Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

(trang 64 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc các đề bài sau …

a. Các đề bài bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện :

– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

– Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

– Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

– Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

b. – Đề bài Suy nghĩ : yêu cầu nêu nhận xét về tác phẩm trên góc nhìn nào đó, thiên về chủ quan.

– Đề bài Phân tích : yêu cầu phân tích rồi đưa ra nhận xét mang tính khách quan.

II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Các em tự đọc SGK trình tự các phần Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài viết và sửa chữa để hiểu cách làm bài.

Luyện tập

(trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Cho đề bài …

Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

1. Mở bài:

Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

2. Thân bài (Tham khảo 1 đoạn phần thân bài) :

Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ nãy, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 cực ngắn, hay khác:

  • Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
  • Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học
  • Sang thu
  • Nói với con
  • Nghĩa tường minh và hàm ý

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

  • Soạn Văn 9 (hay nhất)
  • Soạn Văn 9 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn 9 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 9
  • Tác giả – Tác phẩm Văn 9
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng việt – Tập làm văn 9
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 9
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 9
  • Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
  • Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 9 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Soạn bài Cách làm bài nghị luân về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) lớp 9 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 9 một cách dễ dàng.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) (ngắn nhất)

Soạn bài Cách làm bài nghị luân về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) ngắn gọn:

I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Câu hỏi: (Trang 64 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

a. 

Đề 1: Vấn đề cần nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Vấn đề cần nghị luận là diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: vấn đề cần nghị luận là Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4: vấn đề cần nghị luận là Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

b.

– Đề bài về “Suy nghĩ”: Yêu cầu người viết đưa ra những nhận xét, ý kiến về một góc nhìn, phương diện nào đó của tác phẩm, đời hỏi cái nhìn chủ quan và khách quan của người viết.

- Đề bài về “Phân tích”: Yêu cầu người viết mổ xẻ, phân tích tác phẩm rồi trên cơ sở đó đưa ra nhận xét, kết luận đảm bảo tính khách quan, chính xác.

II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Học sinh đọc SGK

III. Luyện tập

Câu hỏi: (trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

1. Mở bài:

Người nông dân Việt Nam luôn là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Nếu “Làng” của Kim Lân gây ấn tượng với đọc giả về một người nông dân yêu nước bộc trực, “Chí Phèo”  khiến người đọc xúc động và xót thương cho kiếp người tha hóa của nhân vật Chí, thì đến với “Lão Hạc” của Nam Cao ta càng trân trọng và yêu quý bao phẩm chất đầy tốt đẹp của người nông dân. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thành công nghệ thuật, khẳng định tài năng và trái tim của một nhà văn hết lòng vì nhân dân.

2. Thân bài

+ Phân tích cốt truyện, tình huống truyện

+ Phân tích các nhân vật trong truyện

+ Phân tích chi tiết tiêu biểu của truyện

+ Phân tích các giá trị nghệ thuật của truyện

3. Kết bài

“Lão Hạc” đã góp phần lớn vào sự thành công của văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Qua tác phẩm, ta càng hiểu thêm những người dân nghèo đói khổ, họ tuy vất vả, nhọc nhằn, dù có cái nghèo có ghì sát mặt cũng không bao giờ đánh mất đi sự thiện lương trong mình. Truyện ngắn chính là một nốt nhạc có cả ngọt ngào và bi thương viết về người nông dân trước cách mạng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học

Soạn bài Sang thu

Soạn bài Nói với con

Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý

Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) –

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi. Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.Đề2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.Để 3. Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc Jược ngả của Nguyễn Quang Sáng.Câu hỏi:a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong để bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? (Gợi ý: Để phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Để suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,…)II – CÁC BƯớC LẢM BẢI NGH! LUÂN VÊ TÁC PHÂM TRUYÊN (HOẢC ĐOAN TRÍCH)Cho đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngăn “Làng” của Kim Lân.1. Tìm hiểu để và tìm ý— Đề yêu cầu nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân : Cần nêu được tình yêu làng quyện với lòng yêu nước ở nhân vật này, một nét rất mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.- Khi tìm ý cho bài văn, nên suy nghĩ theo các câu hỏi: Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai ? Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào ? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp) ? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước ấy (về tâm trạng, về cử chỉ, hành động, lời nói,…) ?5 NGU WAN 9/2, A 652. Lập dàn bàia) Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.b) Thân bài : Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.- Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện:+ Chi tiết đi tản cư nhớ làng.+ Theo dõi tin tức kháng chiến.+ Tâm trạng khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.+ Niềm vui khi tin đồn được cải chính.– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:+ Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện nhân vật.+ Các chi tiết miêu tả nhân vật.+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại,…).c) Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.3. Viết bàia). Mở bàiNên giới thiệu ngắn gọn truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai, đặc biệt cần nêu lên được vấn đề mình sẽ phân tích: tình yêu làng và lòng yêu nước – vẻ đẹp nổi bật của nhân vật ông Hai được nhà văn thể hiện sinh động trong truyện ngắn này. Có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn:- Đi từ khái quát đến cụ thể (từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật):Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong66 5.NGử VẢN 9/2-Bthời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu làng, lòng yêu nước ở người nông dân. 4ỉ đến với “Làng” chắc khó quên được ông Hai – một nhân vật nông dân mang những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc hoạ tài tình của Kim Lân. – Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết: Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn rau cắtrốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế b) Thân bài Lần lượt trình bày các luận điểm về nhân vật ông Hai theo dàn bài. Trong quá trình viết phần này, cần chú ý: – Nêu rõ các nhận xét, ý kiến của mình về tình yêu làng, lòng yêu nước của nhân vật ông Hai, về cách thể hiện đặc sắc của Kim Lân. – Ở từng luận điểm, cần có sự phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác bằng những dẫn chứng trong tác phẩm (về tâm trạng, suy nghĩ; về lời nói, cử : chỉ, hành động; về thái độ của ông Hai đối với các nhân vật khác,…). – Giữa các luận điểm, đoạn văn cần có sự liên kết, chuyển tiếp. c) Kết bài Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chỉ tiết chân thực, thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẩn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu thiết tha, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thẩm thía đối với các thế hệ ban dрс, 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa Đọc lại các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài xem có phù hợp với vấn đề nghị luận, với dàn bài không, giữa các phần có sự liên kết hợp lí chưa. Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.67Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Bài lâm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận: Mở bài : Giới thiệu tác phẩm (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. Thân bài : Nếu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. Kết bài: Nếu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). • Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cẩn thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. • Giữa các phần, các đoạn của bài văn cẩn có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.III = LUYÊN TÂP Cho để bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.