Tại sao khi ngủ

By Victoria Healthcare 01 Tháng 4 2021

Tiếng ngáy xuất hiện khi mô mềm vùng mũi họng rung động khi cơ thể đang ngủ. Ngủ ngáy thường không phải là tình trạng sức khỏe trầm trọng, tuy nhiên nếu tình trạng ngáy làm ảnh hưởng cuộc sống của bạn hoặc người ngủ chung, bạn nên đến gặp Bác sĩ tìm kiếm phương án để giảm ngủ ngáy.

Khi chúng ta thức, các mô ở mũi họng và đường thở trên mở ra nên không khí đi qua vùng này dễ dàng nên không có tiếng ngáy

Khi ngủ, các mô mềm và lưỡi thư giãn làm cho đường thở trên bị tắc nghẽn một phần, khi không khí đi ra vào gặp cản trở sẽ làm cho các mô mềm này rung động, gây ra tiếng ngáy.

CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ GÂY RA NGỦ NGÁY:

- Uống chất có cồn, rượu, bia

- Dùng thuốc dãn cơ hay thuốc chống trầm cảm

- Nghẹt mũi, vẹo vách ngăn mũi, cuốn mũi phì đại, Amidan quá phát, VA quá phát

- Yếu tố gia đình có ảnh hưởng cấu trúc mũi miệng

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 40% nam giới và 24% có ngủ ngáy thường xuyên.

- Tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch

**Ngưng thở khi ngủ: Ngủ ngáy là triệu chứng của ngưng thở khi ngủ. Người có vấn đề này thường ngưng thở một lúc khi đang ngủ, sau đó họ có tiếng như sặc hoặc lấy hơi vào.

Có hai dạng ngưng thở khi ngủ:

- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn lien quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp trên, kiểu này liên quan nhiều đến ngủ ngáy

- Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân hệ thần kinh trung ương, kiểu này thường không liên quan đến ngủ ngáy.

CÁCH LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG NGỦ NGÁY

- Ngưng các chất có cồn và các loại thuốc dãn cơ

- Khám và tư vấn BS tai mũi họng để giải quyết nghẹt mũi, Amidan viêm, VA quá phát

- Thay đổi tư thế ngủ: nằm nghiêng, kê cao đầu, mua gối chống ngáy

KHI NÀO BẠN CẦN KHÁM BÁC SĨ?

- Khi bạn ngáy quá to, hoặc có biểu hiện ngưng thở khi ngủ

- Thiếu tập trung, mệt mỏi

- Người ngủ cùng phòng bị giảm chất lượng giấc ngủ hoặc không ngủ được do bạn ngáy quá to

Tùy thuộc vào tình trạng của từng cá thể mà bác sĩ sẽ cho lời khuyên phù hợp

- Thay đổi các yếu tố gây ngủ ngáy

[Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock]

Nói lời nói [đôi khi thô tục] và thường là các cử động hung hăng [ví dụ: vẫy tay, đấm, đá] xảy ra trong giấc ngủ REM. Những hành vi này có thể mô phỏng giấc mơ của bệnh nhân, không rõ vì lý do gì mà trong suốt giấc ngủ REM thường không mất trương lực cơ. Khi bệnh nhân tỉnh dậy sau các hành vi đó họ nhận thức được những giấc mơ sống động.

Bệnh lý này phổ biến hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là những người có các bệnh lý thoái hóa thần kinh trung ương [ví dụ như bệnh Parkinson Bệnh Parkinson hoặc Alzheimer Bệnh Alzheimer , chứng sa sút trí tuệ mạch máu Sa sút trí tuệ do mạch , thoái hóa sụn khớp thần kinh, teo đa hệ thống Teo đa hệ thống [MSA] , liệt trên nhân tiến triển Liệt trên nhân tiến triển ]. Hành vi tương tự có thể xảy ra ở những bệnh nhân ngủ rũ Ngủ rũ hoặc dùng thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine [ví dụ atomoxetine, reboxetine, venlafaxine]. Ở bệnh nhân rối loạn hành vi giấc ngủ REM, synuclein tích lũy trong tế bào thần kinh, như xảy ra trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, teo đa hệ thống, và Sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ thể Lewy và sa sút trí tuệ do Bệnh Parkinson . Một số bệnh nhân xuất hiện bệnh Parkinson nhiều năm sau khi được chẩn đoán rối loạn hành vi ngủ REM.

