Gàng Giấy là gì

Ngày nay, cùng với sự phát triển chung thì nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng cao. Và một trong những sản phẩm được tiêu thụ nhiều đó là giấy. Vậy giấy làm từ gì? Nguyên liệu & quy trình sản xuất giấy như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thông tin chính xác nhất nhé !

Giấy làm từ gì?

Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn [papier-mâché]. Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy.

Giấy có từ khi nào?

Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc . Và mãi cho đến năm 750, kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến phương Tây thông qua Samarkand. Bởi các tù binh người Trung Quốc bị bắt trong Trận Đát La Tư giữa nhà Đường và nhà Abbas của người Hồi giáo. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo.

Nguyên liệu sản xuất giấy

Nguồn nguyên liệu để sản xuất giấy chủ yếu là gỗ và giấy tái chế. Cụ thể như sau:

Sợi bông

Trước khi sử dụng gỗ, sợi bông lại là nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Tuy nhiên do nhu cầu về giấy tăng cao thậm chí gây ra tình trạng khủng hoảng nguyên liệu giấy trong khi sợi bông sản xuất được lại có hạn. Vì vậy mà người ta đã nghiên cứu và tìm ra gỗ để thay thế cho sợi bông để làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Gỗ

Gỗ sẽ được tách vỏ, phần vỏ này sẽ được tận dụng để làm nguyên liệu và chất đốt cho các khâu sau, còn phần lõi sau khi được tách ra riêng sẽ được cắt và nghiền nhỏ thành dăm bào, tẩy rửa vệ sinh, trộn với nước và phụ chất đủ tạo thành một hỗn hợp nguyên liệu.

Sợi cellulose, là một loại chất có trong gỗ và rơm rạ, cũng là nguyên liệu giúp sản xuất ra giấy. Tuy nhiên, với từng loại gỗ thì chất lượng giấy làm ra cũng khác nhau. Những loại gỗ dưới đây thường được dùng để làm giấy chất lượng cao. Ví như: Gỗ vân sam, linh sam, thông, thông rụng lá, sồi, dương, cáng lò [Cây bulô] hay bạch đàn.

Giấy tái chế

Đây là những loại giấy đã qua sử dụng, được tập trung về nhà máy để nghiền nhỏ thành bột. Loại bỏ mực in và chất kết dính, tẩy rửa vệ sinh, trộn với nước và phụ chất đủ tạo thành một hỗn hợp nguyên liệu.

Ngành sản xuất giấy có phải là phá hoại rừng?

Ngành giấy không phá huỷ rừng!

Rừng cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy. Đa phần những loại cây trồng để làm giấy có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian thu hoạch ngắn. Trồng cây bán cho nhà máy giấy mang đến cho người dân nguồn kinh tế bền vững. Việc tái trồng cũng nhanh chóng do đó không hề có việc phá rừng để làm giấy.

Có nhiều loại giấy sau khi sử dụng còn được tái sử dụng. Theo thống kê có đến 80% giấy được tái sử dụng. Đây là một giải pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên rừng.

Nó không chỉ tận dụng sản phẩm của rừng như dăm gỗ, cành ngọn, dăm bào mà còn sử dụng nguyên liệu là giấy thải loại và carton cũ.

Thực tế đã chứng minh

Công nghiệp giấy của Pháp đã giảm lượng chất thải ô nhiễm [khí thải và nước thải] tới 85% so với cách đây 20 năm.

Giấy và bao bì giấy là sản phẩm được coi là kinh tế. Bản thân giấy và bao bì carton các loại được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và thu hồi tái sử dụng. Sau khi đã sử dụng, nó được thu hồi tới 82%. Điều đó chứng tỏ tính thân thiện môi trường của sản phẩm [khả năng tái sử dụng] và khả năng tái tạo ra tiền sau khi đã sử dụng thu hồi lại.

Hiện tại và tương lai

Hiện nay để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nhiều đơn vị, cá nhân đã sáng tạo ra những vật dụng bằng giấy như ống hút giấy, tô giấy, hộp giấy,

Và tương lại, còn rất nhiều sáng chế được ứng dụng để sử dụng làm từ nguyên liệu giấy.

Các loại giấy phổ biến

Có nhiều cách để phân loại giấy khác nhau, phân loại theo thành phần, phân loại theo cách sản xuất, phân loại theo công dụng

Các loại giấy sử dụng trong in ấn

Giấy in báo

Đây là loại giấy không tráng có định lượng từ 40 đến 50 gsm.

THAM KHẢO : Định lượng giấy các loại giấy

Giấy không tráng

Giấy couche, giấy bristol, giấy ford, giấy duplex là những loại thường được dùng trong in ấn như: in catalogue, in brochure, in menu, in card visit Có định lượng từ 70gsm đến 500gsm.

Giấy kraft tái chế

Khi công nghệ kraft ra đời, sự xuất hiện của giấy kraft đã cho thêm người tiêu dùng, có thêm sự lựa chọn về loại giấy in. Giấy kraft thường được dùng để làm túi giấy, bao thư các loại, thậm chí còn có cả brochure, card visit giấy kraft nữa.

Giấy mỹ thuật có vân

Đây là loại giấy đã được làm nhăn, để tạo những làn sóng đẹp. Đây là loại giấy ưa thích để in card visit.

Giấy đã sunphua hoá, giấy không thấm mỡ, giấy can và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ. Những loại này không thể in, nhưng loại được sử dụng để cán màng bảo vệ cho các sản phẩm in ấn.

Giấy thấm nước

Hiện tại giấy thấm nước chủ yếu được nhập từ Từ Điển. Ứng dụng của giấy này rất nhiều, đặc biệt trong việc làm đế lót ly.

Giấy carton

Đây là loại giấy có bề mặt thô giống giấy kraft nhưng bên trong dầy hơn và rỗng. Chủ yếu để sản xuất thùng giấy 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp tùy theo yêu cầu.

Hiện tại giấy carton còn được ứng dụng để làm các loại bìa menu hay còn được gọi là menu carton.

Các loại giấy không sử dụng trong in ấn

Giấy mềm không in

Đây là những loại giấy không dùng trong in ấn vì nó có độ mềm lớn. Thông thường nó thường dùng vệ sinh, và các mục đích khác.

Giấy than giấy nhám

Đây là loại giấy được thấm mực, dùng trong việc copy nội dung.

Giấy nhám. Là loai giấy được bọc thuốc lá.

Giấy dán tường giấy phủ sàn

Hiện tại có 2 loại giấy dán tường phổ biến là loại giấy dán tường Hàn Quốc, giấy dán tường Hà Lan.

Trong các loại giấy thì giấy carton được sử dụng nhiều nhất.

Đặc điểm giấy carton

Cấu tạo

Cấu tạo của giấy carton là một kết cấu có thể nói là thần kì. Bởi chỉ từ những tờ giấy mỏng và vô cùng đơn giản. Nhưng nhờ cấu tạo đặc biệt đã giúp chúng trở thành những sản phẩm có độ cứng và đồ bền khá cao.

Giấy carton được hình thành chủ yếu từ 3 thành phần chính. Đó là: Giấy, Polyethylene và nhôm.

1/ Giấy trong carton

Giấy trong carton là loại giấy thường được chế tạo từ bột gỗ tự nhiên hoặc tái chế từ các loại giấy khác. Đây là thành phần có tỷ lệ cao nhất trong tất cả các thành phần giấy carton.

Giấy carton cấu tạo gồm 3 thành phần chính

Loại giấy được dùng để làm giấy carton cần xử lý rất kỹ. Để tránh các loại tạp chất ảnh hưởng đến tính chất của thùng carton. Bên cạnh đó giấy cũng được chia thành nhiều loại từ thông thường đến cao cấp với quá trình xử lý khác nhau.

2/ Polyethylene chiếm 22% thành phần giấy carton

Polyethylene là một loại nhựa dẻo thường được gọi tên tiếng Việt là PE hay Polyetylen. Đây là chất nhựa hữu cơ được chế biến từ phản ứng trùng hợp.

Loại Polyethylene có tính chất cơ học khá đặc trưng. Giúp tạo độ cứng và độ dẻo cho các loại giấy carton. Nhờ đó góp phần tạo nên độc ứng cũng như độ bền của thùng carton.

Polyethylene

Tỷ lệ Polyethylene trong giấy carton cũng khá thấp. Tuy nhiên chưa phải là thấp nhất. Tỷ lệ của chất này sẽ tùy vào tính chất thùng carton cho các môi trường cụ thể.

3/ Nhôm không thể thiếu trong thành phần giấy carton

Nhôm là một kim loại mà tất cả mọi người đều biết đến, nó rất dễ bị oxi hóa khi ở dạng đơn chất và không gây hại môi trường. Tuy nhiên sự xuất hiện của kim loại này trong giấy carton lại gây bất ngờ cho mọi người và không hiểu chức năng của nó là gì?

Nhôm có vai trò không thể thiếu

Nhôm có tỷ lệ rất thấp trong việc sản xuất giấy carton. Với số lượng cực ít trong giấy carton, nhôm giúp giấy này có khả năng chống ăn mòn tốt. Bên cạnh đó nó còn giúp cho thùng carton không bị nhiễm từ và không bốc cháy tại nhiệt độ thường.

Tỷ lệ thành phần giấy carton phù hợp

Để sản phẩm giấy carton đạt chuẩn và đảm bảo về tính chất tốt nhất. Đồng thời giúp chúng phát huy tối đa chức năng sử dụng của mình. Thì việc sản xuất và kết hợp 3 thành phần trên thế nào cho phù hợp là vấn đề rất được nhà sản xuất quan tâm

Một tỷ lệ thành phần phù hợp sẽ cho ra những sản phẩm giấy carton chất lượng. Vậy tỷ lệ tiêu chuẩn của chúng là như thế nào?

Tỉ lệ thành phần giấy carton thông thường:

Thông thường tỷ lệ của hầu hết các loại giấy carton đều có tỉ lệ cố định như sau:

  • Giấy: 74%
  • Polyethylene: 22%
  • Nhôm: 4%

Với tỉ lệ này thì giấy carton chỉ có thể chịu được ở nhiệt độ và môi trường thông thường. Còn trong trường hợp cần lưu trữ sản phẩm trong môi trường khác thì tỉ lệ các thành phần sẽ thay đổi.

Tỷ lệ thành phần giấy carton

Tỷ lệ thành phần giấy carton trong môi trường nhiệt độ thấp

Trong môi trường nhiệt độ tăng lên thì chúng ta sẽ có tỷ lệ giấy tăng lên và giảm tỷ lệ Polyethylene.

  • Giấy: 80%
  • Polyethylene: 20%
  • Nhôm: 40%

Như vậy, là để đảm bảo đặc tính cơ bản và đạt chuẩn nhất cho giấy carton. Thì nhà sản xuất thông thường sẽ có sự kết hợp các thành phần cơ bản như trên đay. Với tỷ lệ phù hợp như thế này. Giấy carton sẽ được đảm bảo bền đẹp và chắc chắn nhất trong quá trình sử dụng

Các loại giấy carton phổ biến

Giấy carton hiện nay được sản xuất với 2 loại chính là: giấy carton tấm và giấy carton sóng. Mỗi loại đều sẽ có những tính năng và ứng dụng khác nhau

1/ Giấy carton tấm

Giấy carton tấm gồm hai phần chính: Lớp giấy mặt và lớp sóng trung gian. Ngoài ra, một số tấm carton người ta còn thiết kế thêm lớp giấy đáy.

+ Lớp mặt: Là lớp ngoài cùng, có màu trắng, vàng hoặc nâu, thường sử dụng các loại giấy phẳng, mịn và đẹp.

+ Lớp trung gian: Lớp giấy tạo thành từ các lớp sóng giấy, rãnh. Được dán vào lớp mặt và đáy đóng vai trò như 1 tầng lớp đệm thùng carton

+ Lớp đáy: Có thể là lớp giấy bình thường hoặc là 1 lớp giấy cứng hỗ trợ trong việc trợ lực

Giấy carton tấm

Nhằm tạo sự đa dạng và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Giấy tấm carton được sản xuất với nhiều loại khác nhau như: 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp, 5 lớp, 7 lớp,

2/ Giấy carton sóng

Sản phẩm giấy sóng carton hiện nay cũng được sản xuất đa dạng với nhiều loại sóng khác nhau như: carton sóng a, sóng b, sóng c, sóng e

+ Loại sóng phổ biến nhất hiện nay là sóng C, thay thế phần lớn sóng A nhờ rãnh ít hơn sóng A khoảng 15%.

+ Sóng A chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ nắp tới đáy là tốt nhất trong các loại sóng [Sóng C ít hơn khoảng 15% và sóng B là khoảng 25%].

Giấy carton sóng

+ Sóng B là loại sóng cho bề mặt phẳng tốt nhất [nhiều hơn khoảng 50% so với sóng A, và khoảng 25% so với sóng C]. Được dùng phổ biến cho các loại hộp bế.

+ Sóng E là loại sóng rất mỏng, thường được dùng cho thùng đựng các vật nhẹ hoặc gói đồ. Sóng E thường là giấy màu trắng với nhiều màu sắc in bên ngoài.

Ưu nhược điểm của giấy carton

Đối với bất kỳ một sản phẩm nào thì cũng đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Thì sản phẩm giấy carton cũng vậy. Chũng sẽ sở hữu đặc điểm vô cùng nổi bật mà chỉ riêng carton mới có. Tuy nhiên cũng sẽ có những mặt hạn chế mà người tiêu dùng nên lưu ý

1/ Ưu điểm

+ Dễ cắt, chỉnh linh hoạt: Giấy carton rất dễ cắt thành từng khổ, từng mảnh để dễ sử dụng. Từ đó tạo ra nhiều kiểu lắp ghép khác nhau. Cụ thể có carton dán, carton đóng ghim và carton gài.

+ Giá thành rẻ: Với nguyên liệu chủ yếu là giấy. Nên giấy carton rất rẻ giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc sử dụng những nguyên liệu gói hàng khác.

+ Khả năng chịu lực cao: Sản phẩm giấy carton được tạo ra với cấu trúc đặc biệt từ những lớp sóng giấy. Nhờ vậy khả năng phân tán lực tốt và khả năng chịu bục và lực tác động cao.

Giấy carton sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

+ Đa dạng về mẫu mã, màu sắc: Carton có bề mặt giấy ngoài mềm mịn, dễ cắt ghép. Nên mẫu mã rất đa dạng. Việc in ấn lên mặt giấy carton cũng rất dễ dàng. Nhờ đó hình ảnh, màu sắc đa dạng, phong phú và đẹp mắt.

+ Nhỏ gọn và rất nhẹ: Trọng lượng của carton nhẹ có thể gấp và mở linh hoạt giúp việc vận chuyển và lưu trữ trở nên dễ dàng hơn.

+ Bảo vệ tốt mọi loại sản phẩm: Sản phẩm thùng carton có thể chịu được lực tác động, tránh ánh nắng mặt trời, tránh được từ giúp bảo vệ sản phẩm nguyên vẹn.

2/ Nhược điểm

+ Không lưu trữ được trong thời gian lâu: Giấy carton khó có thể lưu trữ được lâu. Vì giấy dễ phân hủy khi gặp không khí ẩm. Bên cạnh đó giấy carton cũng rất dễ bị mủn hoặc mọt khi để thời gian lâu.

+ Dễ cháy: Nếu bảo quản thùng carton ở những khu vực có nhiệt độ cao thì thùng carton rất dễ cháy.

+ Kị nước: sản phẩm giấy carton rất kị nước. Khi gặp nước lập tức giấy sẽ nhũn ra và các liên kết giữa các thành phần lập tức tách rời nhau.

Giấy carton khá dễ cháy

Quy trình sản xuất giấy carton

Giấy phế liệu sau khi được thu gom từ các cơ sở thu gom phế liệu sẽ được đóng thành các thùng, kiện hàng để chuyển đến nhà máy. Tại đây, giấy phế liệu sẽ được trộn lẫn với nước trong máy xay để trích xuất tất cả các sợi giấy từ nhựa và nhôm. Lúc này các sợi giấy đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất thành cuộn. Từ giấy cuộn đưa vào máy chạy sóng và các máy móc khác tạo thành giấy carton.

Các bước phân loại, ngâm nghiền, đánh tơi sẽ được thực hiện thủ công để tạo ra bột giấy chất lượng.

Xeo

Xeo giấy là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng giấy và nó có hai phần chính, đó là phần ướt và phần khô. Phần ướt giúp hình thành cấu trúc chính của tờ giấy và phần khô giúp sấy khô để tăng chất lượng cũng như độ nhẵn của giấy.

THAM KHẢO : Quy trình Xeo giấy là gì?

Ép

Với loại bìa carton nhiều lớp, đặc biệt là loại định lượng cao. Quá trình ép cần được thực hiện từ từ, êm diụ để tránh hiện tượng nén giấy [ ép nát] hay tạo túi khí giữa các lớp giấy. Đồng thời cũng bảo vệ được độ khối và lực liên kết giữa các lớp giấy. Yêu cầu cơ bản là tác động c ủa ứng suất kéo trên bằng giấy cần được giảm thiểu. Và mỗi khe ép cần có thiết kế đặc biệt tương ứng với lượng nức đước tách ra ở mỗi khe ép.

Sấy

Sấy bìa carton có cấu trúc nhiều lớp đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt vì nó có bề dày cao và cấu trúc cũng đặc biệt. Hai yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đối với tốc độ truyền nhiệt từ bề mặt đến tâm của băng giấy. Hay tốc độ khuếch tán nhiệt từ tâm đến bề mặt. Số trục sấy khá lớn, ở 1 số máy cũ có thể lên tới cả trăm trục.

Hoàn tất sản phẩm

Hai phương pháp cơ bản để có được bề mặt hoàn tất của sản phẩm bìa carton nhiều lớp là tráng keo bằng dao gạt và cán bằng trục mài láng.

Tráng keo bằng dao gạt

Sự làm phẳng và làm vững chắc bề mặt giấy được thực hiện bằng việc sử dụng 2 3 trục ép keo được trang bị với 3 -4 hộp nước để được dung dịch tinh bôt lên bề mặt giấy. Điều này làm tăng tính kháng xù lông cho mặt giấy.

Trong xử lý này, độ ẩm ban đầu của sản phẩm giấy bìa khoảng 3% và sau xử lý khoảng 6%. Nếu độ ẩm trước xử lý cao hơn, độ khối sản phẩm sẽ bị giảm đáng kể. Khả năng bắt ẩm của giấy phụ thuộc vào tốc máy và sự gia keo bề mặt và thường được giới hạn khoảng 1% chỗ mỗi dao gạt.

Trục mài láng

Để có được mặt phẳng và bóng, bìa carton sẽ được sấy khô 1 phần rồi được ép trên 1 trục bóng đường kính lớn. Phương pháp này giúp duy trì được độ khối cho giấy bìa và bề mặt có được sẽ đặc biệt thích hợp cho những quá trình tráng phấn sau này.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ hạn chế đối với giấy tương đối xốp và định lượng không quá 450gr/m2. Vì lúc này hơi ẩm tách ra sẽ phải khuếch tán qua 1 tập hợp nhiều lớp giấy khá dày. Do sự sấy khô khác nhau giữa 2 mặt tờ bìa, có thể làm xuất hiện ứng suất trong cấu trúc của sản phẩm và ảnh hưởng của chúng có thể sẽ biểu hiện trong những xử lý sau này như gây ra hiện tượng bìa bị uốn quoăn. D o vậy đối với những phần khác nhau của buồng sấy cần phải được kiểm tra chặt chẽ.

Thuyết minh quy trình sản xuất giấy carton tại Bắc Trường Sơn

Để làm giấy carton thì trước hết phải xem tất cả các yêu cầu của khách hàng. Điều này để ta thiết lập được quy trình tạo ra giấy tấm carton.

Bước 1 : Chọn giấy nguyên liệu

Khi đặt hàng làm giấy carton, các đối tác cũng chú ý đến chất liệu khi đăt. Các yếu tố họ quan tâm là chạy định lượng giấy và nguồn gốc của giấy.

Định lượng của giấy [có số đo tạm là LBS]

Thông thường, lớp bề mặt được chú ý chọn giấy định lượng cao hơn. Vì lớp ngoài chịu tác động nhiều hơn. Lớp giấy bề mặt thường được đặt giấy định lượng cao từ 220 LBS 275 LBS. Có thể, đó là giấy định lượng cao và phủ lớp bột gỗ để chống ẩm, chống thấm.

Lớp giấy ruột [giấy XEO] có thể định lượng thấp hơn chút. Tùy theo yêu cầu khách hàng. Nhưng thông thường, các lớp giấy XEO có định lượng từ 135 LBS 185 LBS. Tốt nhất nên sử dụng loại giấy có định lượng 150 LBS trở lên.

THAM KHẢO : Cách tính định lượng giấy đơn giản nhất!

Nguồn gốc giấy

Thông thường, lớp giấy bề mặt thường chọn giấy có cấp độ cao và từ các nước tiên tiến. Còn lớp giấy ruột [giấy XEO] thì cấp độ thấp hơn và có thể từ có nguồn gốc từ nước bản địa cũng được.

Hiện nay trong những mặt hàng ngành may mặc, hay đồ nội thất cao cấp thì loại giấy làm thùng đựng hàng xuất khẩu đều phải là loại giấy có định lượng cao.

Bước 2 : Chạy giấy sóng

Có hai loại giấy carton được sử dụng đóng thùng nhiều nhất đó là giấy 3 lớp và giấy 5 lớp.

Giấy 3 lớp

Để làm thùng carton 3 lớp thì chỉ cần một đấu máy chạy giấy 2 lớp sau đó giấy sẽ chạy qua máy cán lớp mặt cuối cùng. Sau công đoạn này ta sẽ tạo ra được những tấm giấy 3 lớp.

Giấy 5 lớp

Còn về giấy 5 lớp ta phải chạy sóng giấy 2 lớp qua 2 đầu máy. Sau đó từ 2 đầu máy này sẽ chạy qua máy cán lớp sóng cuối cùng như sản xuất giấy carton 3 lớp. Đây chính là những tấm giấy tạo ra các thùng carton theo yêu cầu của khách hàng. Dù 3 lớp hay 5 lớp thì giấy để tạo ra những tấm giấy này dựa theo loại giấy mà khách hàng yêu cầu.

Chạy giấy có số lớp theo yêu cầu

Có thể chạy giấy 02 lớp, giấy 04 lớp, giấy 06 lớp và giấy 07 lớp.

  • Giấy 02 lớp thì chỉ chạy 01 lớp giất mặt và 01 lớp giấy sóng.
  • Giấy 04 lớp thì là 02 lớp giấy sóng đôi kết vào nhau mà bớt đi 01 lớp bề mặt.
  • Giấy 06 lớp thì kết hợp 03 lớp giấy mặt và sóng.
  • Nhưng giấy 07 lớp thì 03 lớp giấy đôi định hình và thêm một lớp bề mặt.

Các loại giấy này đặc biệt và ít người dùng. Khi có khách hàng yêu cầu, các công ty sản xuất giấy mới chạy theo yêu cầu.

Sóng giấy

Ở phần này, nhà cung cấp cũng chú ý đến phần hết sức quan trọng là chọn sóng giấy. Có các loại sóng A, sóng B, sóng C, sóng E Các loại này kết hợp thành giấy carton có sóng AB hay sóng BC.. Có thể kết hợp trùng sóng là sóng B B, hay sóng E E. Việc chọn loại sóng cũng quyết định đến độ cứng độ đàn hồi, độ bục của giấy carton.

Bước 3: Cắt giấy

Sau khi đã có những tấm giấy 3 lớp,5 lớp, lúc này theo yêu cầu quy cách của khách hàng để tạo thùng giấy đựng hàng theo đúng kích thước khách hàng yêu cầu. Các công ty bao bì có thể cắt thành giấy tấm để bán lại cho các công ty bao bì nhỏ hơn, không có, điều kiện đầu tư máy móc làm giấy tấm.

Để cắt được đúng như yêu cầu, nhân viên kỹ thuật sẽ điều chỉnh các thông số trên máy chạp giấy. Sau khi đã điều chỉnh thông số theo đúng yêu cầu, lúc này máy chạy giấy sẽ chạy ra những tấm giấy được cắt theo kích thước thùng mà khách hàng cần.

//sanxuatbaobicarton.com/wp-content/uploads/2020/02/quy-trinh-lam-thung-carton-tai-bac-truong-son.mp4

Như vậy, về cơ bản, giấy carton tấm đã hình thành.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình sản xuất giấy carton. Nếu quý khách có nhu cầu mua giấy carton giá rẻ. Vui lòng liên hệ đến hotline của Bắc Trường Sơn để được tư vấn miễn phí 24/7.

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7 :0918.136.768

Video liên quan

Chủ Đề