Chơi thuốc lắc bao nhiêu ngày thì hết

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Ta là gì của nhau?

Chinh phục Níu kéo

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Xem thêm: Que thử ma túy tổng hợp

1. Thuốc lắc là gì?

“Thuốc lắc” là từ thường gọi của giới nghiện dùng để chỉ Ecstasy, một loại ma túy tổng hợp. Ecstasy là chất thuộc nhóm kích thích thần kinh độc hại. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu.

Ecstasy cũng có rất nhiều loại, giá tiền tương ứng với nồng độ, liều lượng Ecstasy có trong viên thuốc lắc, với nhiều tên gọi như Yinyang, Adam, Eva, Love, VW, Ice, Mọi da đỏ, Mè đen, Tên lửa, Thiên thần… giá tiền từ 50.000 đồng đến 350.000 đồng/viên.

Có thể thấy “ hành trình” phổ biến của người nghiện ma tuý như sau: Hút cần sa [bồ đà] à uống tân dược gây nghiện à hút, chích Heroin à uống, hít, chích Ecstasy. Tuy nhiên có không ít người nghiện không qua giai đoạn sử dụng cần sa, tân dược mà bắt đầu từ Heroin, thậm chí Ecstasy.

Phân biệt giữa chất gây nghiện tổng hợp với ma túy tổng hợp:

* Các chất gây nghiện tổng hợp: Trong y học, các nhà khoa học dùng những chất hóa học còn gọi là tiền chất như Methadone, Fentanyl, Pethidine, Amphetamine, Methamphetamine, Phencyclidine [PCP]… để bào chế thuốc phục vụ trong y học và được tổ chức, quản lý nghiêm ngặt. Sau này có một số chất bị cấm sản xuất, đây là những chất gây nghiện tổng hợp. Ngoài ra cần lưu ý không được tùy tiện sử dụng tân dược đặc trị an thần, giảm đau khi chưa có y lệnh của bác sĩ như: Morphine, Dolargan, Valium… nói chung là thuốc độc bảng A gây nghiện.

* Ma túy tổng hợp: ECSTASY – XTC – MDMA được biết dưới cái tên phổ biến trên thị trường bất hợp pháp, dẫn xuất từ Amphetamine, trong y học có giai đoạn Amphetamine được sử dụng điều trị bệnh suyễn, viêm xoang, trầm cảm nhưng dẫn xuất thành Ecstasy thì pháp luật Việt Nam và các nước trên Thế giới xếp vào loại ma túy độc hại nhất và nghiêm cấm sử dụng.

2. Vì sao thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc?

Hiện nay, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc vì những lý do sau:

- Hầu hết thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc là do hiểu sai hoàn toàn về thuốc lắc. Các em cho rằng thuốc lắc không có khả năng gây nghiện vì không gây vật vã như Heroin, thích thì dùng không thích thì có thể ngưng được;

- Các em bị dụ dỗ rằng dùng thuốc lắc sẽ giúp các em tự tin, bản lĩnh, thêm năng lượng và trong quan hệ tình dục sẽ giúp đạt đến đỉnh điểm của khoái cảm;

- Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn mà cơ thể đang phát triển để trở nên hoàn chỉnh, trở thành những chàng trai, những thiếu nữ và bắt đầu có khả năng sinh sản. Giai đoạn này nếu bị tác động, kích thích bởi những hình ảnh, sách, báo kích dục, các em sẽ bị ảnh hưởng và âm thầm tự đi tìm lời giải đáp với sự tò mò trẻ con mỗi khi có cơ hội hay khi học tập sa sút.

- Khảo sát cho thấy gần 100% đối tượng nghiện Ecstasy đều đã quan hệ tình dục từ rất sớm và cảm thấy rất thích thú với việc quan hệ tình dục sau khi sử dụng Ecstasy. Bên cạnh đó, các em còn lôi kéo bạn tình cùng sử dụng Ecstasy để tìm sự đồng cảm trong quan hệ tình dục, điều này gây nên sự ngộ nhận Ecstasy là loại thuốc hấp dẫn.

