Eo tuyến giáp là gì

Một người có tuyến giáp bình thường không có nghĩa là có thể loại trừ mọi khả năng mang bệnh sau này. Do vậy, bất cứ biểu hiện nào bất thường liên quan đến tuyến giáp các bạn đều không nên chủ quan.

1. Tuyến giáp và vai trò

Tuyến giáp được biết đến là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người. Là nơi tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine [ hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iot trong thành phần], hormon tri-iodo-thyronine [hay gọi là T3].

Vị trí của tuyến giáp

Tuyến giáp có vị trí nằm ở trước cổ và có hình dạng giống như một con bướm. Tuyến giáp sàm sát với khí quản. Vị trí của tuyến này tương ứng với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.

Vai trò của tuyến giáp

  • Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.

  • Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.

  • Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.

  • Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.

  • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.

  • Điều tiết lượng canxi trong máu luôn duy trì nồng độ 1%; điều tiết lượng photpho trong máu.

Hình ảnh minh họa cho vị trí và tuyến giáp bình thường trong cơ thể người

2. Thế nào là tuyến giáp bình thường?

Để đánh giá tình trạng của tuyến giáp, người ta phải xét nghiệm hormon tuyến giáp để xác định chỉ số. Đó là chỉ số thyroxine [T4] và Triiodothyronine [T3] và chỉ số TSH của tuyến yên. Thông người, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh lý gia đình để có hướng xét nghiệm phù hợp. Mục đích nhằm xác định tình trạng hoạt động của tuyến giáp và sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp.

Chỉ số tuyến giáp bình thường được tính như sau:

  • Chỉ số TSH trong phạm vi từ 0,4 đến 5 mIU/L là mức độ bình thường.

  • Chỉ số T3 [ở người trưởng thành] đạt mức 1.3 - 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Các chỉ số của T3 và T4 sẽ tăng giảm tương ứng đối với từng trường hợp.

  • Chỉ số T4 bình thường là khi đạt mức 12 - 22 pmol/l [0.93-1.7 ng/dL].

Nhiều trường hợp chỉ số có thể thay đổi tăng giảm do người xét nghiệm sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh. Còn nếu các chỉ số vượt mức hoặc dưới mức bình thường đều cảnh báo tình trạng bệnh lý của tuyến giáp.

Tại sao phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?

Thông thường, người Việt Nam rất ít có khái niệm xét nghiệm sàng lọc bệnh trước khi phát hiện. Chính điều này đã khiến tình trạng bệnh lý tuyến giáp phát triển mà người bệnh không hề hay biết. Nếu như tiền sử gia đình từng có người bị u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh lý khác về tuyến giáp thì bạn nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Xét nghiệm sẽ giúp bạn xác định tình trạng tuyến giáp bình thường hay không và có nguy cơ mắc bệnh hay không để có cách phòng tránh.

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể

3. Những bệnh lý tuyến giáp phổ biến hiện nay

Có khá nhiều bệnh lý tuyến giáp thường gặp. Trong đó có nhiều loại bệnh lý di truyền:

Suy giáp

Suy giáp là bệnh lý tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như: tuyến giáp bị cắt bỏ một phần vì có u cục, sự xâm hại gây viêm nhiễm từ vi khuẩn, bị ung bướu chèn ép lên tuyến giáp, và một số nguyên nhân khác,...

Bệnh cường giáp

Cường giáp [cường giáp trạng] là tình trạng xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Người bệnh cường giáp dù có ăn uống đủ chất đến đâu cũng vẫn bị giảm cân. Rất hay khó ngủ, nóng trong người, hay tiết mồ hôi, tim đập nhanh, tăng huyết áp, tuyến giáp phát triển to hơn so với tuyến giáp bình thường.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Đa số ung thư tuyến giáp là carcinôm biệt hoá tốt, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm và tích cực. Ung thư tuyến giáp bao gồm: Carcinôm tuyến giáp dạng nhú thường gặp nhất chiếm 80% ung thư tuyến giáp.

