Khai thác iuu là gì

Hoạt động đánh bắt IUU [tiếng Anh: IUU fishing] nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí.

Định nghĩa

Hoạt động đánh bắt IUU trong tiếng Anh là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU.

Hoạt động đánh bắt IUU nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí. Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản  ở khắp nơi trên thế giới.

Nội dung cụ thể của hoạt động IUU

Theo FAO - Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, kế hoạch hành động quốc tế về ngăn chặn đánh cá bất hợp pháp [IPOA-IUU] bao gồm các tiêu chuẩn sau:

Đánh bắt cá trái phép bao gồm các hoạt động sau:

+ Hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu thuyền trên vùng biển thuộc thẩm quyền của quốc gia đó mà không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc vi phạm qui định khai thác thủy sản của quốc gia, quốc tế.

+ Các tàu đánh cá phải treo cờ các quốc gia là các bên liên quan đến các tổ chức quản thủy sản ở các khu vực liên quan và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.

+ Hoạt động khai thác thủy sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những qui định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế.

Không báo cáo trong hoạt động đánh bắt:

+ Không báo cáo hoặc báo cáo sai cho các cơ quan quốc gia liên quan, vi phạm đến luật pháp và qui định của quốc gia đó.

+ Thực hiện đánh bắt cá trong phạm vi có thẩm quyền của các tổ chức quản thủy sản có liên quan tới khu vực đánh bắt nhưng chưa báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm đến các thủ tục báo cáo của các cơ quan, tổ chức.

Không được quản trong các hoạt động đánh bắt:

+ Đánh bắt trong các khu vực có thẩm quyền của các tổ chức quản thủy sản có liên quan mà không có quốc tịch hay treo cờ quốc gia không thuộc tổ chức đó hoặc của một tổ chức đánh cá, không phù hợp, trái với các biện pháp quản và bảo tồn của tổ chức đó.

+ Trong khu vực hoặc nơi dự trữ cá liên quan đến việc không có biện pháp bảo tồn hay quản lí thích hợp và nơi các hoạt động nuôi giống và đánh bắt cá được sắp đặt theo dự trình không đồng nhất với trách nhiệm của quốc gia đối với việc bảo tồn tài nguyên sinh vật biển theo luật pháp quốc tế.

[Tài liệu tham khảo: Luật IUU trong đánh bắt thủy sản của EU là gì?, Lawnet]

Minh Lan

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm hoạt động đánh bắt IUU
  • 2. Nội dungcủa hoạt động đánh bắt IUU
  • Hoạt động đánhbắt cá trái phép
  • Không báo cáo trong hoạt động đánh bắt
  • Không được quản lí trong các hoạt động đánh bắt
  • 3. Việt Nam muốn vào EU phải có giấy chứng nhận tên tàu và vùng biển khai thác
  • 4. Tình hìnhxuất khẩu thủy sản của Việt Nam
  • 5. Quan điểm của thứ trưởng Bộ NN&PTNT về thách thức lớn đối với Việt Nam
  • Thách thức thứ nhất, vấn đề xây dựng luật pháp
  • Thách thức thứhai, vấn đề truy xuất nguồn gốc
  • Thách thức thứba là vấn đề thực thi pháp luật
  • Thách thức thứtư, trường hợpvi phạm về chống khai thác IUU

1. Khái niệm hoạt động đánh bắt IUU

Hoạt động đánh bắt IUU [trong tiếng Anh là Illegal, unreported and unregulated fishing, viết tắt là IUU] cónghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí. Đây là hoạt động đánh bắt cá trái với các biện pháp bảo tồn và quản lí ở khắp nơi trên thế giới.

IUU là các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Theo Hội đồng Liên minh châu Âu [EC], hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế -xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

2. Nội dungcủa hoạt động đánh bắt IUU

Theo Luật IUU trong đánh bắt thủy sản của EU là gì?, FAO - Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực, kế hoạch hành động quốc tế về ngăn chặn đánh cá bất hợp pháp [IPOA-IUU] bao gồm các tiêu chuẩn sau:

Hoạt động đánhbắt cá trái phép

Đánh bắt cá trái phép bao gồm các hoạt động sau:

Thứ nhất,hoạt động đánh bắt trái phép của các tàu thuyền trên vùng biển thuộc thẩm quyền của quốc gia đó mà không có sự cho phép của quốc gia đó hoặc vi phạm qui định khai thác thủy sản của quốc gia, quốc tế.

Thứ hai, các tàu đánh cá phải treo cờ các quốc gia là các bên liên quan đến các tổ chức quản lí thủy sản ở các khu vực liên quan và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.

Thứ ba, hoạt động khai thác thủy sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những qui định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế.

