Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn đường

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Đặc biệt, trong những năm tháng đầu đời, dinh dưỡng còn là một yếu tố quyết định sự phát triển về cả thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn giúp mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi.

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi được chia làm 2 giai đoạn. Trong 6 tháng đầu đời, bú sữa mẹ là một cách bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất đối với trẻ, đồng thời bú sữa mẹ cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh. Nhưng từ 6 tháng đến 1 tuổi, chế độ ăn của trẻ cần được thay đổi, trẻ bắt đầu ăn dặm, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để trẻ được phát triển cân đối, toàn diện.

1.1. Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi

Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa mẹ có protein, carbohydrate, chất béo và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất của trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Hơn nữa, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và rất dễ mắc bệnh khi có những yếu tố bên ngoài tác động. Khi bú sữa mẹ, trẻ cũng sẽ nhận được những kháng thể từ mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi tốt hơn với một số loại bệnh và tình trạng viêm nhiễm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu như không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời, ít nhất là trong khoảng 6 tháng đầu của trẻ. Nên cho con bú sớm vì ngay sau khi sinh, tuyến sữa của mẹ sẽ tiết ra Colostrum - có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Sữa mẹ cũng được đánh giá là rất dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn ói của trẻ sau khi ăn. Khi cho con bú sữa mẹ, bạn sẽ thấy rất thuận tiện vì có thể cho con ăn ở bất cứ đâu, không cần mất thời gian vệ sinh hay hâm nóng bình sữa.

Chỉ nên cho trẻ uống sữa công thức khi mẹ có vấn đề về sức khỏe

Tuy nhiên, với những bà mẹ có vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như mắc bệnh viêm gan, nhiễm HIV,… thì bạn có thể lựa chọn sữa công thức để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

Nên cho trẻ bú như thế nào?

Các bà mẹ nên cho con bú trong khoảng 1 giờ sau sinh và sau đó, mỗi ngày bé cần được bú khoảng 8 đến 12 lần trong những tuần đầu tiên. Khi bé ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy để cho bú, điều này sẽ giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng và phát triển tốt.

Trẻ càng lớn thì nhu cầu sữa mẹ cũng tăng lên, trẻ có xu hướng bú nhanh hơn, bú nhiều hơn và dưới đây là gợi ý về tần suất bú mẹ của trẻ:

  • Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú 7 đến 9 lần/ngày.

  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú 6 đến 8 lần/ngày.

  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ bú khoảng 6 lần/ ngày.

  • Khi trẻ được 1 tuổi: Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa mẹ nhưng lượng sữa sẽ giảm xuống và lúc này bé cần ăn dặm để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Trên đây, chỉ là những gợi ý, vì tần suất bú của trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm, sở thích của trẻ.

1.2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

Từ 6 tháng đến 1 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm. Lúc này, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất sau trong chế độ ăn của trẻ:

Chất đạm: Rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, chất đạm động vật có thể kể đến như cá, thịt, trứng, sữa, đạm thực vật chẳng hạn như đậu nành,…

Các bữa ăn dặm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Chất béo: Rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho bé, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin tốt hơn. Đặc biệt, Omega 3 tốt cho sự phát triển trí não, thị lực của trẻ.

Chất xơ: Rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Các loại khoáng chất chẳng hạn như sắt giúp tạo máu, kẽm tăng cường hệ miễn dịch hay I-ốt giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.

Canxi: Không thể thiếu trong quá trình hình thành xương và răng của trẻ.

Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm Vitamin A, Vitamin D, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B12,…

Axit Folic: Có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào, hệ tạo máu, hệ thần kinh.

2. Một số lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

2.1. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé hoàn toàn được bú bằng sữa mẹ. Mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Sau khi sinh nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

  • Nên cho trẻ bú mẹ lâu, khoảng 45 phút.

  • Không hạn chế thời gian cũng như tần suất cho bé bú.

  • Khi bé đang khóc nên dỗ bé, đợi bé nín mới nên cho bú.

  • Trong trường hợp núm vú mẹ bị sưng, nứt,… cần dùng đến thuốc thì hãy lựa chọn loại thuốc không gây hại cho bé.

  • Nếu bé uống sữa công thức, cần đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng bình và hâm nóng sữa trước khi cho trẻ bú.

2.2. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

  • Khi trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ cần cho trẻ tập ăn từ những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Mẹ cần lên thực đơn phong phú để trẻ không cảm thấy chán ăn

  • Đặc biệt lưu ý về những loại món ăn bé không thích hoặc có nguy cơ dị ứng.

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ.

  • Cho bé ăn đa dạng thực phẩm để bé không cảm thấy chán. Nên đan xen bữa chính, bữa phụ để bé luôn hào hứng trong mỗi bữa ăn.

Chuyển đổi từ thói quen bú sữa hoàn toàn sang những bữa ăn dặm, bé sẽ cần thời gian để thích nghi, mẹ nên kiên nhẫn và cho con tập ăn dần dần. Nếu trẻ biếng ăn, khóc, nhổ phì mỗi khi ăn, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và từ từ tháo gỡ,…

Mẹ nên lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sạch và đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ.

Trên đây là những hướng dẫn giúp mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi một cách tốt nhất. Nếu còn có thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.

Đôi khi loại gia vị hấp dẫn vị giác lại chính là thủ phạm tiềm tàng nguy cơ gây hại đến sức khỏe của con bạn sau này, đặc biệt đối với những trẻ dưới 2 tuổi.

  • Ông bố trẻ bất lực vì vợ bắt con 2 tuổi kiêng hoàn toàn muối, đường, dầu mỡ: Sai lầm nhiều mẹ mắc phải có thể làm hại con
  • Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn cách nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ ăn dặm

Ngày 29/12 vừa qua, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] đã đưa ra khuyến cáo mới về chế độ ăn của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về khuyến nghị này:

Không cho đường vào chế độ ăn của trẻ dưới 2 tuổi

Trong ấn bản mới nhất về hướng dẫn dinh dưỡng thường niên của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA], cập nhật 5 năm 1 lần, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không nên tiêu thụ bất kỳ loại đường nào, vì sẽ gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và các tình trạng sức khỏe mãn tính trong tương lai.

Tuy nhiên, khi trẻ được 2 tuổi, lượng đường bổ sung cho cơ thể trẻ phải là nguồn cung cấp tối đa 10% lượng calo của trẻ.

Đồng thời, nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, trung bình trẻ sơ sinh tiêu thụ 1 muỗng cà phê đường mỗi ngày, còn trẻ mới biết đi tiêu thụ khoảng 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày.

Đáng chú ý hơn, Ủy ban Tư vấn hướng dẫn chế độ ăn uống cũng chỉ ra rằng: "Gần 70% lượng đường bổ sung đến từ 5 loại thực phẩm: đồ uống ngọt, món tráng miệng và thức ăn nhanh có vị ngọt, cà phê và trà [có đường], kẹo và đường, ngũ cốc ăn sáng và thanh năng lượng. Theo đó, chỉ cần loại bỏ các thực phẩm trên trong chế độ ăn của trẻ đã có thể giúp giảm tới 70% lượng đường".

Tương tự, chất béo bão hòa nên được giới hạn ở mức 10% lượng calo có thể nạp vào cơ thể mỗi ngày đối với những trẻ em dưới 2 tuổi. Còn lượng natri được khuyến nghị bị giới hạn ở mức là 2300mg cho trẻ em dưới 14 tuổi [không thay đổi so với hướng dẫn năm 2015].

Sữa mẹ là sự lựa chọn tốt nhất

Các hướng dẫn về một chế độ ăn uống lành mạnh đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi được khuyến cáo như sau:

Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn [hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt]. Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, song sữa mẹ vẫn được khuyến khích nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ trong ít nhất là một năm đầu đời.

Trong sữa mẹ có tất cả các thành phần dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng sữa đáp ứng nhu cầu cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày.

  • 5 loại thực phẩm "đại kỵ" với trẻ dưới 2 tuổi, loại số 4 cha mẹ Việt vẫn cho ăn nhan nhản

Vitamin D và các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cần được bổ sung như thế nào?

Khuyến nghị mới của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA] cũng chỉ rõ về việc các cha mẹ nên lưu ý các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như: đậu phộng, trứng, sữa bò và đậu phộng, đậu nành, lúa mì cùng các loại hải sản trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.

Trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn khác vào khoảng 6 tháng và nên được làm quen với những thức ăn có thể gây dị ứng cùng với những thức ăn khác.

Lý do là bởi, trong một số trường hợp "nguy cơ cao" mắc dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ có dấu hiệu xuất hiện các triệu chứng dị ứng thức ăn sớm thì việc trì hoãn bổ sung các loại thực phẩm kể trên không giúp làm tỷ lệ dị ứng. Mà ngược lại, với những bé không mắc bệnh dị ứng cơ địa thì việc tiếp xúc sớm với các loại thực phẩm đó còn có thể giúp làm giảm và mất dần tính mẫn cảm với loại thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Với những trường hợp này, khi trẻ lớn lên có thể dùng lại các loại thực phẩm đã từng gây dị ứng một cách thận trọng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên bổ sung vitamin D ngay sau khi sinh vì trong sữa mẹ chưa chắc có đủ chất dinh dưỡng này, trừ khi mẹ bổ sung ở mức cao.

Trước đó, một nhóm nghiên cứu của tổ chức Mayo Clinic [Mỹ] đã khảo sát 140 bà mẹ cho con bú sữa mẹ, và 44 người sử dụng cả sữa mẹ và sữa công thức và cho ra kết quả chưa đầy một nửa số trẻ trong nhóm bú sữa mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin D.

Mát xa và tắm cho bé vào mùa đông, bác sĩ lưu ý những điều cực quan trọng để con không bị nhiễm lạnh

Video liên quan

Chủ Đề