Giải sách giáo khoa vật lý lớp 10

Giới thiệu cuốn Sách Giáo Khoa Vật Lí Lớp 10 Sách Giáo Khoa Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao được bộ Giáo Dục và Đào Tạo biên soạn và phát hành. Sách gồm bảy chương cung cấp đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý … Mục lục Sách Giáo Khoa Vật Lí Lớp 10 :

CHƯƠNG I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÍ 10

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Trả lời các câu hỏi SGK Vật lý 10 Bài 17

C1. [ trang 96 sgk Vật Lý 10]: Có nhận xét gì về phương của hai dây khi vật đứng yên?

Trả lời:

Phương của hai dây cùng nằm trên một đường thẳng.

C2. [ trang 97 sgk Vật Lý 10]: Em hãy làm như Hình 17.3 và cho biết trọng tâm của thước dẹt ở đâu.

Trả lời:

Trọng tâm của thước ở chỗ mà khi đặt ngón tay ở đó thì thước nằm cân bằng. Vì khi đó trọng lực nằm cân bằng với phản lực giá đỡ [tay đỡ].

C3. [ trang 98 sgk Vật Lý 10]: Có nhận xét gì về giá của ba lực?

Trả lời:

Giá của ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng của vật phẳng mỏng.

Giải bài tập SGK Vật lý 10 Bài 17​​​​​​​

Bài 1 [trang 99 SGK Vật Lý 10] : Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.

Lời giải:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

Bài 2 [trang 99 SGK Vật Lý 10] : Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

Lời giải:

Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm:

Buộc dây vào một lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo vật thẳng đứng. Khi vật nằm cân bằng, dùng bút đánh dấu phương của sợi dây AA' đi qua vật, trên vật. Tiếp theo, buộc dây vào một lỗ khác A, vào lỗ B chẳng hạn. Khi vật nằm cân bằng, đánh dâu phương sợi dây BB' qua vật.

Giao điểm của hai đoạn thẳng đánh dấu trên vật AA' và BB' chính là trọng tâm G của vật.

Bài 3 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

Lời giải:

Đối với những vật phẳng mỏng có dạng hình học đối xứng: hình tròn tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật thì trọng tâm của vật là tâm đối xứng của vật [tâm hình tròn, giao điểm các đường phân giác, giao điểm hai đường chéo…].

Bài 4 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

Lời giải:

Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy:

- Trượt hai vecto lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy.

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Bài 5 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

Lời giải:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng qui.

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:

Bài 6 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính [Hình 17.9]. Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

a] lực căng của dây.

b] phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Lời giải:

Hình biểu diễn lực:

a] Vì vật nằm cân bằng nên ta có:

Hay

[ở đây ta phân tích trọng lực P thành 2 lực thành phần Px và Py]

Chiếu [∗] lên trục Ox ta có phương trình về độ lớn sau:

       T = Px = P.sin30o = m.g.sin30o = 2. 9,8. 0,5 = 9,8 N.

b] Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật:

Chiếu [∗] lên trục Oy ta được:

       Q – Py = 0 ↔ Q – Pcos30o = 0

       → Q = Py = Pcos30o = 17 [N]

Bài 7 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o . Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khổi lượng 2 kg [Hình 17.10]. Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2 . Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

A. 20 N ;         B. 28 N

C. 14 N ;         D. 1,4 N.

Hình 17.10

Lời giải:

Chọn C

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ sau:

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

Chọn hệ trục tòa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình [1] lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα - N2cosα = 0 [2]

Oy: -P + N1sinα + N2sinα = 0 [3]

Từ [2] ⇒ N1 = N2. Thay vào [3] ta được:

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.

Bài 8 [trang 100 SGK Vật Lý 10] : Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3 kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường một góc α = 20o [Hình 17.11]. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường, lấy g = 9,8 m/s2. Lực căng T của sợi dây là bao nhiêu?

A. 88 N ;         B. 10 N

C. 28 N ;         D. 32 N.

Lời giải:

Chọn D. Khi quả cầu nằm cân bằng,không có ma sát, thì phương của dây treo đi qua tâm O của quả cầu

Xét tam giác vuông N’OT ta có:

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách giáo khoa Vật Lí Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

06:17:0802/09/2021

Chương trình học vật lý lớp 10 cơ bản được chia thành hai phần gồm phần cơ học & nhiệt học. Mục lục SGK Vật lý lớp 10 cơ bản sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về những gì mà các em sẽ được học trong thời gian sắp tới.

Bài này sẽ giới thiệu tới các em mục lục SGK Vật lý 10 qua đó các em sẽ dễ dàng nắm rõ hơn về chương trình học vật lý lớp 10. Biết được thứ tự các bài mà chúng ta sẽ học, từ đó giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho các bài học kế tiếp. Qua đó giúp các em nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ và chắc chắn. Ngay bây giờ chúng ta cùng tham khảo xem mục Lục SGK Vật Lý Lớp 10 gồm những bài nào nhé.

• Để tìm kiếm nội dung bài viết trên hayhochoi các em có 3 cách:

+ Cách 1: Truy cập hayhochoi.vn vào bài viết mục lục

+ Cách 2: Truy cập hayhochoi.vn và vào menu tìm kiếm [ô tìm kiếm] nhập nội dung cần tìm

+ Cách 3: Trên ô tìm kiếm [thanh tìm kiếm] Google, gõ nội dung tìm kiếm kèm theo "site:hayhochoi.vn"

¤ Chương I: Động Học Chất Điểm

» Bài 1: Chuyển Động Cơ

» Bài 2: Chuyển Động Thẳng Đều

» Bài 3: Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều

» Bài 4: Sự Rơi Tự Do

» Bài 5: Chuyển Động Tròn Đều

» Bài 6: Tính Tương Đối Của Chuyển Động – Công Thức Cộng Vận Tốc

» Bài 7: Sai Số Của Các Phép Đo Các Đại Lượng Vật Lý

» Bài 8: Thực Hành Khảo Sát Chuyển Động Rơi Tự Do Và Xác Định Gia Tốc Rơi Tự Do

¤ Chương II: Động Lực Học Chất Điểm

» Bài 9: Tổng Hợp Và Phân Tích Lực – Điều Kiện Cân Bằng Của Chất Điểm

» Bài 10: Ba Định Luật Newton

» Bài 11: Lực Hấp Dẫn – Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn

» Bài 12: Lực Đàn Hồi Của Lò Xo – Định Luật Húc

» Bài 13: Lực Ma Sát

» Bài 14: Lực Hướng Tâm

» Bài 15: Bài Toán Về Chuyển Động Ném Ngang

» Bài 16: Thực Hành Xác Định Hệ Số Ma Sát

¤ Chương III: Cân Bằng Và Chuyển Động Của Vật Rắn

» Bài 17: Cân Bằng Của Một Vật Chịu Tác Dụng Của Hai Lực Và Của Ba Lực Không Song Song

» Bài 18: Cân Bằng Của Một Vật Có Trục Quay Cố Định – Momen Lực

» Bài 19: Quy Tắc Hợp Lực Song Song Cùng Chiều

» Bài 20: Các Dạng Cân Bằng – Cân Bằng Của Một Vật Có Mặt Chân Đế

» Bài 21: Chuyển Động Tịnh Tiến Của Vật Rắn – Chuyển Động Quay Của Vật Rắn Quanh Một Trục Cố Định

» Bài 22: Ngẫu Lực

¤ Chương IV: Định Luật Bảo Toàn

» Bài 23: Động Lượng – Định Luật Bảo Toàn Động Lượng

» Bài 24: Công Và Công Suất

» Bài 25: Động Năng

» Bài 26: Thế Năng

» Bài 27: Cơ Năng

¤ Chương V: Chất Khí

» Bài 28: Cấu Tạo Chất – Thuyết Động Học Phân Tử Của Chất Khí

» Bài 29: Quá Trình Đẳng Nhiệt – Định Luật Boyle-Mariotle

» Bài 30: Quá Trình Đẳng Tích – Định Luật Sác-lơ

» Bài 31: Phương Trình Trạng Thái Của Khí Lí Tưởng

¤ Chương VI: Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học

» Bài 32: Nội Năng Và Sự Biến Thiên Nội Năng

» Bài 33: Các Nguyên Lí Của Nhiệt Động Lực Học

¤ Chương VII: Chất Rắn Và Chất Lỏng – Sự Chuyển Thể

» Bài 34: Chất Rắn Kết Tinh – Chất Rắn Vô Định Hình

» Bài 35: Biến Dạng Cơ Của Vật Rắn

» Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn

» Bài 37: Các Hiện Tượng Bề Mặt Của Chất Lỏng

» Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất

» Bài 39: Độ Ẩm Của Không Khí

» Bài 40: Thực Hành: Xác Định Hệ Số Căng Bề Mặt Của Chất Lỏng

Mục lục SGK Vật lý 10 sẽ giúp các em dễ dàng nắm bắt được nội dung trong SGK đồng thời thuận tiện truy cập các bài viết được chia sẻ trên hayhochoi. Các bài viết được này ngắn gọn, nhấn mạnh trọng tâm nội dung, hướng dẫn giải bài tập cơ bản trong sách giáo khoa cụ thể, rõ ràng và chi tiết để các em nắm vững.

Để truy cập bài viết gồm lý thuyết và hướng dẫn giải chi tiết phần bài tập trên hayhochoi các em chỉ cần click chuột vào bài tương ứng.  nếu còn thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được giải thích cụ thể hơn. HayHocHoi chúc các em học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề