Mục đích giáo dục không hướng thiện, để đạt thành tích bằng những danh hiệu ảo chỉ gây cho học sinh ngày càng mất đi tính thật thà, nhân ái... Chính vì vậy tôi phản đối danh hiệu ‘Cháu ngoan Bác Hồ’ và nên bỏ luôn danh hiệu này trong các trường học.”

Với tư cách phụ huynh, vị giáo viên tiểu học không muốn nên tên ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cô thấy chuyện cháu ngoan Bác Hồ cũng hơi nặng về mặt chính trị. Chị nói tiếp:

“Nhưng con của Chị đi học thì chị cũng cho tham gia hết các phong trào. Vì phong trào không chỉ quan tâm về chính trị, mà còn phong trào ví dụ như em ủng hộ miền Trung lũ lụt, tức là các em phải biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.”

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 27/10 liên quan việc này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể cho rằng, chuyện cháu ngoan Bác Hồ đã không còn phù hợp từ rất lâu rồi, nhưng nó lại rất cần cho chế độ Việt Nam hiện nay, cho sự độc quyền của đảng cộng sản. Tuy rằng theo ông, với xã hội và người dân, chuyện cháu ngoan Bác Hồ không còn có ý nghĩa gì cả, nhưng trong sự nhồi sọ về mặt tư tưởng, thì Đảng Cộng sản vẫn bám lấy cộng cụ đấy và theo ông nó vẫn có tác dụng. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói tiếp:

“Ai mà bảo vì nó không hợp thời nữa, nên chả có tác dụng gì, thì hoàn toàn lầm to... Những chuyện danh hiệu, tiêu chuẩn, thi đua... hoàn toàn là những chuyện thực tế nó không ăn nhập gì với cuộc sống, nhưng về mặt tâm lý, về mặt nghệ thuật nhồi sọ, nó làm hằn sâu vào đầu óc của người dân, của trẻ em và nó có tác động tai hại rất lâu dài, chứ không phải như mình nghĩ đấy là chuyện vớ vẩn, cho nên không cần để ý...”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, những chuyện như ông vừa nói, là những chuyện cần vạch ra tường tận, để tìm hiểu những lý do vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ bám vào. Theo ông, chính quyền Việt Nam bám vào như thế, hẳn phải có lý do của họ.

Video liên quan

Chủ Đề