- Thiếu sự quan tâm gần gũi của gia đình. Ở giai đoạn phát triển này, các em dễ nhầm lẫn giữa tình yêu và tình bạn trong mối quan hệ bạn bè, dẫn đến sự hụt hẫng về mặt tâm lý tình cảm nếu gặp thất bại. Ngoài ra, vấn đề chuẩn bị tâm lý và giáo dục giới tính ở nhóm tuổi này gần như hoàn toàn không được phụ huynh quan tâm, giúp đỡ. Ở độ tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp và hoàn chỉnh về mặt cơ thể cũng như các nội tiết tố các em vẫn chưa sẵn sàng đón nhận các biểu hiện lạ trên cơ thể. Các xúc cảm bất chợt cũng có thể tạo ra những cú sốc đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng học tập, dẫn đến nguy cơ chán học, xa rời trường lớp. Rời khỏi “môi trường bình ổn”, trong tâm trạng hoang mang giao động, thiếu hơi ấm của gia đình, cùng lúc luôn muốn khẳng định mình theo một thần tượng được chọn lựa lúc yếu đuối, giao động nhằm che lấp những yếu kém, mặc cảm nội tâm trước một môi trường mới đầy phức tạp và quyến rũ, các em lao tới như kẻ mộng du, lúc này nếu bắt được điều gì là các em nắm chặt, và điều dữ ắc không tránh khỏi nếu các em tiếp xúc với môi trường, bạn bè xấu.

- Về mặt xã hội: Các hình ảnh nhạy cảm không phù hợp với văn hóa được đưa lên truyền thông đại chúng ngày một nhiều, tình trạng thiếu kiểm soát hệ thống dịch vụ thông tin điện tử, tình trạng kinh doanh văn hóa theo thị hiếu thấp kém… đã và đang làm vẫn đục sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ vị thành niên.

3. Thuốc lắc tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?

* Đối với bản thân người nghiện:

- Tinh thần rệu rã suy sụp, chán chường, lo lắng, trầm cảm hoang tưởng, mất trí nhớ, mất phương hướng lâu dần sẽ dẫn đến tâm thần.

- Cơ thể: bị kích động mạnh, tiêu phí năng lượng và mất nước, thân nhiệt tăng, mất ngủ triền miên, biếng ăn dẫn đến suy kiệt, trạng thái hưng phấn tạo ra từng cơn ảo giác, gây rối loạn nhịp tim dễ trụy tim mạch và đột tử. Khả năng lây nhiễm HIV cao vì quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.

- Tâm lý: nhầm tưởng là thuốc lắc có khả năng kích dục trong giai đoạn đầu, có tác dụng đẩy mạnh hoạt động tình dục. Thực tế, thuốc lắc kích thích hệ thần kinh trung ương thường xuyên tạo trạng thái kích động và căng thẳng, dẫn đến mất khả năng tình dục, dễ sảy thai.

Vì không có triệu chứng vật vã, đói thuốc như đau nhức các cơ bắp, đau khớp, cảm giác dòi bò trong xương nên các em thường nghĩ rằng thuốc lắc không gây nghiện. Nhưng thật ra nếu ngưng sử dụng thuốc lắc thì người nghiện có triệu chứng uể oải, suy sụp, không vận động được, đau bụng, đau âm ỉ và co thắt từng cơn, tinh thần suy sụp hoàn toàn và có sự thôi thúc tâm lý rất mãnh liệt để tìm đến thuốc lắc.

Hiện tượng tự tin, nói nhiều, cảm giác mạnh mẽ, nhìn nghe sự vật chung quanh một cách hấp dẫn thích thú chỉ có khi sử dụng thuốc, đến khi hết thuốc thì người nghiện không còn nhớ điều gì cả và trở lại trạng thái tâm lý bị thôi thúc phải sử dụng thuốc lắc.

* Đối với gia đình:

Không một gia đình nào có hạnh phúc nếu trong gia đình có một người nghiện, kinh tế khánh kiệt, tự cô lập với họ hàng và quan hệ xã hội vì xấu hổ.

* Đối với xã hội:

Phải tốn công xây dựng lực lượng chuyên ngành lập lại trật tự xã hội, phải tốn nhiều công sức để chữa trị, xã hội mất đi nguồn nhân lực quí báu, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là HIV/AIDS.

4. Những dấu hiệu nào giúp nghi ngờ có sử dụng thuốc lắc?

- Ngủ ngày, giấc ngủ chập chờn, uống nhiều nước, thường chuẩn bị nước uống trong cốp xe, trong phòng ngủ, biếng ăn, sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi xanh xao, mắt đờ đẫn, thiếu tập trung, trí nhớ kém, hay quên, thường đau bụng, táo bón tiểu gắt, lười vận động.

- Quan hệ với nhóm bạn bè phức tạp, vắng nhà qua đêm thường xuyên với lý do không rõ ràng, nhu cầu sử dụng tiền tăng cao, phản đối rất mạnh trước sự kiểm tra của người lớn, thường giữ “túi nước nhỏ” trong người để đối phó khi bị kiểm tra nước tiểu.

- Tính tình có sự thay đổi lớn, hay cáu gắt, thiếu sự tinh tế, thiếu kiên nhẫn, hay cập rập…

- Để có kết quả chắc chắn nhất nên đưa họ đến những bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế được cấp phép của bộ y tế để được làm xét nghiệm.

5. Cần làm gì khi nghi ngờ người thân, bạn bè có sử dụng thuốc lắc?

- Nên áp dụng biện pháp tâm lý trị liệu, tạo cơ hội gần gũi với người nghiện, dù rất khó; Tránh truy xét; Giúp người nghiện cùng tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn của họ, tìm hiểu những nhu cầu cần hỗ trợ của họ;

- Động viên những thái độ tích cực của người nghiện, nhất là trong việc hợp tác chữa trị; tạo điều kiện để người nghiện tự chứng minh sự đúng đắn của mình như lên kế hoạch học tập, làm việc; hạn chế thấp nhất việc vắng nhà buổi tối; giúp người nghiện tự giác kiểm tra nước tiểu để giám sát.

- Cần thiết có những biện pháp kiên quyết nhất định, ví dụ: bảo đảm thực hiện giờ giấc đi lại một cách minh bạch [Việc gì? Với ai? Ở đâu? Bao lâu? Kết quả ra sao?...]

- Tổ chức chữa trị tại gia đình, tại cộng đồng hoặc tập trung. Tùy thuộc vào mức độ nghiện, thời gian nghiện mà tìm giải pháp chữa trị phù hợp, nên đưa người nghiện đến các nhà tư vấn tâm lý, cơ sở tư vấn cai nghiện trước khi quyết định hướng cai nghiện.

Lưu ý: đặc tính tâm lý người nghiện thuốc lắc là khủng hoảng đi liền với sự suy sụp và hoang tưởng nên người nghiện dễ có những hành động liều lĩnh, bế tắc, và việc sử dụng thuốc lắc chính là sự chạy trốn nỗi khủng hoảng, suy sụp. Ảo giác do thuốc lắc tạo nên giúp người nghiện có được sự tự tin mà họ mong muốn. Trong cơn vật vã thuốc lắc, người nghiện rất thụ động nhưng lại rất cần được sự cảm thông, trao đổi, chia sẻ của người thân, bạn bè và cộng đồng. Tuy nhiên người nghiện cũng thường hay tranh thủ tình cảm những người giúp đỡ mình để trấn an, thực hiện hành vi tái nghiện, hoặc đôi lúc đặt yêu sách. Do vậy, người thân cần có thái độ kiên quyết nhất định đồng thời với sự kiên nhẫn để giúp họ vượt qua khó khăn này.

Nguồn: Tổng hợp

Các bài khác

Video liên quan

Chủ Đề