Hình ảnh minh họa ung thư tuyến giáp

4. Khi nào cần phải xét nghiệm hormon tuyến giáp?

Tuyến giáp bình thường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể. Do vậy, bất cứ biểu hiện nào của tuyến giáp cũng cần phải được tiên lượng về bệnh lý để phòng và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Nên khám tuyến giáp khi nào?

Những đối tượng có người trong gia đình có tiền sử bệnh lý tuyến giáp như u tuyến giáp, ung thư tuyến giáp... cần phải được khám định kỳ để sàng lọc bệnh về tuyến giáp. Hoặc những ai khi thấy có biểu hiện không bình thường ở tuyến giáp như: sờ tay thấy tuyến giáp to hơn bình thường, có hạch ở tuyến giáp, nuốt khó, cảm giác khó chịu ở tuyến giáp, tăng – giảm cân bất thường... nên đi xét nghiệm tuyến giáp để xác định tình trạng bệnh.

Nên xét nghiệm tuyến giáp ngay khi có biểu hiện bất thường

Các xét nghiệm cần làm để xác định tình trạng tuyến giáp

Để các định tình trạng tuyến giáp bình thường hay có khả năng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định khám và làm xét nghiệm như:

  • Siêu âm tuyến giáp: để xác định tình trạng kích thước các yếu tố bất thường của tuyến giáp. Siêu âm cũng xác định được cả ung thư tuyến giáp.

  • Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp thông qua đánh giá chỉ số TSH, T3, FT3, T4, FT4 hoặc một số kháng thể kháng tuyến giáp khác.

  • Kiểm tra độ tập trung I - ỐT: nhằm xác định bệnh cường giáp hoặc nhược giáp.

  • Xạ hình tuyến giáp

  • Sinh thiết tuyến giáp: là giải pháp chọc hút tế bào giáp để sinh thiết, xác định tình trạng bệnh lý tuyến giáp, nhất là ung thư tuyến giáp.

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Do vậy, để giữ tuyến giáp bình thường, hàng ngày phải cân đối khẩu phần ăn, định lượng I ốt vừa đủ, không quá nhiều cũng không nên quá ít. Đồng thời nên khám định kỳ hoặc làm xét nghiệm tuyến giáp khi cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Chúng ta thường xuyên nghe về tuyến giáp, mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp nhưng ít ai biết tuyến giáp là gì, tuyến giáp nằm ở đâu và chúng có chức năng gì cho cơ thể, hay các bệnh lý tuyến giáp hay gặp là gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp nằm ở đâu?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, giữ nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Vậy tuyến giáp nằm ở đâu trên cơ thể con người?

Theo bản đồ y khoa, tuyến giáp là một bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ tương đương với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1, có hình dạng giống con bướm; phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Trọng lượng tuyến giáp khoảng 10-20 gram, cấu tạo gồm 2 thùy phải và thùy trái và 1 eo tuyến nối 2 thùy lại với nhau.

Hình ảnh vị trí của tuyến giáp trong cơ thể con người

Do kích tố của tuyến giáp chủ yếu là chất tyrosine được hình thành từ tyrosin và iot nên tuyến giáp sẽ đảm nhiệm những vai trò quan trọng như:

  • Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.

  • Tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, kích thích sự sinh trưởng phát dục.

  • Tác động đến sự phát triển và hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.

  • Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.

  • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.

  • Ngoài ra, tuyến giáp còn đóng vai trò điều tiết lượng photpho và canxi trong máu, luôn duy trì nồng độ 1%.

2. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

Sau khi biết tuyến giáp là gì và tuyến giáp nằm ở đâu, bạn nên tìm hiểu thêm những biểu hiện đặc trưng của một số bệnh lý tuyến giáp, để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Sau đây là một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp:

2.1 Hạch tuyến giáp

Trong số tất cả các vấn đề về tuyến giáp, hạch tuyến giáp thường vô hại và không đau, có thể sờ hoặc nhìn thấy hạch trên cổ. Các hạch này có thể chèn ép thực quản hoặc khí quản dẫn đến khó thở và khó nuốt.

Đôi khi các hạch tuyến giáp có thể tạo ra các hóc môn dẫn đến các triệu chứng cường giáp như: sụt cân, lo lắng, nhịp tim nhanh... Tuy nhiên, tỷ lệ hạch tuyến giáp biến chứng và phát triển thành ác tính là khá nhỏ.

2.2 Bướu giáp đơn thuần

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở tuyến giáp, biểu hiện thành một khối lớn bên dưới cổ. Các triệu chứng của bướu giáp bao gồm: sưng to có thể nhìn thấy rõ ở vùng đáy cổ, thường không đau. Khi kích thước bướu cổ quá lớn có thể gây ra các biến chứng như: khó thở và khó nuốt, ho nhiều và khàn tiếng.

2.3 Bệnh cường giáp do tăng sản xuất hóc môn giáp

Các biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp như: tăng thân nhiệt, giảm cân nhanh chóng, khó ngủ, da nóng và ẩm, sợ nóng, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, dễ cáu gắt, khó tập trung... Đặc biệt có thể sờ thấy tuyến giáp đang to ra.

2.4 Bệnh suy giáp do tuyến giáp giảm bài tiết 2 hóc môn T3 và T4

Bệnh suy giáp biểu hiện thường gặp như: cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, tăng cân, tiểu ít, táo bón, cơ thể chậm chạp, giảm trí nhớ, khả năng tư duy kém, nhịp tim giảm, huyết áp thấp, chức năng sinh dục suy giảm…

2.5 Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, khi phát triển đến các giai đoạn sau, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn như: sưng hạch bạch huyết ở cổ và gây đau, khàn giọng, khó thở cũng như khó nuốt.

Hình ảnh khối u ở tuyến giáp

Như vậy, ngoài việc biết tuyến giáp nằm ở đâu, chức năng của tuyến giáp là gì, bạn nên ghi nhớ những triệu chứng bệnh lý về tuyến giáp để có những biện pháp chữa trị kịp thời, tránh trường hợp phát hiện bệnh muộn, có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu bạn nghi ngờ cơ quan tuyến giáp của mình không ổn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết tuyến giáp nằm ở đâu và tư vấn cách điều trị chính xác. Bên cạnh việc điều trị các phương pháp y tế, bạn cũng cần thay đổi lối sống khoa học hơn để tuyến giáp luôn khỏe mạnh.

3. Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hóc môn tuyến giáp

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến giáp bắt nguồn từ chính chế độ dinh dưỡng nghèo nàn của bạn. Để giữ hệ thống báo hiệu tuyến giáp tốt nhất, bạn cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm sau:

  • I-ốt: I-ốt chính là một khối xây dựng rất quan trọng trong hóc môn tuyến giáp. Nạn nên bổ sung muối hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt như: hải sản, các loại rau xanh đậm. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ i-ốt quá mức sẽ gây phản tác dụng và cản trở hoạt động của tuyến giáp.

  • Cá hồi: loại hải sản rất tốt để hỗ trợ tăng cường chuyển hóa. Trong cá hồi có chứa axit béo omega-3, giúp tăng cường các thuộc tính chống viêm, ngoài ra còn giúp giảm cân hiệu quả.

  • Dầu oliu: chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như ung thư, loãng xương và làm tăng serotonin trong máu.

  • Nghệ: là thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của tuyến giáp nhờ có hoạt chất curcumin. Nó có tác dụng kháng viêm, làm giảm các rối loạn liên quan đến tâm lý như lo âu và trầm cảm do bệnh suy giáp hoặc cường giáp gây ra.

  • Gừng: giúp giảm đau khi mắc các bệnh mãn tính và giảm nguy cơ bệnh lý do tuyến giáp suy yếu hay tim mạch hoạt động kém.

Nên sử dụng những thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Trên đây là những thông tin chi tiết về tuyến giáp là gì, tuyến giáp nằm ở đâu, các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong quá trình phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cũng có thể tham gia gói tầm soát, kiểm tra chức năng tuyến giáp và sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Video liên quan

Chủ Đề