Chẩn đoán có thể nghi ngờ dựa trên khai thác các triệu chứng do bệnh nhân hoặc người ngủ cùng kể. Chẩn đoán xác định bằng đo đa kí giấc ngủ. Nó có thể phát hiện hoạt động vận động quá mức trong thời kỳ REM; thiết bị theo dõi nghe nhìn có thể ghi lại những chuyển động cơ thể bất thường và ngôn ngữ. Khám thần kinh để loại trừ các bệnh lý thoái hóa thần kinh. Nếu phát hiện thấy bất thường, có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI.

Điều trị bằng clonazepam từ 0,5 đến 2 mg uống vào giờ đi ngủ. Hầu hết các bệnh nhân cần uống thuốc kéo dài để tránh tái phát; khả năng dung nạp hoặc lạm dụng thấp. Một thay thế là melatonin 3 đến 12 mg [nhưng không biết liều lượng tối ưu].

Người ngủ cùng nên được cảnh báo về khả năng gây hại và có thể ngủ trên giường khác cho đến khi triệu chứng của bệnh nhân được giải quyết. Những đồ vật sắc nhọn cần được lấy ra khỏi giường bệnh.

Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng nói mớ - Ảnh: HEALTH

Nói mớ hay nói mơ [somniloquy] khi ngủ là việc một người bật phát thành lời nói có ý nghĩa hoặc vô nghĩa trong khi ngủ. Thông thường, một người sẽ nói mớ khi đang trong chu kỳ ngủ REM - giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng nói mớ. Có người chỉ nói vài từ vô nghĩa trong một lần, nhưng cũng có người nói rất nhiều trong một đêm ngủ. Câu hỏi đặt ra là vì sao người ta nói mớ?

Do di truyền

Trong nghiên cứu trên hơn 1.000 hộ gia đình có con từ độ tuổi 3 - 15 của Phần Lan năm 2001 và của Nhật Bản năm 2008, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các gia đình có bố mẹ thường mộng du và nói mớ thì con cái cũng có khả năng cao gặp tình trạng đó.

Do thể trạng mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ

Bất cứ ai cũng có thể nói lẩm bẩm trong giấc ngủ nhưng nhóm người gặp tình trạng này nhiều nhất là khi thiếu ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn những người nói mớ khi ngủ thường đang trải qua những ngày thiếu ngủ hoặc thể trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Khi chúng ta không nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động của não bộ có thể bị gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Do ảnh hưởng của thuốc

Nhiều loại thuốc trị bệnh gây tác dụng phụ là làm gián đoạn giấc ngủ. Thuốc có thể dẫn đến một số hành vi khi ngủ, bao gồm cả nói mớ, mộng du. Không chỉ là nói mớ, do không kiểm soát được cơ bắp, người ngủ còn có thể đá, đấm, nhảy ra khỏi giường và nói chuyện như một người đang tỉnh.

Làm gì để không nói mớ khi ngủ?

Mặc dù không thể xác định nguyên nhân chính xác của việc nói mớ nhưng thay đổi một số thói quen có thể giúp chúng ta kiểm soát nó. Cụ thể:

Nên tránh ăn uống quá no vào buổi tối. Tránh uống caffeine khi gần đi ngủ.

Lựa chọn giường nệm thoải mái để hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Tập đi ngủ đúng giờ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nói mớ quá nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đồng thời xuất hiện kèm dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung công việc ban ngày trong thời gian dài thì cần đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Bởi vì, trong một số trường hợp hiếm, việc nói mớ có liên quan tới các vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm thần hoặc co giật vào ban đêm.

MINH HẢI [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề