Gh trong nước là gì

Tìm hiểu về độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi

Bởi
ktnt

Tìm hiểu về độ kiềm kH và độ cứng gH trong nước ao nuôi, Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.

Trong nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm cá thì chỉ tiêu độ kiềm và độ cứng là rất quan trọng bắt buộc người nuôi phải kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự biến động của 2 chỉ tiêu này, nếu thay đổi lớn vượt ngưỡng cho phép sẽ làm môi trường sống của vật nuôi thay đổi theo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi. Tuy nhiên độ kiềm và độ cứng của nước rất dễ nhầm lẫn.

1. Độ kiềm kH:
Độ kiềm là tổng lượng bazo hiện diện trong nước. Carbonate [CO32-] và Bicarbonate [HCO3] là 2 bazơ phổ biến nhất và thành phần chủ yếu của Kiềm. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự sự thay đổi của pH. Độ kiềm trong môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lý, hóa , sinh và sức khỏe của thủy sản.Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu, bỏ ăn.Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiểm bệnh, hao hụt.

Để ổn định pH trước tiên cần ổn định độ kiềm và độ cứng của nước.Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20 150 mg/l thì thích hợp cho nuôi tôm cá.
a] Cách xử lý độ kiềm cao:
Dùng axit phosphoric bón xuống ao tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật có lợi để phân hủy mùn bả hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, kéo độ kiềm giảm xuống.

Lọc sinh học cũng giúp giảm độ kiềm nước.

b] Cách xử lý độ kiềm thấp:
Tăng cường sục khí trong hồ hoặc ao chứa nước có ánh sáng, tăng cường quang hợp, giảm nồng độ CO2 và tăng độ pH.

Dùng nước vôi trong đã pha sẵn để trung hòa.

Độ kiềm kH và pH bắt buộc người nuôi phải kiểm tra hằng ngày nhằm theo giỏi để quản lý môi trường tốt hơn giúp tôm nuôi phát triển tốt.

2. Độ cứng gH:
Độ cứng của nước được xác định là tổng hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có trong nước. Hai ion này chính là tác nhân gây ra độ cứng của nước. Canxi và Magie là 2 ion chủ yếu và quan trọng đối với tôm và cá trong quá trình thành lập xương, vẩy và một số quá trình trao đổi chất. Sự hiện diện ion tự do can xi trong nước còn giúp ngăn ngừa quá trình thất thoát muối Natri và Kali ra khỏi màng tế bào trong cơ thể tôm cá.

Độ cứng tối ưu cho nuôi tôm là từ 100 250 mg/l CaCO3.

Các cách làm giảm độ cứng của nước nuôi tôm:
+ Bơm khí và bơm nước tuần hoàn tiên tục có tác dụng phân hủy bicarbonate.
+ Tiến hành xử lý EDTA liều 2 3kg/1.000m3 nước để khử giảm độ cứng của nước ao.

  • TAGS
  • độ kiềm và độ cứng trong nước ao nuôi tôm
Bài trướcGen kháng kháng sinh được tìm thấy trong bột cá
Bài tiếp theoTôm phát triển mạnh nhờ thức ăn thay thế bột cá

Video liên quan

Chủ Đề