Không báo cáo trong hoạt động đánh bắt

Thứ nhất,không báo cáo hoặc báo cáo sai cho các cơ quan quốc gia liên quan, vi phạm đến luật pháp và qui định của quốc gia đó.

Thứ hai, thực hiện đánh bắt cá trong phạm vi có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan tới khu vực đánh bắt nhưng chưa báo cáo hoặc báo cáo sai, vi phạm đến các thủ tục báo cáo của các cơ quan, tổ chức.

Không được quản lí trong các hoạt động đánh bắt

Thứ nhất, đánh bắt trong các khu vực có thẩm quyền của các tổ chức quản lí thủy sản có liên quan mà không có quốc tịch hay treo cờ quốc gia không thuộc tổ chức đó hoặc của một tổ chức đánh cá, không phù hợp, trái với các biện pháp quản lí và bảo tồn của tổ chức đó.

Thứ hai, trong khu vực hoặc nơi dự trữ cá liên quan đến việc không có biện pháp bảo tồn hay quản lí thích hợp và nơi các hoạt động nuôi giống và đánh bắt cá được sắp đặt theo dự trình không đồng nhất với trách nhiệm của quốc gia đối với việc bảo tồn tài nguyên sinh vật biển theo luật pháp quốc tế.

3. Việt Nam muốn vào EU phải có giấy chứng nhận tên tàu và vùng biển khai thác

Mốc đầu năm 2010 không chỉ là thời điểm đánh dấu việc thực hiên truy xuất nguồn gốc sang châu Âu đối với hàng thủy sản Việt Nam mà Liên minh châu Âu cũng sẽ áp dụng Luật Illegal, unreported and unregulated fishing [IUU] quy định tất cả lô hàng thuỷ sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác.

Theo EC, việc đánh bắt cá hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý mỗi năm thu được khoảng 10 tỷ Euro trên toàn thế giới. EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới. EC cho rằng, nguyên nhân quan trọng của việc sản phẩm IUU vào EU là do thị trường này thiếu cơ chế kiểm soát, truy nguyên nguồn gốc. Do đó, việc thực hiện quy định IUU là cần thiết.

Quy định này gồm 12 chương. Theo quy định, điều kiện tiên quyết để nhập sản phẩm thuỷ sản vào cộng đồng châu Âu là cần giấy chứng nhận thể hiện thông tin về tính hợp pháp của sản phẩm. Giấy này được quốc gia tàu treo cờ chứng thực về tàu đánh bắt sản phẩm thủy sản liên quan, phù hợp với trách nhiệm của quốc gia theo luật pháp quốc tế. Chứng nhận này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trừ sản phẩm thuỷ sản nước ngọt, cá cảnh và một số loại thân mềm, sò, hàu, trai sông…

Theo quy định một tàu đánh bắt được xem là thực hiện hoạt động đánh bắt hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nếu thấy rằng trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý áp dụng đối với khu vực đánh bắt liên quan. Cụ thể, tàu đã đánh bắt mà không có giấy phép hợp lệ, hay đánh bắt trong khu vực khép kín, vào thời điểm mùa vụ đã kết thúc, không được cấp hoặc sau thời hạn được cấp hạn ngạch, đánh bắt quá độ sâu cho phép. Tàu đánh bắt loài được tạm dừng đánh bắt hoặc loài cấm đánh bắt. Tàu sử dụng công cụ đánh bắt bị cấm hoặc không đúng quy định, Tàu chuyển tải hay cùng tham gia hoạt động đánh bắt, hỗ trợ hay tiếp ứng cho các tàu đánh bắt đã được xác định, đặc biệt các tàu bị đưa vào danh sách đánh bắt IUU của Cộng đồng hoặc của một tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

Qui định cũng nêu rõ các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối đa ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thuỷ sản sai phạm nghiêm trọng thu hồi được. Mức phạt ít nhất gấp 8 lần giá trị của sản phâẩmtrong trường hợp tái phạm một sai phạm nghiêm trọng trong thời gian 5 năm. Quy định cũng nêu ra có thể tiến hành các biện pháp xử khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm, tịch thu sản phẩm thuỷ sản đánh bắt được và ngư cụ bị cấm, tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đánh bắt cá, giảm bớt hoặc thu hồi quyền đánh bắt cá…

Thị trường EU hiện nay là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, chiếm 26% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản nếu tính riêng 5 tháng đầu năm 2009. Việt Nam không phản đối Luật IUU, tuy nhiên thời hạn áp dụng từ tháng 1/2010 là thiếu thực tế, không đủ thời giản để đáp ứng những yêu cầu của EU. Bởi lẽ, ngành đánh bắt hải sản của Việt Nam có quy mô nhỏ lẻ, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế. Hơn nữa, việc mua bán không được tiến hành trực tiếp với doanh nghiệp và các thương lái. Do vậy, rất khó để có được giấy chứng nhận của từng lô hải sản đánh bắt. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam [VASEP], thì EU phải có lộ trình 2-3 năm để tiến hành và có hướng dẫn cho các nước thực hiện.

Việt Nam đứng hàng thứ 20 trên thế giới về sản lượng khai thác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Theo kế hoạch, số lượng tàu thuyền phải giữ ở mức 50.000 chiếc, sản lượng từ 1,5-1,8 triệu tấn mỗi năm để duy trì bền vững nguồn lợi thuỷ sản.

4. Tình hìnhxuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Đã nhiềunăm trôi qua kể từ khi EC rút thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào ngày 23/10/2017. Và đến nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương nhưng thẻ vàng vẫn chưa được tháo gỡ. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, nếu như không gỡ được thẻ vàng và vẫn tiếp tục có những vi phạm, rất có khả năng EC sẽ chuyển từ phạt thẻ vàng sang thẻ đỏ.

Thực tế trong suốt thời gian 4 năm qua, đã có 21 quốc gia bị rút thẻ vàng, trong đó đã có 14 quốc gia đã gỡ được, còn lại 7 quốc gia [trong đó có Việt Nam] chưa thể gỡ. Đáng chú ý, đã có 6 quốc gia bị rút thẻ đỏ, trong đó có 3 quốc gia gỡ được thẻ và còn 3 quốc gia.

Việc Việt Nam chưa gỡ được thẻ vàng là thách thức lớn đối với Việt Nam, bởi điều này ảnh hưởng đến tín chỉ, các thủ tục hành chính, kiểm soát thủy sản vào EU, từ đó sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của thủy sản Việt Nam tại các thị trường khác.Vậy, đâu là những vướng mắc mà thủy sản Việt Nam đang gặp phải dẫn đến chưa tháo gỡ được thẻ vàng từ EC?.

5. Quan điểm của thứ trưởng Bộ NN&PTNT về thách thức lớn đối với Việt Nam

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay, theo quan điểm của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, hiện còn 4 thách thức lớn dẫn đến vướng mắc mà thủy sản Việt Nam đang gặp phải dẫn đến chưa tháo gỡ được thẻ vàng từ EC, bao gồm:

Thách thức thứ nhất, vấn đề xây dựng luật pháp

Việt Nam đã tranh thủ ý kiến của EU trong Luật Thủy sản năm 2017. Với các điều khoản này, EU thấy rằng phía Việt Nam đã có tinh thần cầu thị và mong muốn xây dựng một ngành thủy sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, với 2 Nghị định và 8 Thông tư đã tham vấn vẫn có những điểm phía EU chưa đồng thuận cao với phía Việt Nam.

Thách thức thứhai, vấn đề truy xuất nguồn gốc

EU sẽ thanh tra việc đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam, cá được đánh bắt mang về cảng phân loại ra sao, mang về kho chế biến xuất khẩu đi những thị trường nào, còn tồn bao nhiêu kg?… Tuy nhiên, về việc này vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề hạ tầng, nguồn nhân lực, dẫn đến việc truy xuất nguồn gốc đang là bài toán khó.

Thách thức thứba là vấn đề thực thi pháp luật

Cho đến nay, có những tỉnh đã tiến hành xử phạt về vấn đề khai thác IUU với tổng số tiền đến nay đạt 43 tỷ đồng nhưng có những địa phương chỉ nhắc nhở và có địa phương chỉ lập biên bản. Việc này dẫn đến các đội tàu chuyển từ những nơi xử phạt sang nơi nhắc nhở để hoạt động, làm cho công tác quản lý đội tàu càng thêm phức tạp.

Thách thức thứtư, trường hợpvi phạm về chống khai thác IUU

Với thách thức này cùng là vấn đề đáng chú ý nhất khi đầu năm nay, vẫn xảy ra 32 vụ với 56 tàu và 446 người vi phạm về chống khai thác IUU.

=> Kết luận

Trên đây là 4 vấn đề rất đáng quan tâm của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là việc tàu cá vi phạm khai thác IUU là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu và cần có hướng để khẩn trương giải quyết, khắc phục nhất là khi phía EC đã đưa ra tuyên bố trước đó, chừng nào còn tàu cá vi phạm khai thác IUU thì chừng đó vẫn chưa thể tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam.

Bản chất của vấn đề ở đây đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện tốt việc quản lý tàu cá, đảm bảo các tàu cá khi ra khơi đánh bắt cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Luật Thủy sản, đảm bảo tuân thủ theo quy định chống khai thác IUU, không vi phạm vùng biển của nước ngoài. Đây là vấn đề mà chính quyền các địa phương cần triển khai thực hiện nghiêm túc và quyết liệt để từng bước hạn chế dần và tiến tới chấm dứt tình trạng các tàu cá vi phạm trong thời gian ngắn nhất.

Kinh nghiệm từ những nước đã tháo gỡ được thẻ vàng cho thấy, về vấn đề này, họ đã triển khai rất nghiêm túc và có hiệu quả trong việc quản lý tàu cá. Tiêu biểu như Thái Lan, đã được EC tháo gỡ thẻ vàng từ đầu năm 2019 khi nước này đã có rất nhiều nỗ lực: thiết lập quy định xử phạt nghiêm khắc nếu cố tình vi phạm, đồng thời, củng cố các cơ chế, hệ thống kiểm tra đội tàu đánh cá quốc gia, trong đó có hoạt động giám sát từ xa các hoạt động đánh bắt cá và kế hoạch kiểm tra kỹ lưỡng ngay tại cảng. Theo đó, tất cả tàu cá của Thái Lan đều được lắp đặt hệ thống định vị giám sát tàu cá VMS, từ đó, các nhân viên của Tổng cục Thủy sản sẽ nắm rõ các tàu cá đang hoạt động ở đâu, nằm trong vùng lãnh hải của Thái Lan hay ở khu vực cấm đánh bắt.

Cùng với giải pháp trên, Tổng cục Thủy sản Thái Lan đã triển khai xây dựng Trung tâm Giám sát nghề cá. Từ đây, vị trí của mọi tàu cá đều hiển thị trên màn hình trung tâm. Nếu có bất cứ tàu nào ra khỏi vùng biển Thái Lan, các nhân viên của trung tâm sẽ ngay lập tức cảnh báo và yêu cầu tàu quay trở lại.

Trong khi đó, tại nước ta, thống kê của Tổng cục Thủy sản cho thấy, với việc hướng dẫn các địa phương thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tính đến 30/4/2021 cả nước đã lắp đặt được 26.865 tàu, mới đạt tỷ lệ 86,8%. Do vậy, việc lắp đặt hệ thống giám sát, định vị tàu cá là vấn đề mà Việt Nam cần phải tăng tốc thực hiện nhanh hơn nữa để có được sự quản lý chặt chẽ về hành trình khai thác của từng tàu cá. Và để triển khai được điều này, cần tuyên truyền cho các ngư dân về việc thực thi chống khai thác IUU, về những điều không được làm để đảm bảo tuân thủ các quy định của IUU, về ảnh hưởng của việc nếu vi phạm IUU sẽ tác động trực tiếp đến đại cục chung của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU và ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường khác, và xa hơn, ảnh hưởng đến chính nghề cá của Việt Nam.

Việc tuyên truyền này cần được triển khai rộng rãi hơn nữa, tích cực hơn nữa, sâu rộng hơn nữa và có thông điệp, nội dung trọng điểm để cả chính quyền các địa phương và ngư dân thực sự thấm nhuần của cần thiết tham gia vào việc tháo gỡ thẻ vàng.

Chỉ khi chấm dứt được vấn đề tàu cá vi phạm, chỉ khi không có tàu cá vi phạm vùng biển của nước ngoài, thì khi đó, cùng với những nỗ lực khác thì đây sẽ là điều kiện quan trọng đầu tiên để EC xem xét gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam. Không thể phủ nhận những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các địa phương trong thời gian qua để tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, để đi đến tận cùng của vấn đề, có được quyết định gỡ thẻ vàng từ EC, Việt Nam còn phải thực sự nỗ lực và cần triển khai một cách đồng bộ các giải pháp, thực hiện nghiêm minh việc xử phạt các tàu cá vi phạm và nhất thiết, cần phải áp dụng một mức xử phạt chung cho tất cả các tỉnh, thành về vấn đề xử lý tàu cá vi phạm, tránh sự việc đã nêu trên khi tàu cá chuyển từ nơi bị xử phạt sang nơi chỉ bị nhắc nhở, đảm bảo sự thống nhất và minh bạch, công khai trên tất cả các tỉnh, thành phố có biển. Cũng cần thấy rằng, việc gấp rút triển khai tháo gỡ thẻ vàng là động lực tích cực để tiến hành đổi mới nghề cá của Việt Nam theo hướng tốt hơn, xây dựng một nghề cá có trách nhiệm hơn trong việc khai thác và đánh bắt hải sản, thích ứng với hội nhập quốc tế.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề